G20 cam kết tránh để xảy ra một cuộc chiến tiền tệ
Tại Hội nghị ở Mát-xcơ-va (Moscow, Nga) ngày 16-2-2013, các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhóm các nước phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã cam kết sẽ kiên quyết đấu tranh với nạn tội trốn thuế và không đặt ra mục tiêu tỷ giá hối đoái đặc biệt, vốn là nguyên nhân chính có thể gây ra một cuộc chiến tiền tệ.
Trong thông cáo đưa ra sau phiên họp, lãnh đạo G20 nêu rõ "chúng tôi sẽ tránh bị cuốn vào cuộc chạy đua phá giá đồng nội tệ. Chúng tôi cũng sẽ không đặt ra mục tiêu tỷ giá hối đoái với mục đích cạnh tranh". Lãnh đạo ngành tài chính và ngân hàng G20 hy vọng rằng với thông điệp này sẽ trấn an được thị trường quốc tế rằng các nước đều đồng thuận về một giải pháp ngăn chặn cuộc chiến kinh tế thông qua việc đua nhau phá giá đồng nội tệ để thúc đẩy tăng trưởng trong giai đoạn hậu khủng hoảng hiện nay. Nhóm các nước G20 cam kết sẽ thúc đẩy mạnh mẽ theo hướng hệ thống tỷ giá hối đoái do thị trường tự xác định và một tỷ giá hối đoái linh hoạt.
Trước đó, phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Tài chính Anh, ông Gioóc-giơ O-xbon (George Osborne), đã lên tiếng cảnh báo mối nguy hiểm về một cuộc chiến tiền tệ. Theo ông, thế giới không được lặp lại sai lầm trong quá khứ khi sử dụng tiền tệ như là công cụ của cuộc chiến kinh tế và nhấn mạnh rằng "chính thị trường, chứ không phải chính phủ quyết định tỷ giá hối đoái".
Theo lãnh đạo G20, hiện nay khi tốc độ phục hồi của nền kinh tế toàn cầu đang hết sức mong manh, các nước cần trì hoãn các kế hoạch đặt ra mục tiêu cắt giảm thâm hụt ngân sách mới. Các nước thành viên nhất trí áp dụng các biện pháp đối phó với nạn trốn thuế, trong đó chú trọng hợp tác với Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).
Thông cáo cũng nêu bật khẳng định của Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương G20 về việc tiếp tục thực hiện các cam kết đã đưa ra, trong đó có việc tiến hành cải cách tài chính nhằm xây dựng hệ thống tài chính vững chắc hơn và cải cách mạnh mẽ cơ cấu nhằm thúc đẩy tăng trưởng. G20 sẽ nỗ lực để đạt được thỏa thuận về công thức phân chia hạn ngạch trong Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) trước tháng 1-2014. Ngoài ra, lãnh đạo G20 cũng nhất trí thành lập Nhóm Điều tra tài chính mới để phối hợp hành động với các thể chế quốc tế lớn như Ngân hàng Thế giới (WB), IMF... nhằm giúp việc đầu tư đạt được mục tiêu phát triển cân bằng và bền vững./.
Nước Nga sẵn sàng đương đầu với các thách thức trong thập niên tới  (17/02/2013)
Một số kết quả bước đầu qua một năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI về xây dựng Đảng  (16/02/2013)
Tham vọng lớn cho nhiệm kỳ cuối  (16/02/2013)
Trợ giúp pháp lý cho xã nghèo, đặc biệt khó khăn  (16/02/2013)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên