Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Vùng đồng bằng sông Hồng cần phát huy tốt nội lực và các lợi thế để phát triển du lịch
Tuần Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Lễ hội Hoa phượng đỏ lần thứ hai là một hoạt động trọng tâm của Chương trình Năm Du lịch quốc gia đồng bằng sông Hồng 2013 với chủ đề “Văn minh sông Hồng”. Đây là nơi có nhiều di tích lịch sử - văn hóa quốc gia, danh lam thắng cảnh, lễ hội dân gian và tài nguyên du lịch biển, du lịch sinh thái - nhân văn hết sức phong phú, đa dạng. Những năm qua, cùng với các địa phương trong cả nước, du lịch của các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng nói chung và tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nói riêng đã đạt được nhiều kết quả tích cực với lượng khách du lịch quốc tế tăng trung bình 13,2%/năm, khách du lịch nội địa tăng 14,3%/năm;tổng thu từ khách du lịch tăng gần 10 lần và đạt gần 40.000 tỷ đồng vào năm 2012.
Trong vùng đ ồng bằng châu thổ sông Hồng , thành phố Hải Phòng là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của nền văn minh Việt cổ theo dòng chảy sông Hồng, nơi được thiên nhiên ưu đãi có nhiều tài nguyên tự nhiên đa dạng để phát triển nhiều loại hình du lịch như bãi biển, hải đảo, nổi bật là quần đảo Cát Bà liền kề với vịnh Hạ Long. Thời gian qua, Hải Phòng đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương trong vùng và các tổ chức trong và ngoài nước huy động nhiều nguồn lực, chuẩn bị cơ sở vật chất, tổ chức các hoạt động hướng về cội nguồn, tôn vinh những giá trị văn hóa, di sản quý báu mà ông cha ta đã dày công xây dựng, quảng bá với bạn bè quốc tế và nhân dân trong nước, đã thu hút được nhiều khách du lịch đồng thời mở ra những cơ hội hợp tác, hữu nghị và giao thương mới.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Năm Du lịch quốc gia đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013 là cơ hội cho cả vùng tổng kết và đề ra phương hướng nhằm phát huy thế mạnh, tạo sự đột phá để du lịch thực sự phát triển, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, hiện các bộ, ngành và các địa phương đang tích cực triển khai thực hiện Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm xây dựng ngành du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng chiều sâu, chất lượng và hiệu quả; phát triển du lịch bền vững gắn liền với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.
Mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam phấn đấu trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển với mức tăng trưởng bình quân khoảng 12% mỗi năm, đạt trên 10 triệu lượt du khách quốc tế và khoảng 50 triệu lượt du khách nội địa với tổng thu từ khách du lịch khoảng 18 tỷ USD, tạo thêm 3 triệu việc làm và đóng góp khoảng 7% GDP cả nước.
Để góp phần thực hiện tốt các định hướng và mục tiêu của phát triển du lịch quốc gia, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các bộ, ngành, Hải phòng và các địa phương trong vùng đồng bằng sông Hồng cần tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, nỗ lực vượt qua thách thức, khó khăn, chủ động phối hợp thực hiện thật tốt một số nhiệm vụ như năng động, sáng tạo, phát huy tốt nội lực và các lợi thế về bề dầy truyền thống lịch sử, văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, đồng thời tranh thủ có hiệu quả sự hỗ trợ, hợp tác của bạn bè trong nước và quốc tế để từng bước khẳng định tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nói riêng và cả vùng đồng bằng sông Hồng nói chung là trung tâm văn hóa du lịch đặc sắc của cả nước, có ngành du lịch phát triển. Trước mắt là tổ chức thành công các hoạt động trong Chương trình Năm Du lịch quốc gia 2013.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị các địa phương đẩy mạnh liên kết, hợp tác và phát huy sức mạnh sáng tạo của mỗi người dân trong vùng nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp cho phát triển du lịch. Trong đó cần chú trọng phát huy kinh nghiệm, lợi thế so sánh về các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên, đặc biệt các di sản được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản thế giới; hệ thống lễ hội, làng nghề; truyền thống lịch sử và giá trị sinh thái - nhân văn đặc trưng của nền văn minh lúa nước,... để hình thành các sản phẩm du lịch phong phú, độc đáo, đa dạng mang đậm chất văn hóa, văn minh sông Hồng gắn với xây dựng thương hiệu du lịch đồng bằng sông Hồng có sức cạnh tranh cao, trở thành điểm đến du lịch bền vững mang tầm khu vực và quốc tế.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý chính quyền các địa phương trong vùng đồng bằng sông Hồng cần thực hiện các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển bền vững; tăng cường thu hút đầu tư; khai thác hợp lý các tiềm năng, giữ gìn môi trường sinh thái; bảo đảm an ninh, an toàn du lịch; chú trọng xây dựng văn hóa, văn minh du lịch, khuyến khích mỗi người dân và mỗi khách du lịch có trách nhiệm cùng chung tay xây dựng môi trường du lịch văn minh, thân thiện và bền vững; qua đó góp phần để bạn bè quốc tế cảm nhận được truyền thống yêu chuộng hòa bình, mến khách của dân tộc ta.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương cần phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong vùng, hỗ trợ, tạo điều kiện và kịp thời tháo gỡ những khó khăn, rào cản trong hoạt động du lịch, thu hút đầu tư, đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động phát triển du lịch, tạo thêm nhiều việc làm, thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo diện mạo mới cho cả vùng.
* Sáng cùng ngày, tại Trung tâm triển lãm Mỹ thuật thành phố Hải Phòng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã khai mạc Triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc lần thứ 26. Đây là một trong những sự kiện lớn chào mừng Năm du lịch quốc gia đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013.
Ban tổ chức mong muốn đem đến cho công chúng yêu nghệ thuật Hải Phòng, du khách trong và ngoài nước những nét đẹp trong công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc, đời sống, sinh hoạt của người dân, cảnh sắc thiên nhiên và những thành tựu trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Việt Nam trong những năm qua.
Tham gia triển lãm lần này có 263 tác phẩm của 201 tác giả thuộc 48 tỉnh, thành phố tuyển chọn từ 7.000 tác phẩm ảnh tham dự Triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc lần thứ 26.
Theo ông Vũ Quốc Khánh, Chủ tịch Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, chất lượng ảnh dự thi ảnh nghệ thuật lần thứ 26 khá tốt, nhất là thể loại ảnh màu. Các tác phẩm đã phản ánh đầy đủ mọi lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, an ninh quốc phòng, đối ngoại,… và cuộc sống đa dạng của các dân tộc Việt Nam trên mọi miền đất nước. Nhiều tác phẩm có giá trị cao về nội dung cũng như hình thức thể hiện thông qua tìm tòi đường nét, bố cục, tạo hình và chọn lựa ánh sáng. Đây là thế mạnh của các tác giả Việt Nam trong sáng tác ảnh nghệ thuật hiện nay.
Đối với thể loại ảnh đen - trắng, số lượng tác giả, tác phẩm tham gia có ít hơn ảnh màu vì đây là thể loại ảnh khó thể hiện, đòi hỏi phải có kiến thức nhiếp ảnh cơ bản mới thực hiện tốt được. Tuy vậy, ảnh đen - trắng cũng có nhiều tác phẩm rất tốt, nhất là ở ảnh chân dung con người. Các tác giả đã biết và sáng tạo ảnh đen - trắng theo đúng yêu cầu của thể loại này như tông màu, độ đậm nhạt, chất liệu, bản chất của đối tượng chụp,… Nhiều bức chân dung đạt được chất lượng cao ở thể hiện nội dung và kỹ thuật đơn sắc.
Triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc lần thứ 26 mở cửa đến ngày 17-5 ./.
Truy điệu và an táng các hài cốt liệt sỹ hy sinh tại Lào  (11/05/2013)
RCEP ra tuyên bố chung về đàm phán ASEAN+6 lần đầu  (11/05/2013)
Phiên họp lần thứ 6 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc  (11/05/2013)
Diễn đàn kinh tế thế giới về châu Phi lần thứ 23  (11/05/2013)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên