Crít-xti-na Phéc-nan-đét đờ Kít-xnơ - Nữ Tổng thống đầu tiên được dân bầu của Ác-hen-ti-na
Đệ nhất phu nhân Ác-hen-ti-na, bà Crít-xti-na Phéc-nan-đét đờ Kít-xnơ. Ảnh: AFP
Đạt số phiếu áp đảo, chiến thắng dễ dàng ngay từ vòng một của cuộc bầu cử.
Ngày 29-10, Đệ nhất phu nhân Ác-hen-ti-na, bà Crít-xti-na Phéc-nan-đét đờ Kít-xnơ (54 tuổi), đã chính thức giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống diễn ra ngày 28-10, với tỷ lệ 44,9% số phiếu ủng hộ, gần gấp đôi so với người đứng thứ hai, sau khi hầu hết các hòm bỏ phiếu trên toàn quốc được kiểm. Với kết quả này, bà Kít-xnơ sẽ kế nhiệm chồng mình là Tổng thống Nét-xto Ki-xnơ và trở thành nữ Tổng thống đầu tiên được dân bầu của đất nước Ác-hen-ti-na.
Hàng nghìn người ủng hộ bà đã tập trung bên ngoài khách sạn Bu-ê-nốt Ai-rét, nơi bà đọc diễn văn tuyên bố đắc cử, gõ trống, vẫy cờ và hô vang “Crít-xti-na, Crít-xti-na”. Báo chí địa phương bình luận, Crít-xti-na Phéc-nan-đét đờ Kít-xnơ đã chiến thắng một cách dễ dàng ngay từ vòng một của cuộc bầu cử.
Sinh trưởng trong một gia đình trung lưu, vợ chồng bà Kít-xnơ gặp gỡ và nên duyên từ một trường luật. Bà là một sinh viên xuất sắc và ông là một người tinh thông các vấn đề chính trị. Cả hai đều có chung quan điểm chính trị cũng như các vấn đề trong cuộc sống. Bà đã tự tạo dựng cho mình một sự nghiệp riêng bên cạnh chồng. Là luật sư và trở thành thượng nghị sĩ, bà luôn sát cánh và là một trợ thủ đắc lực trên con đường thăng tiến sự nghiệp của chồng.
Một trong những lợi thế của Crít-xti-na Phéc-nan-đét đờ Kít-xnơ so với các đối thủ chính là những thành tựu về kinh tế - xã hội mà chính phủ của chồng bà - Tổng thống Nét-xto Kít-xnơ đạt được trong những năm qua, góp phần đưa Ác-hen-ti-na vượt qua cơn khủng hoảng kinh tế trầm trọng nhất trong lịch sử trong giai đoạn 2001-2002. Giới quan sát đánh giá, phần lớn sự ủng hộ của cử tri dành cho Đệ nhất phu nhân đều xuất phát từ sự yêu mến của họ đối với chồng bà. Ngoài ra, một phần vì phe đối lập luôn trong tình trạng bị phân hóa, chưa đủ mạnh và thiếu sự nhất trí để đề cử một nhà lãnh đạo đủ sức cạnh tranh với bà trong cuộc tranh cử.
Đối mặt với những thách thức
Các đối thủ thất bại không ai chịu lên tiếng chấp nhận thua cuộc và đang tìm mọi cách buộc Crít-xti-na Phéc-nan-đét đờ Kít-xnơ phải tranh cử thêm một vòng bỏ phiếu nữa vào ngày 25-11. Phát ngôn viên của đối thủ Ê-li-xa Ca-ri-ô cho biết: 7 đảng đối lập đã đệ đơn khiếu nại lên các nhà chức trách, cáo buộc rằng các lá phiếu cử tri đã "mất tích" hoặc bị đánh cắp tại khu vực Bu-ê-nốt Ai-rét, nơi đông dân nhất cả nước. Đây là những khó khăn đang chờ Đệ nhất phu nhân Ác-hen-ti-na ở phía trước. Tuy nhiên, các giới chức bầu cử phủ nhận việc cho rằng có trục trặc hoặc sai phạm trong quá trình bỏ phiếu.
Thách thức mà nữ Tổng thống Crít-xti-na Phéc-nan-đét đờ Kít-xnơ phải đối mặt là tỷ lệ lạm phát tăng cao, tình trạng thiếu nhiên liệu và tội phạm gia tăng. Giới phân tích nhận định, hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế có thể dẫn tới tình trạng thất nghiệp cao và nghèo đói lan rộng ở quốc gia Nam Mỹ từng được liệt vào danh sách 10 nước giàu nhất thế giới cách đây một thế kỷ.
Crít-xti-na Phéc-nan-đét đờ Kít-xnơ có thể đưa đất nước Ác-hen-ti-na nhanh chóng thoát khỏi những khủng hoảng nặng nề về kinh tế - xã hội hiện nay hay không? Liệu bà có thể để lại nhiều ấn tượng sâu đậm, niềm hy vọng và nơi “nâng đỡ tâm hồn” của những người dân nghèo của đất nước Ác-hen-ti-na như Evita - cách đây nửa thế kỷ không? Đó chính là thách thức lớn nhất của Tổng thống Crít-xti-na Phéc-nan-đét đờ Kít-xnơ trong nhiệm kỳ Tổng thống 4 năm của mình, kể từ ngày 10-12-2007. Tân Tổng thống cam kết sẽ tiếp tục các chính sách kinh tế của chồng mình - Ông Nét-xto Ki-xnơ.
Công bố “Kết quả kiểm toán Đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước (Đề án 112) giai đoạn 2001-2005”  (01/11/2007)
Ghi nhận từ một đảng bộ xã vùng cao biên giới  (01/11/2007)
Những vấn đề kinh tế - xã hội được Đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm  (01/11/2007)
Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tăng 22,7%  (01/11/2007)
Việt Nam xếp thứ 68 về năng lực cạnh tranh toàn cầu  (01/11/2007)
Đại hội đồng Liên Hợp quốc đòi Mỹ bỏ cấm vận chống Cuba  (31/10/2007)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên