Nước Nga sẵn sàng đương đầu với các thách thức trong thập niên tới
21:54, ngày 17-02-2013
TCCSĐT - Ngày 12-12-2012, trước hàng nghìn đại diện các cơ quan lập pháp và hành pháp từ trung ương tới các chủ thể liên bang, Tổng thống Nga V.Pu-tin đã đọc Thông điệp gửi Quốc hội Nga. Đây là bản Thông điệp đầu tiên sau khi ông trở thành Tổng thống Nga nhiệm kỳ 2012 - 2018, trong đó phác họa những đường nét cơ bản trong Chiến lược phát triển Liên bang Nga không chỉ trong nhiệm kỳ 3 của ông mà cả trong thập niên tới.
Nội dung bản Thông điệp đầu tiên của Tổng thống Nga V.Pu-tin chủ yếu dựa trên nội dung Cương lĩnh tranh cử của ông đã từng được công bố rộng rãi trong chiến dịch tranh cử từ cuối năm 2011 tới đầu năm 2012 và những sắc lệnh của Tổng thống Nga ký sau ngày V.Pu-tin nhậm chức (7-5-2012). Tuy đây là Thông điệp hằng năm gửi Quốc hội Liên bang, nhưng thực chất là bản thông điệp gửi toàn thể nhân dân Nga và nhân dân thế giới. Chủ đề chính của bản thông điệp này là nước Nga mới đang bước vào giai đoạn phát triển mà trong đó thế giới đang thay đổi nhanh chóng.
Đánh giá chung về tình hình thế giới và nước Nga
Trong bản Thông điệp đầu tiên, Tổng thống Nga V.Pu-tin đã phác họa những đường nét khái quát nhất về tình hình Nga và thế giới. Nhũng đánh giá chi tiết và cụ thể về thế giới và nước Nga đã từng được ông V.Pu-tin đưa ra trước đó trong 7 bài viết của mình trong Cương lĩnh tranh cử (Xem “Tạp chí Cộng sản điện tử”, các số ra từ ngày 29-4 đến ngày 9-5-2012)
Trong Thông điệp lần này, Tổng thống Nga V.Pu-tin đưa ra nhận định, những năm sắp tới đối với nước Nga và thế giới sẽ là giai đoạn có tính bước ngoặt, trong đó nhân loại sẽ bước vào kỷ nguyên của những thay đổi căn bản, có thể sẽ diễn ra những biến động lớn. Trong số những thách thức mà thế giới đang và sẽ phải đối mặt, có cuộc cạnh tranh quyết liệt trên phạm vi toàn cầu nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên như dầu mỏ, khí đốt, lương thực v.v… nhưng trước hết là tài nguyên con người, cụ thể là nguồn nhân lực. Vì thế, theo Tổng thống Nga V.Pu-tin, nếu dân số Nga tiếp tục bị suy giảm như những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã thì họ thậm chí sẽ tự tan rã mà không cần có tác động phá hoại của kẻ thù. Tuy nhiên, tín hiệu lạc quan là trong những năm gần đây, dân số Nga liên tục tăng.
Trong thời gian 12 năm đầu thế kỷ XXI, nước Nga đã giành được nhiều thành tựu lớn. Tuy nhiên, trong những năm tới Nga sẽ phải đối mặt với những thách thức mới. Trong thế kỷ này, nước Nga sẽ phải nỗ lực vượt bậc mới không thể đánh mất mình như là một quốc gia có bản sắc riêng, độc đáo. Theo hướng đó, chủ nghĩa yêu nước và trách nhiệm công dân đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Trong thế kỷ XXI, nước Nga cần phải bảo vệ chủ quyền và nhân lên giá trị địa - chính trị. Và Nga chỉ có thể củng cố vị thế của chính mình trên thế giới và cải thiện chất lượng sống trong điều kiện dân số của nước Nga không ngừng phát triển.
Tổng thống Nga V.Pu-tin nhận định, trong những năm gần đây, tính tích cực và chủ động của công dân trong xã hội Nga đã tăng lên đáng kể. Trách nhiệm công dân của bộ máy quyền lực và xã hội là cơ sở nền tảng để phát triển nước Nga trong thế kỷ XXI. Trách nhiệm đối với quốc gia được hình thành khi mọi người dân nhận thấy rằng bộ máy quyền lực là minh bạch, trong sáng và vận hành vì đất nước, vì người dân. Một yếu tố quan trọng khác để phát triển nước Nga là ký ức lịch sử. Tổng thống V.Pu-tin đã cảm ơn Hội lịch sử Nga và cho biết, nước Nga sẽ phải xây dựng đài tưởng niệm quốc gia để tưởng nhớ những người anh hùng đã hy sinh trong Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Đây là lần đầu tiên, một nguyên thủ quốc gia Nga đề cập tới chủ đề này.
Trong Thông điệp, Tổng thống V.Pu-tin nhấn mạnh những vấn đề có tầm quan trọng sống còn đối với sự phát triển nước Nga trong thập kỷ tới. Ông cho biết, một số nội dung trong chương trình tranh cử vừa qua đã và đang được thực hiện hiệu quả. Đó là, Nga đã giảm lạm phát xuống 6 lần trong hơn thập kỷ qua, từ mức 36,5% của năm 1999 xuống còn hơn 6,1% trong năm 2012, trong đó lạm phát 6 tháng đầu năm 2012 ở Nga là 4,5%, thấp hơn 5 lần so với mức trung bình của châu Âu. Kể từ năm 1999 đến nay, GDP tính theo đầu người ở Nga đã tăng hai lần, phần chi ngân sách liên bang tăng 2,6 lần, nợ của nhà nước tính theo GDP giảm 10 lần, từ hơn 120% GDP xuống còn hơn 10% GDP.
Tổng thống V.Pu-tin nhấn mạnh, trong thời gian tới chính quyền liên bang không chỉ phải hoàn thành cam kết đến năm 2020 tạo thêm 25 triệu việc làm mới có chất lượng cao, mà còn phải phát triển tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế theo hướng sử dụng công nghệ tiên tiến và các thành tựu mới của khoa học - kỹ thuật. Ông nhấn mạnh, nguồn tài nguyên của Nga tuy nhiều nhưng không thể là vô hạn nên Nga cần chuyển sang áp dụng quy trình công nghệ mới để hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế hiện đại và không ngừng nâng cao mức sống mọi mặt của người dân, nhằm đạt mục tiêu đạt mức tăng tối thiểu 6% GDP/năm và phát triển các ngành - các lĩnh vực có sức cạnh tranh trên thị trường.
Theo Tổng thống Nga V.Pu-tin, trong vòng 4-5 năm tới, Nga phải hoàn toàn bảo đảm sự độc lập về cung ứng lương thực - thực phẩm và trở thành nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về lương thực - thực phẩm cùng các nhu yếu phẩm khác. Đồng thời, trong quá trình phát triển nền kinh tế hiện đại, nước Nga phải phi tập trung hóa và giao cho từng khu vực phải trở thành một chủ thể kinh tế độc lập, trong đó Nga sẽ ưu tiên phát triển khu vực Viễn Đông và Ka-lê-nin-grat. Trước đó, trong sắc lệnh "Về chính sách kinh tế dài hạn của Chính phủ", Tổng thống V.Pu-tin yêu cầu Chính phủ Nga do Thủ tướng Ð.Mét-vê-đép đứng đầu phải tạo bước đột phá để đến năm 2018 đưa nước Nga vươn từ vị trí 120 hiện nay lên vị trí thứ 20 trong bảng xếp hạng tín nhiệm của Ngân hàng thế giới (WB) về môi trường kinh doanh.
Sẵn sàng đương đầu với các thách thức trong thập niên tới
Theo Tổng thống Nga V.Pu-tin, trong bối cảnh hiện nay, để sẵn sàng đương đầu với các thách thức trong thập niên tới, nước Nga cần tập trung xây dựng và tăng cường sức mạnh dân tộc. Trong bối cảnh thế giới đang đứng trước các cuộc xung đột mới về kinh tế, địa - chính trị, dân tộc - sắc tộc, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực con người thì nhiệm vụ phát triển nước Nga thành một quốc gia - dân tộc đoàn kết được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trước các âm mưu và thủ đoạn của một số thế lực bên ngoài đang theo đuổi tham vọng làm tan rã nước Nga như một quốc gia có chủ quyền. Tổng thống V.Pu-tin khẳng định, nước Nga không thể tan rã mà phải phát triển thành khối đoàn kết vững mạnh trên cơ sở gia tăng gấp bội tính đa dạng sắc tộc và bản sắc văn hóa đặc sắc của từng dân tộc - sắc tộc, lấy tiếng Nga và văn hóa Nga làm trọng tâm. Tổng thống V.Pu-tin nhấn mạnh, nước Nga cần phát triển thành nhà nước có chủ quyền hùng mạnh.
Tổng thống Nga V.Pu-tin cho rằng, tiềm lực quân sự hùng mạnh là sự bảo đảm vững chắc đối với an ninh quốc gia Nga. Do đó, quân đội Nga cần được phát triển hiện đại, được tái trang bị vũ khí hiện đại, được giáo dục bằng truyền thống đấu tranh anh dũng và chủ nghĩa yêu nước. Giáo dục trách nhiệm công dân và lòng yêu nước cho quân nhân và nhân dân phải là cơ sở trong chính sách của Nhà nước Nga.
Chính phủ Nga sẽ đặc biệt quan tâm và ưu tiên phát triển dân số, khuyến khích và áp dụng trợ cấp cho những gia đình đông con trong bối cảnh nước Nga đang đứng trước nguy cơ hủy diệt dân số Nga bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, trong đó nguy hiểm nhất là cuộc chiến tranh ma túy. Tổng thống V.Pu-tin khẳng định, đầu năm 2013, Chính phủ phải hoàn thành chương trình xây dựng đủ nhà trẻ - mẫu giáo cho trẻ em chưa đến tuổi tới trường. Nếu tính từ năm 2000, dân số Nga mỗi năm giảm tới gần 1 triệu người, thì từ năm 2010 đến nay tình trạng giảm dân số Nga đã được chặn đứng và dân số Nga đã bắt đầu tăng trưởng. Trong 4 thập kỷ qua, tuổi thọ của người dân Nga đã tăng lên 2,5 năm. Và nhiệm vụ của Nga trong thời gian tới là phải chú trọng phát triển y tế và giáo dục, phát triển lĩnh vực thể dục - thể thao trong nhà trường, cấp đất xây nhà và cấp nhà ở cho dân, trong đó, giai đoạn 2014 - 2015, Nga phải hoàn thành Chương trình cấp nhà ở cho các quân nhân trong các lực lượng vũ trang Nga. Chính phủ Nga cần có cơ chế kiểm soát việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng này.
Theo Tổng thống V.Pu-tin, một trong những yếu tố rất quan trọng bảo đảm an ninh quốc gia của nước Nga là môi trường đạo đức tinh thần trong xã hội. Do đó, trong khi áp dụng các đạo luật tốt nhất để quản lý nhà nước, cần đồng thời ngăn chặn và triệt tiêu mọi hành động của những người vẫn sống theo “luật rừng”, hoàn toàn đi ngược lại với các chuẩn mực đạo đức, chạy theo những lợi ích vị kỷ và vi phạm quyền của người khác. Đây là một trong những vấn đề khó khăn nhất của nước Nga mới sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991. Tổng thống V.Pu-tin cho rằng, ở nước Nga hiện nay cần phải có tư tưởng quốc gia thống nhất và ông đã phác thảo những nội dung cơ bản của tư tưởng đó trong Thông điệp lần này.
Một vấn đề quan trọng khác được Tổng thống V.Pu-tin đề cập tới trong Thông điệp đó là phát triển dân chủ. Ông nhấn mạnh, nền dân chủ Nga là nền dân chủ có chủ quyền, nghĩa là phải dựa vào các truyền thống và giá trị văn hóa của dân tộc, chứ không thể bị áp đặt bởi “các giá trị” từ bên ngoài. Theo Tổng thống Nga V.Pu-tin, chủ quyền là yếu tố chủ yếu quyết định sự phát triển dân chủ ở trong nước và khơi dậy tiềm năng kinh tế của nước Nga. Trong những năm gần đây nước Nga đã phát triển mạnh lĩnh vực lập pháp nhằm bảo đảm sự phát triển nền kinh tế và xã hội dân sự. Dân chủ là tôn trọng và chấp hành các đạo luật, quy tắc và tiêu chuẩn hiện hành.
Tổng thống V.Pu-tin đề nghị tạo điều kiện cho mọi chính đảng đều có quyền ngang nhau khi tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng. Trong khi chủ trương tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc và phát huy dân chủ, Nga sẽ kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng với mọi hành động ly khai và cực đoan, dân tộc chủ nghĩa hẹp hòi, sử dụng viện trợ nước ngoài để hoạt động phá hoại, gây rối, thậm chí cướp chính quyền. Xét từ góc độ này, Thông điệp của Tổng thống V.Pu-tin có ý nghĩa chiến lược, bởi lẽ tư tưởng về một nước Nga có chủ quyền mạnh và của chủ nghĩa yêu nước sẽ quyết định các ưu thế của nước Nga.
Trong Thông điệp, Tổng thống V.Pu-tin đã đề cập tới vấn đề đang gây nhức nhối trong xã hội Nga đó là chống tham nhũng. Theo ông V.Pu-tin, cuộc đấu tranh chống tham nhũng phải thông qua các biện pháp cụ thể như hạn chế quan chức lập pháp - hành pháp các cấp mở tài khoản ở nước ngoài; thông báo công khai những khoản thu chi lớn của họ và người thân; có cơ chế kiểm tra hiệu quả các khoản thu - chi của họ và có chế tài xử lý nghiêm khắc những khoản thu bất chính. Chính phủ Nga sẽ nâng cao chức năng và trách nhiệm của các cơ quan kiểm tra - kiểm toán.
Theo ông V.Pu-tin, cần nỗ lực chống tham nhũng và các nỗ lực khác nhằm đưa hoạt động công vụ trở thành trách nhiệm vinh dự chứ không phải là phương tiện hành xử trái pháp luật. Đó là yêu cầu không chỉ đối với hành động cụ thể diễn ra hằng ngày mà là một chính sách nhất quán. Tổng thống Nga V.Pu-tin yêu cầu những ai hoạt động trong bộ máy của nhà nước, trong hệ thống tòa án và các cơ quan bảo vệ pháp luật phải tuyệt đối trung thực và công bằng. Theo đó, những ai có trách nhiệm ra quyết định trong bộ máy nhà nước không có quyền mở tài khoản ở nước ngoài. Còn những quan chức nhà nước nào trước đây đã từng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và đã từng mở tài khoản nước ngoài liên quan đến công việc trước đây, thì nay cần phải đưa ra quyết định sao cho có lợi cho nước Nga. Quy định này là đặc biệt quan trọng đối với các quan chức mà hoạt động của họ liên quan đến việc thông qua các quyết sách quan trọng của nhà nước làm việc tại Văn phòng Tổng thống, Hội đồng liên bang, Đu-ma quốc gia và Chính phủ Nga. Tổng thống V.Pu-tin cho rằng, cần phải áp dụng chế độ kiểm soát trong hệ thống các cơ quan giám sát của nhà nước và thay đổi các nguyên tắc hoạt động giám sát. Điều quan trọng không phải là kết quả hay là số lượng các cuộc kiểm tra như hiện nay mà phải thay đổi căn bản cơ chế dẫn tới tham nhũng.
Một trong những vấn đề phức tạp nhất, tiềm ẩn nguy cơ bất ổn về kinh tế - xã hội và an ninh - chính trị là chế độ di cư trong không gian hậu Xô-viết. Theo Tổng thống V.Pu-tin, trong lịch sử, nước Nga là một không gian văn hóa và truyền thống liên kết các công dân với nhau, có ý nghĩa rất lớn so với biên giới cứng của nước Nga. Nếu công dân một nước nào đó muốn trở thành công dân Nga thì Nhà nước Nga phải tạo mọi điều kiện cho để họ không gặp phải bất kỳ một rào cản hành chính nào.
Theo Tổng thống Nga V.Pu-tin, trong vấn đề nhập cư, hoạt động di cư bất hợp pháp không chỉ là môi trường dẫn tới tham nhũng mà còn đe dọa an ninh kinh tế và an ninh xã hội của Nga. Do đó, cần phải áp dụng các biện pháp nghiêm minh nhất để loại bỏ tệ nạn tham nhũng trong hoạt động di cư bất hợp pháp, đồng thời loại bỏ khả năng những người di cư bất hợp pháp trở thành nô lệ cho những kẻ khác, nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia của Nga, bảo vệ an ninh cho các công dân Nga, bảo vệ không gian văn hóa thống nhất của nước Nga, xây dựng một nước Nga có chủ quyền mạnh.
Liên quan đến việc đi lại trên lãnh thổ Nga, từ năm 2015 Chính phủ Nga chỉ cho phép nhập và xuất cảnh bằng hộ chiếu đi ra nước ngoài. Trước hết, biện pháp này liên quan đến các công dân ở các nước là thành viên của Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) nhằm chống lại hiện tượng di cư bât hợp pháp. Theo Tổng thống Nga V.Pu-tin, “kỷ nguyên hậu Xô-viết” nay đã chấm dứt vì nhiều các quốc gia trước đây là thành viên trong Liên bang Xô-Viết đã trở thành các quốc gia độc lập như các quốc gia khác trên thế giới. Do đó, công dân các nước đó khi xuất nhập cảnh vào Nga cũng phải tuân thủ chế độ như đối với công dân các quốc gia khác. Tuy nhiên, đối với các quốc gia tham gia Liên minh thuế quan sẽ áp dụng các biện pháp kiểm soát hộ chiếu thông thoáng hơn.
Một trong những nội dung quan trọng trong Thông điệp của Tổng thống Nga V.Pu-tin là chính sách đối ngoại. Trong bối cảnh hiện nay, nước Nga không chỉ phải tham gia tích cực để trong cuộc đấu tranh nhằm thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế mà còn bảo vệ vai trò không thể thay thế như của Liên hợp quốc trong việc giải quyết các nhiệm vụ bức xúc trong quan hệ quốc tế. Do đó, Liên bang Nga cần phải sử dụng “sức mạnh mềm” và áp dụng các biện pháp tổng hợp để tạo ra hình ảnh khách quan về nước Nga, cải thiện môi trường thông tin nhằm thực hiện chính sách đối ngoại của Nga.
Tổng thống V.Pu-tin khẳng định, trong thế kỷ XXI, định hướng phát triển nước Nga là hướng sang phía Đông, sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương - một khu vực phát triển nhanh và năng động nhất thế giới. Để thực hiện sự chuyển hướng chiến lược này, khu vực Xi-bê-ri và Viễn Đông của nước Nga ẩn chứa tiềm năng vô cùng to lớn sẽ thu hút đầu tư từ các nước châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời tạo điều kiện cho Nga giành vị trí xứng đáng ở khu vực quan trọng này của thế giới. Đồng thời, Nga đang thực hiện chuyển hướng căn bản trong chính sách đối ngoại nhằm ưu tiên cho không gian hậu Xô-viết, tập trung vào các đề án Liên kết như liên minh thuế quan, Hợp tác năng lượng Á - Âu, Tổ chức hiệp ước và an ninh tập thể.
Tuy nhiên, Nga vẫn không quên nỗ lực ngoại giao sang phía châu Âu, cụ thể là Nga sẽ áp dụng chế độ miễn thị thực đối với công dân các nước EU, cùng phối hợp hoạt động và hợp tác với các thể chế quốc tế ở châu Âu như Tổ chức Hiệp ước và An ninh châu Âu, Hội đồng các quốc gia khu vực Ban-tích và nhiều tổ chức khác. Trong quan hệ với Mỹ, chiến lược đối ngoại mới của Nga là yêu cầu Mỹ và NATO bảo đảm rằng hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu không nhằm chống lại lực lượng hạt nhân của Nga và không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác./.
Đánh giá chung về tình hình thế giới và nước Nga
Trong bản Thông điệp đầu tiên, Tổng thống Nga V.Pu-tin đã phác họa những đường nét khái quát nhất về tình hình Nga và thế giới. Nhũng đánh giá chi tiết và cụ thể về thế giới và nước Nga đã từng được ông V.Pu-tin đưa ra trước đó trong 7 bài viết của mình trong Cương lĩnh tranh cử (Xem “Tạp chí Cộng sản điện tử”, các số ra từ ngày 29-4 đến ngày 9-5-2012)
Trong Thông điệp lần này, Tổng thống Nga V.Pu-tin đưa ra nhận định, những năm sắp tới đối với nước Nga và thế giới sẽ là giai đoạn có tính bước ngoặt, trong đó nhân loại sẽ bước vào kỷ nguyên của những thay đổi căn bản, có thể sẽ diễn ra những biến động lớn. Trong số những thách thức mà thế giới đang và sẽ phải đối mặt, có cuộc cạnh tranh quyết liệt trên phạm vi toàn cầu nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên như dầu mỏ, khí đốt, lương thực v.v… nhưng trước hết là tài nguyên con người, cụ thể là nguồn nhân lực. Vì thế, theo Tổng thống Nga V.Pu-tin, nếu dân số Nga tiếp tục bị suy giảm như những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã thì họ thậm chí sẽ tự tan rã mà không cần có tác động phá hoại của kẻ thù. Tuy nhiên, tín hiệu lạc quan là trong những năm gần đây, dân số Nga liên tục tăng.
Trong thời gian 12 năm đầu thế kỷ XXI, nước Nga đã giành được nhiều thành tựu lớn. Tuy nhiên, trong những năm tới Nga sẽ phải đối mặt với những thách thức mới. Trong thế kỷ này, nước Nga sẽ phải nỗ lực vượt bậc mới không thể đánh mất mình như là một quốc gia có bản sắc riêng, độc đáo. Theo hướng đó, chủ nghĩa yêu nước và trách nhiệm công dân đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Trong thế kỷ XXI, nước Nga cần phải bảo vệ chủ quyền và nhân lên giá trị địa - chính trị. Và Nga chỉ có thể củng cố vị thế của chính mình trên thế giới và cải thiện chất lượng sống trong điều kiện dân số của nước Nga không ngừng phát triển.
Tổng thống Nga V.Pu-tin nhận định, trong những năm gần đây, tính tích cực và chủ động của công dân trong xã hội Nga đã tăng lên đáng kể. Trách nhiệm công dân của bộ máy quyền lực và xã hội là cơ sở nền tảng để phát triển nước Nga trong thế kỷ XXI. Trách nhiệm đối với quốc gia được hình thành khi mọi người dân nhận thấy rằng bộ máy quyền lực là minh bạch, trong sáng và vận hành vì đất nước, vì người dân. Một yếu tố quan trọng khác để phát triển nước Nga là ký ức lịch sử. Tổng thống V.Pu-tin đã cảm ơn Hội lịch sử Nga và cho biết, nước Nga sẽ phải xây dựng đài tưởng niệm quốc gia để tưởng nhớ những người anh hùng đã hy sinh trong Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Đây là lần đầu tiên, một nguyên thủ quốc gia Nga đề cập tới chủ đề này.
Trong Thông điệp, Tổng thống V.Pu-tin nhấn mạnh những vấn đề có tầm quan trọng sống còn đối với sự phát triển nước Nga trong thập kỷ tới. Ông cho biết, một số nội dung trong chương trình tranh cử vừa qua đã và đang được thực hiện hiệu quả. Đó là, Nga đã giảm lạm phát xuống 6 lần trong hơn thập kỷ qua, từ mức 36,5% của năm 1999 xuống còn hơn 6,1% trong năm 2012, trong đó lạm phát 6 tháng đầu năm 2012 ở Nga là 4,5%, thấp hơn 5 lần so với mức trung bình của châu Âu. Kể từ năm 1999 đến nay, GDP tính theo đầu người ở Nga đã tăng hai lần, phần chi ngân sách liên bang tăng 2,6 lần, nợ của nhà nước tính theo GDP giảm 10 lần, từ hơn 120% GDP xuống còn hơn 10% GDP.
Tổng thống V.Pu-tin nhấn mạnh, trong thời gian tới chính quyền liên bang không chỉ phải hoàn thành cam kết đến năm 2020 tạo thêm 25 triệu việc làm mới có chất lượng cao, mà còn phải phát triển tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế theo hướng sử dụng công nghệ tiên tiến và các thành tựu mới của khoa học - kỹ thuật. Ông nhấn mạnh, nguồn tài nguyên của Nga tuy nhiều nhưng không thể là vô hạn nên Nga cần chuyển sang áp dụng quy trình công nghệ mới để hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế hiện đại và không ngừng nâng cao mức sống mọi mặt của người dân, nhằm đạt mục tiêu đạt mức tăng tối thiểu 6% GDP/năm và phát triển các ngành - các lĩnh vực có sức cạnh tranh trên thị trường.
Theo Tổng thống Nga V.Pu-tin, trong vòng 4-5 năm tới, Nga phải hoàn toàn bảo đảm sự độc lập về cung ứng lương thực - thực phẩm và trở thành nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về lương thực - thực phẩm cùng các nhu yếu phẩm khác. Đồng thời, trong quá trình phát triển nền kinh tế hiện đại, nước Nga phải phi tập trung hóa và giao cho từng khu vực phải trở thành một chủ thể kinh tế độc lập, trong đó Nga sẽ ưu tiên phát triển khu vực Viễn Đông và Ka-lê-nin-grat. Trước đó, trong sắc lệnh "Về chính sách kinh tế dài hạn của Chính phủ", Tổng thống V.Pu-tin yêu cầu Chính phủ Nga do Thủ tướng Ð.Mét-vê-đép đứng đầu phải tạo bước đột phá để đến năm 2018 đưa nước Nga vươn từ vị trí 120 hiện nay lên vị trí thứ 20 trong bảng xếp hạng tín nhiệm của Ngân hàng thế giới (WB) về môi trường kinh doanh.
Sẵn sàng đương đầu với các thách thức trong thập niên tới
Theo Tổng thống Nga V.Pu-tin, trong bối cảnh hiện nay, để sẵn sàng đương đầu với các thách thức trong thập niên tới, nước Nga cần tập trung xây dựng và tăng cường sức mạnh dân tộc. Trong bối cảnh thế giới đang đứng trước các cuộc xung đột mới về kinh tế, địa - chính trị, dân tộc - sắc tộc, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực con người thì nhiệm vụ phát triển nước Nga thành một quốc gia - dân tộc đoàn kết được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trước các âm mưu và thủ đoạn của một số thế lực bên ngoài đang theo đuổi tham vọng làm tan rã nước Nga như một quốc gia có chủ quyền. Tổng thống V.Pu-tin khẳng định, nước Nga không thể tan rã mà phải phát triển thành khối đoàn kết vững mạnh trên cơ sở gia tăng gấp bội tính đa dạng sắc tộc và bản sắc văn hóa đặc sắc của từng dân tộc - sắc tộc, lấy tiếng Nga và văn hóa Nga làm trọng tâm. Tổng thống V.Pu-tin nhấn mạnh, nước Nga cần phát triển thành nhà nước có chủ quyền hùng mạnh.
Tổng thống Nga V.Pu-tin cho rằng, tiềm lực quân sự hùng mạnh là sự bảo đảm vững chắc đối với an ninh quốc gia Nga. Do đó, quân đội Nga cần được phát triển hiện đại, được tái trang bị vũ khí hiện đại, được giáo dục bằng truyền thống đấu tranh anh dũng và chủ nghĩa yêu nước. Giáo dục trách nhiệm công dân và lòng yêu nước cho quân nhân và nhân dân phải là cơ sở trong chính sách của Nhà nước Nga.
Chính phủ Nga sẽ đặc biệt quan tâm và ưu tiên phát triển dân số, khuyến khích và áp dụng trợ cấp cho những gia đình đông con trong bối cảnh nước Nga đang đứng trước nguy cơ hủy diệt dân số Nga bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, trong đó nguy hiểm nhất là cuộc chiến tranh ma túy. Tổng thống V.Pu-tin khẳng định, đầu năm 2013, Chính phủ phải hoàn thành chương trình xây dựng đủ nhà trẻ - mẫu giáo cho trẻ em chưa đến tuổi tới trường. Nếu tính từ năm 2000, dân số Nga mỗi năm giảm tới gần 1 triệu người, thì từ năm 2010 đến nay tình trạng giảm dân số Nga đã được chặn đứng và dân số Nga đã bắt đầu tăng trưởng. Trong 4 thập kỷ qua, tuổi thọ của người dân Nga đã tăng lên 2,5 năm. Và nhiệm vụ của Nga trong thời gian tới là phải chú trọng phát triển y tế và giáo dục, phát triển lĩnh vực thể dục - thể thao trong nhà trường, cấp đất xây nhà và cấp nhà ở cho dân, trong đó, giai đoạn 2014 - 2015, Nga phải hoàn thành Chương trình cấp nhà ở cho các quân nhân trong các lực lượng vũ trang Nga. Chính phủ Nga cần có cơ chế kiểm soát việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng này.
Theo Tổng thống V.Pu-tin, một trong những yếu tố rất quan trọng bảo đảm an ninh quốc gia của nước Nga là môi trường đạo đức tinh thần trong xã hội. Do đó, trong khi áp dụng các đạo luật tốt nhất để quản lý nhà nước, cần đồng thời ngăn chặn và triệt tiêu mọi hành động của những người vẫn sống theo “luật rừng”, hoàn toàn đi ngược lại với các chuẩn mực đạo đức, chạy theo những lợi ích vị kỷ và vi phạm quyền của người khác. Đây là một trong những vấn đề khó khăn nhất của nước Nga mới sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991. Tổng thống V.Pu-tin cho rằng, ở nước Nga hiện nay cần phải có tư tưởng quốc gia thống nhất và ông đã phác thảo những nội dung cơ bản của tư tưởng đó trong Thông điệp lần này.
Một vấn đề quan trọng khác được Tổng thống V.Pu-tin đề cập tới trong Thông điệp đó là phát triển dân chủ. Ông nhấn mạnh, nền dân chủ Nga là nền dân chủ có chủ quyền, nghĩa là phải dựa vào các truyền thống và giá trị văn hóa của dân tộc, chứ không thể bị áp đặt bởi “các giá trị” từ bên ngoài. Theo Tổng thống Nga V.Pu-tin, chủ quyền là yếu tố chủ yếu quyết định sự phát triển dân chủ ở trong nước và khơi dậy tiềm năng kinh tế của nước Nga. Trong những năm gần đây nước Nga đã phát triển mạnh lĩnh vực lập pháp nhằm bảo đảm sự phát triển nền kinh tế và xã hội dân sự. Dân chủ là tôn trọng và chấp hành các đạo luật, quy tắc và tiêu chuẩn hiện hành.
Tổng thống V.Pu-tin đề nghị tạo điều kiện cho mọi chính đảng đều có quyền ngang nhau khi tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng. Trong khi chủ trương tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc và phát huy dân chủ, Nga sẽ kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng với mọi hành động ly khai và cực đoan, dân tộc chủ nghĩa hẹp hòi, sử dụng viện trợ nước ngoài để hoạt động phá hoại, gây rối, thậm chí cướp chính quyền. Xét từ góc độ này, Thông điệp của Tổng thống V.Pu-tin có ý nghĩa chiến lược, bởi lẽ tư tưởng về một nước Nga có chủ quyền mạnh và của chủ nghĩa yêu nước sẽ quyết định các ưu thế của nước Nga.
Trong Thông điệp, Tổng thống V.Pu-tin đã đề cập tới vấn đề đang gây nhức nhối trong xã hội Nga đó là chống tham nhũng. Theo ông V.Pu-tin, cuộc đấu tranh chống tham nhũng phải thông qua các biện pháp cụ thể như hạn chế quan chức lập pháp - hành pháp các cấp mở tài khoản ở nước ngoài; thông báo công khai những khoản thu chi lớn của họ và người thân; có cơ chế kiểm tra hiệu quả các khoản thu - chi của họ và có chế tài xử lý nghiêm khắc những khoản thu bất chính. Chính phủ Nga sẽ nâng cao chức năng và trách nhiệm của các cơ quan kiểm tra - kiểm toán.
Theo ông V.Pu-tin, cần nỗ lực chống tham nhũng và các nỗ lực khác nhằm đưa hoạt động công vụ trở thành trách nhiệm vinh dự chứ không phải là phương tiện hành xử trái pháp luật. Đó là yêu cầu không chỉ đối với hành động cụ thể diễn ra hằng ngày mà là một chính sách nhất quán. Tổng thống Nga V.Pu-tin yêu cầu những ai hoạt động trong bộ máy của nhà nước, trong hệ thống tòa án và các cơ quan bảo vệ pháp luật phải tuyệt đối trung thực và công bằng. Theo đó, những ai có trách nhiệm ra quyết định trong bộ máy nhà nước không có quyền mở tài khoản ở nước ngoài. Còn những quan chức nhà nước nào trước đây đã từng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và đã từng mở tài khoản nước ngoài liên quan đến công việc trước đây, thì nay cần phải đưa ra quyết định sao cho có lợi cho nước Nga. Quy định này là đặc biệt quan trọng đối với các quan chức mà hoạt động của họ liên quan đến việc thông qua các quyết sách quan trọng của nhà nước làm việc tại Văn phòng Tổng thống, Hội đồng liên bang, Đu-ma quốc gia và Chính phủ Nga. Tổng thống V.Pu-tin cho rằng, cần phải áp dụng chế độ kiểm soát trong hệ thống các cơ quan giám sát của nhà nước và thay đổi các nguyên tắc hoạt động giám sát. Điều quan trọng không phải là kết quả hay là số lượng các cuộc kiểm tra như hiện nay mà phải thay đổi căn bản cơ chế dẫn tới tham nhũng.
Một trong những vấn đề phức tạp nhất, tiềm ẩn nguy cơ bất ổn về kinh tế - xã hội và an ninh - chính trị là chế độ di cư trong không gian hậu Xô-viết. Theo Tổng thống V.Pu-tin, trong lịch sử, nước Nga là một không gian văn hóa và truyền thống liên kết các công dân với nhau, có ý nghĩa rất lớn so với biên giới cứng của nước Nga. Nếu công dân một nước nào đó muốn trở thành công dân Nga thì Nhà nước Nga phải tạo mọi điều kiện cho để họ không gặp phải bất kỳ một rào cản hành chính nào.
Theo Tổng thống Nga V.Pu-tin, trong vấn đề nhập cư, hoạt động di cư bất hợp pháp không chỉ là môi trường dẫn tới tham nhũng mà còn đe dọa an ninh kinh tế và an ninh xã hội của Nga. Do đó, cần phải áp dụng các biện pháp nghiêm minh nhất để loại bỏ tệ nạn tham nhũng trong hoạt động di cư bất hợp pháp, đồng thời loại bỏ khả năng những người di cư bất hợp pháp trở thành nô lệ cho những kẻ khác, nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia của Nga, bảo vệ an ninh cho các công dân Nga, bảo vệ không gian văn hóa thống nhất của nước Nga, xây dựng một nước Nga có chủ quyền mạnh.
Liên quan đến việc đi lại trên lãnh thổ Nga, từ năm 2015 Chính phủ Nga chỉ cho phép nhập và xuất cảnh bằng hộ chiếu đi ra nước ngoài. Trước hết, biện pháp này liên quan đến các công dân ở các nước là thành viên của Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) nhằm chống lại hiện tượng di cư bât hợp pháp. Theo Tổng thống Nga V.Pu-tin, “kỷ nguyên hậu Xô-viết” nay đã chấm dứt vì nhiều các quốc gia trước đây là thành viên trong Liên bang Xô-Viết đã trở thành các quốc gia độc lập như các quốc gia khác trên thế giới. Do đó, công dân các nước đó khi xuất nhập cảnh vào Nga cũng phải tuân thủ chế độ như đối với công dân các quốc gia khác. Tuy nhiên, đối với các quốc gia tham gia Liên minh thuế quan sẽ áp dụng các biện pháp kiểm soát hộ chiếu thông thoáng hơn.
Một trong những nội dung quan trọng trong Thông điệp của Tổng thống Nga V.Pu-tin là chính sách đối ngoại. Trong bối cảnh hiện nay, nước Nga không chỉ phải tham gia tích cực để trong cuộc đấu tranh nhằm thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế mà còn bảo vệ vai trò không thể thay thế như của Liên hợp quốc trong việc giải quyết các nhiệm vụ bức xúc trong quan hệ quốc tế. Do đó, Liên bang Nga cần phải sử dụng “sức mạnh mềm” và áp dụng các biện pháp tổng hợp để tạo ra hình ảnh khách quan về nước Nga, cải thiện môi trường thông tin nhằm thực hiện chính sách đối ngoại của Nga.
Tổng thống V.Pu-tin khẳng định, trong thế kỷ XXI, định hướng phát triển nước Nga là hướng sang phía Đông, sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương - một khu vực phát triển nhanh và năng động nhất thế giới. Để thực hiện sự chuyển hướng chiến lược này, khu vực Xi-bê-ri và Viễn Đông của nước Nga ẩn chứa tiềm năng vô cùng to lớn sẽ thu hút đầu tư từ các nước châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời tạo điều kiện cho Nga giành vị trí xứng đáng ở khu vực quan trọng này của thế giới. Đồng thời, Nga đang thực hiện chuyển hướng căn bản trong chính sách đối ngoại nhằm ưu tiên cho không gian hậu Xô-viết, tập trung vào các đề án Liên kết như liên minh thuế quan, Hợp tác năng lượng Á - Âu, Tổ chức hiệp ước và an ninh tập thể.
Tuy nhiên, Nga vẫn không quên nỗ lực ngoại giao sang phía châu Âu, cụ thể là Nga sẽ áp dụng chế độ miễn thị thực đối với công dân các nước EU, cùng phối hợp hoạt động và hợp tác với các thể chế quốc tế ở châu Âu như Tổ chức Hiệp ước và An ninh châu Âu, Hội đồng các quốc gia khu vực Ban-tích và nhiều tổ chức khác. Trong quan hệ với Mỹ, chiến lược đối ngoại mới của Nga là yêu cầu Mỹ và NATO bảo đảm rằng hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu không nhằm chống lại lực lượng hạt nhân của Nga và không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác./.
Một số kết quả bước đầu qua một năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI về xây dựng Đảng  (16/02/2013)
Tham vọng lớn cho nhiệm kỳ cuối  (16/02/2013)
Trợ giúp pháp lý cho xã nghèo, đặc biệt khó khăn  (16/02/2013)
Xây dựng và phát triển tổ chức hành chính nhà nước thành “tổ chức học tập” nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính hiện nay  (16/02/2013)
Nhật Bản họp thành lập Hội đồng an ninh quốc gia  (16/02/2013)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên