Mất cân bằng giới tính ở Việt Nam đang ở mức báo động
Hội thảo nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ chủ chốt Hội Nông dân và Hội Liên hiệp Phụ nữ các tỉnh, thành phố trong khu vực về 3 vấn đề nêu trên, qua đó nhằm phục vụ tốt công tác tuyên truyền của hai hội. Đây cũng là dịp chia sẻ những kinh nghiệm, những mô hình hay giữa các địa phương.
Từ năm 2009 đến nay, tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) ở Việt Nam tiếp tục tăng cao, năm 2012 là 112 trẻ em nam/100 trẻ em nữ. Hiện nay, TSGTKS ở nước ta có đặc điểm: Tăng ở cả thành thị, nông thôn và đều mất cân bằng; tăng cao ngay từ lần sinh thứ nhất và rất cao ở lần sinh cuối. Khu vực thành thị có sự lựa chọn giới tính khi sinh ngay ở lần sinh đầu, trong khi khu vực nông thôn xuất hiện nhiều ở lần sinh thứ 2 trở đi. TSGTKS cũng thường cao ở những gia đình có kinh tế khá và ở nhóm phụ nữ có trình độ học vấn cao.
Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, trong giai đoạn từ 2009 - 2050 sẽ có 3 phương án về TSGTKS: Phương án tích cực là TSGTKS sẽ tăng lên khoảng 115 bé trai/100 bé gái vào năm 2020, sau đó giảm dần và trở về mức 105 bé trai vào năm 2025. Phương án quá độ là TSGTKS sẽ tăng lên khoảng 120 bé trai/100 bé gái vào năm 2020 sau đó giảm dần và trở về dưới mức 105 bé trai vào năm 2030. Phương án không can thiệp là TSGTKS sẽ tăng lên khoảng 125 bé trai/100 bé gái vào năm 2020 và tiếp tục duy trì ở mức này cho tới năm 2050. Theo xu hướng mất cân bằng giới tính khi sinh như hiện này, đến năm 2050, chênh lệch số lượng nam và nữ ở Việt Nam sẽ từ 2,3 triệu người đến 4,3 triệu người.
Tỷ lệ mất cân bằng giới tính hiện nay ở nước ta cao là do các nguyên nhân cơ bản như: ảnh hưởng của quan niệm coi trọng sinh con trai của người phương Đông; việc lạm dụng những tiến bộ khoa học công nghệ để lựa chọn giới tính trước sinh... Tất cả điều này sẽ dẫn đến các hệ lụy khó lường về mặt xã hội, an ninh, chính trị như dư thừa nam giới, thiếu phụ nữ trong độ tuổi kết hôn, sẽ dẫn tới tan vỡ cấu trúc gia đình. Ngoài ra, còn làm gia tăng bất bình đẳng giới, phụ nữ kết hôn sớm, tỷ lệ ly hôn, tái hôn cao, bạo hành giới...
Hội thảo cũng cho biết: Năm 2011, Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số. Thời gian chuyển từ giai đoạn “già hóa dân số” sang giai đoạn “dân số già” của nước ta là từ 17-20 năm, ngắn hơn so với nhiều nước. Hiện, tuổi thọ của người Việt Nam ngày càng tăng lên, năm 2011 là 73 tuổi. Trên 70% người cao tuổi vẫn tự lao động kiếm sống cùng với sự hỗ trợ của con cháu và gia đình. Các đại biểu tham dự Hội thảo cũng được nghe giới thiệu về chương trình phòng, chống bạo lực gia đình hiện nay của Việt Nam./.
Giới chuyên gia bi quan về viễn cảnh kinh tế toàn cầu  (03/12/2012)
Thực trạng tư tưởng và yêu cầu nâng cao tính thuyết phục của công tác tư tưởng trong giai đoạn hiện nay  (03/12/2012)
Một số giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước hiện nay  (03/12/2012)
Tuần tin cải cách hành chính từ 26-11 đến 03-12-2012  (03/12/2012)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên