Chín ứng cử viên tham gia cuộc đua vào vị trí Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
Thách thức lớn nhất với WTO, cơ quan giám sát hoạt động thương mại toàn cầu và đang giúp giảm các rào cản thuế quan gây khó khăn cho hoạt động giao thương, là việc khởi động lại các vòng đàm phán Doha về thương mại vốn đã được triển khai từ năm 2001.
Ứng viên duy nhất từ một nước phát triển, Bộ trưởng Thương mại New Zealand Tim Groser, cũng là người đầu tiên phải trải qua quá trình phỏng vấn bí mật, khó khăn, bắt đầu từ ngày 30-1.
"Quan điểm của tôi là WTO không ở trong tình trạng khủng hoảng" - ông nói với các phóng viên sau đó, cho rằng lãnh đạo kế tiếp của WTO cần có khả năng "thuyết phục" tốt.
Groser được xem là người rất phù hợp với công việc. Nhưng các nhà quan sát cảm thấy rằng ông sẽ khó được lựa chọn do WTO có vẻ muốn chọn một người tới từ thế giới đang phát triển.
Groser đã thẳng thắn nói rằng nếu sự lựa chọn vị giám đốc tiếp theo của WTO "chỉ là vấn đề mang tính chính sách đối ngoại... thì ông không phải là câu trả lời."
Theo sau Groser là quản trị viên cấp cao của LHQ, Amina Mohamed, người tới từ Kenya. Bà là một trong 3 người phụ nữ đang chạy đua vào ghế lãnh đạo WTO và là một trong hai người tới từ châu Phi - châu lục có nhiều khả năng cung cấp người lãnh đạo kế tiếp cho WTO.
"Tôi tin rằng mình đạt tiêu chuẩn không ai bằng, thông qua các hoạt động huấn luyện đã trải qua, thông qua kinh nghiệm và bề dày thành tích" - Mohamed, một luật sư đang đảm nhận cương vị Trợ lý Tổng thư ký LHQ và từng là đại diện thường trực của Kenya ở LHQ từ năm 2000 - 2006 cho biết.
Bên cạnh việc khẳng định thành tích cá nhân, Mohamed còn nói rằng WTO "sẽ phát đi tín hiệu rất, rất mạnh nếu quyết định lựa chọn một người phụ nữ, nhất là một người phụ nữ châu Phi, vào ghế lãnh đạo."
Tiếp theo, cựu Bộ trưởng Thương mại Jordani Ahmad Thougan Hindawi, ứng cử viên duy nhất tới từ Trung Đông, đã vào phỏng vấn. Ông nói rằng mình sẽ có thể mang tới "một cái nhìn mới mẻ từ bên ngoài" và "tư duy sáng tạo, vượt qua khuôn phép" tới cho WTO.
Trong khi đó Herminio Blanco Mendoza tới từ Mexico, một trong 3 ứng cử viên của các nước Mỹ Latin, lại "khoe" bề dày kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tư nhân.
"Thực tế rằng tôi đã hoạt động trong lĩnh vực tư nhân và là người sử dụng trực tiếp thỏa thuận thương mại tự do... mang tới cho tôi một điểm lợi thế khác biệt" - ông nói, nhấn mạnh rằng "bất kỳ ai đang thương thảo ở Geneva cũng phải phản ánh thực tế" của thế giới kinh doanh.
Ba ứng viên khác cũng trình bày về trường hợp của họ là cựu Bộ trưởng Thương mại Ghana Alan John Kwadwo Kyerematen, Bộ trưởng Ngoại thương Costa Rica Anabel Gonzalez và cựu Bộ trưởng Thương mại Indonesia Mari Elka Pangestu.
Pangestu sẽ có ít cơ hội bởi người tiền nhiệm của Lamy, Supachai Panitchpakdi, đã tới từ Thái Lan. Tuy nhiên bà vẫn khẳng định với báo chí rằng mình là một nhà thương thuyết giỏi và nói rằng WTO sẽ hoạt động tốt hơn nếu có một người phụ nữ cầm cương.
Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Taeho Bark và đặc sứ Brazil ở WTO là Roberto Azevedo đã tham gia phỏng vấn trong ngày thứ Năm.
Đại hội đồng WTO sẽ bỏ phiếu lựa chọn tân Tổng giám đốc dựa trên cơ chế đồng thuận và các ứng cử viên có ít cơ hội chiến thắng sẽ tự rút lui khỏi cuộc đua. Quyết định về người được chọn phải được thực hiện trước ngày 31-5 và tân Tổng giám đốc sẽ làm việc từ ngày 1-9./.
Cần Thơ: Nhiều ý kiến tâm huyết góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992  (01/02/2013)
Tương lai toàn cầu phụ thuộc vào hành động và quyết tâm của cả thế giới  (01/02/2013)
Một số điều cần làm sáng tỏ khi sửa đổi Luật Đất đai 2003  (01/02/2013)
Bài học về sự chỉ đạo chiến lược của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968  (01/02/2013)
Vị đắng của thắng cử  (01/02/2013)
Chống gia cầm nhập lậu là một cuộc chiến quyết liệt  (31/01/2013)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay