Cần Thơ: Nhiều ý kiến tâm huyết góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Tại Hội nghị, đại đa số ý kiến các đại biểu thống nhất cao về toàn bộ Dự thảo sửa đổi Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 và cho rằng bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này được soạn thảo công phu, kết cấu về nội dung và hình thức khá chặt chẽ, kỹ thuật trình bày các quy định của Hiến pháp cơ bản phù hợp với tình hình mới. Việc tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân đóng góp cho Dự thảo thể hiện rõ nét tính dân chủ của chế độ ta và có ý nghĩa chính trị rất to lớn đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Để góp phần hoàn chỉnh dự thảo, các đại biểu đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến rất thẳng thắn, tâm huyết và trách nhiệm.
- Về Lời nói đầu:
Đa số ý kiến thống nhất với bản Dự thảo
- Chương I: “Chế độ chính trị”
Nhiều ý kiến đồng tình với nội dung ghi trong Điều 2 “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước…” và cho rằng việc đưa từ “kiểm soát” vào là một bước tiến quan trọng trong việc bảo đảm thực hiện đúng quyền lực nhà nước là của dân, do dân, vì dân, nhằm ngăn ngừa tình trạng quan liêu, lạm quyền, tiêu cực trong bộ máy nhà nước.
Về nội dung khoản 2 Điều 5 “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển…”, Hòa thượng Đào Như - Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phận giáo Việt Nam, cố vấn Hội đoàn kết sư sãi yêu nước thành phố Cần Thơ - nhận xét: Nếu Hiến pháp ghi như vậy thì ai sẽ bảo đảm cho việc thực hiện sự bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển giữa các dân tộc? Vì trên thực tế, nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chủ trương, chính sách thì rất khó bảo đảm cho việc thực hiện tốt các nội dung này. Trong khi đó, Điều 5 Hiến pháp năm 1992 (đã sửa đổi bổ sung năm 2001) ghi rõ: “Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, tương trợ, đoàn kết giữa các dân tộc…”. Hòa thượng Đào Như đề nghị nên giữ lại nội dung này như Điều 5 Hiến pháp năm 1992 (đã sửa đổi bổ sung năm 2001).
Góp ý nội dung khoản 4 Điều 5 “Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để tất cả dân tộc thiểu số phát huy nội lực, hòa nhập vào sự phát triển chung của cả nước”, ông Võ Văn Đời - Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Cần Thơ đề nghị nên thay cụm từ “tạo điều kiện” bằng cụm từ “có trách nhiệm tạo điều kiện” để xác định rõ hơn trách nhiệm của Nhà nước đối với sự phát triển của các dân tộc thiểu số. Tương tự, ở khoản 3 Điều 9, ông Võ Văn Đời cũng đề nghị thay cụm từ “tạo điều kiện” bằng cụm từ “bảo đảm các điều kiện” để có nội dung là: “Nhà nước bảo đảm các điều kiện để MTTQ Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động”.
Cùng góp ý về Điều 9, ông Nguyễn Văn Hơn, Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Cần Thơ, đề nghị bổ sung một số cụm từ (in nghiêng) để điều này thể hiện rõ các nội dung như sau: “MTTQ Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, các tổ chức tự nguyện của công dân và các cá nhân tiêu biểu…”; “MTTQ Việt Nam là cơ sở chính trị, là chỗ dựa vững chắc của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân,…”.
Về nội dung Điều 10, ông Võ Văn Đời và một số đại biểu khác cùng có chung ý kiến: Nếu Điều 10 và cả Chương I chỉ nêu vai trò của Công đoàn mà không nêu vai trò của Hội Nông dân và đội ngũ trí thức là không đầy đủ và không phù hợp với nội dung đã được thể hiện ở Điều 2 là: “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức”. Nhiều ý kiến đề nghị nên bổ sung thêm nội dung nói về vai trò của Hội Nông dân và đội ngũ trí thức ở Điều 10 hoặc có thêm Điều khoản bổ sung trong Chương I.
Chương II: “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”
Nhiều đại biểu có chung nhận xét: Đây là chương khẳng định vai trò làm chủ của nhân dân, Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân do dân và vì dân… Vì thế, chương này cũng nhận được nhiều ý kiến đóng góp.
Nhận xét về Điều 21 (mới) với nội dung: “Mọi người có quyền sống”, nhiều đại biểu cho rằng đây là quy định rất mới, mang tư tưởng tiến bộ. Tuy nhiên với vỏn vẹn chỉ có 5 từ nên nội dung khó được hiểu đầy đủ, chẳng hạn điều này có bao hàm nội dung sẽ không áp dụng hình phạt tử hình đối với tội phạm không? Theo nhiều đại biểu, quy định như Dự thảo chưa bảo đảm được nội dung cần thiết về quyền được sống của con người. Đề nghị Ban soạn thảo nên xem xét, bổ sung.
Khoản 1 Điều 23 ghi: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình”. Theo luật sư Bùi Văn Minh - Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố Cần Thơ, nội dung này chỉ nói lên quyền tự bảo hộ của công dân về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, danh dự, uy tín. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp công dân không thể tự bảo hộ. Vì thế, theo luật sư Bùi Văn Minh, điều này cần bổ sung thêm nội dung thể hiện các quyền nêu trên phải “được pháp luật bảo hộ”. Góp ý với khoản 1 Điều 37 “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở hợp pháp”, luật sư Bùi Văn Minh đề nghị nên bỏ từ “hợp pháp”. Bởi lẽ, nếu quy định như thế, nhiều người nghèo, người mới nhập cư, chưa đủ điều kiện về pháp lý để có chỗ ở hợp pháp sẽ không được pháp luật bảo hộ “quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở”?
Với Điều 30 “Công dân có quyền biểu quyết khi nhà nước trưng cầu ý dân”, ông Lưu Thế Hiệp - Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Cần Thơ, góp ý: Nếu như dự thảo còn rất chung chung. Nên quy định thêm các trường hợp cụ thể mà nhà nước cần phải trưng cầu ý dân để dễ thực hiện. Điều 42 ghi: “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập”. Theo ông Hiệp, nội dung này chỉ mới nêu trách nhiệm của công dân mà chưa làm rõ trách nhiệm của nhà nước. Trên thực tế, có nhiều người tuy rất muốn học tập nhưng không thể học được vì nghèo, gia cảnh khó khăn, thiếu sự hỗ trợ của nhà nước. Vì thế, điều này nên bổ sung thêm ý: “Nhà nước có trách nhiệm thực hiện chính sách học phí, học bổng phù hợp với yêu cầu xã hội”.
Cũng trong Chương này, ý kiến đóng góp của các đại biểu đề nghị: Ở Điều 36 nên thêm từ “việc làm” để có nội dung ở khoản 2 là: “Nhà nước có chính sách tạo điều kiện để công dân có việc làm và nơi ở”; Điều 39, nên thay đổi nội dung “Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em” thành “Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của cha mẹ và trẻ em”; Điều 41 nên thêm cụm từ “nâng cao thể chất” để có nội dung ở khoản 1 là: “Công dân có quyền được bảo vệ sức khỏe, nâng cao thể chất;…” .
Chương III: “Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường”
TS. Phan Trung Hiền - Phó Trưởng Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ cho rằng về cơ bản thống nhất với Điều 58 quy định về quản lý đất đai. Tuy nhiên, ở khoản 3, cần thay đổi cụm từ: “bồi thường theo quy định của pháp luật” thành “bồi thường theo giá thị trường” trong trường hợp nhà nước thu hồi đất. Ngoài ra, ở khoản này cần bổ sung thêm nội dung về việc nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện, hỗ trợ tái định cư cho người bị thu hồi đất.
Cũng ở khoản 3 Điều 58 “Nhà nước thu hồi đất… trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế - xã hội”, nhiều ý kiến đề nghị nên xem xét bỏ cụm từ “các dự án phát triển kinh tế - xã hội” hoặc phải có diễn đạt chặt chẽ hơn để tránh tình trạng những “nhóm lợi ích” lợi dụng việc thực hiện các dự án kinh tế - xã hội tại địa phương để tước đoạt đất đai của người dân, đẩy nhiều gia đình vào tình cảnh khốn khó./.
Tương lai toàn cầu phụ thuộc vào hành động và quyết tâm của cả thế giới  (01/02/2013)
Một số điều cần làm sáng tỏ khi sửa đổi Luật Đất đai 2003  (01/02/2013)
Bài học về sự chỉ đạo chiến lược của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968  (01/02/2013)
Vị đắng của thắng cử  (01/02/2013)
Chống gia cầm nhập lậu là một cuộc chiến quyết liệt  (31/01/2013)
VDB tài trợ 662 tỷ đồng xây dựng đường dây 500kV  (31/01/2013)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm