Việt Nam đạt thành tựu ấn tượng trong việc giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em
06:37, ngày 15-09-2012
Ngày 14-9-2012, theo thông tin từ Tổ chức Quĩ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam, báo cáo năm 2012 về trẻ em với nhan đề “Khẳng định lại lời hứa” của Tổ chức này cho thấy Việt Nam đã đạt được thành tựu ấn tượng trong việc giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi trong những thập kỷ qua. Con số này đã giảm đáng kể từ 66 trẻ/1.000 trẻ sơ sinh (năm 2000) xuống còn 16 trẻ (năm 2011).
Bà Lót-ta Xin-loan-đơ (Lotta Sylwander), đại diện UNICEF tại Việt Nam nhấn mạnh: Chính phủ Việt Nam đã khẳng định cam kết của mình bảo vệ sự sống của trẻ em. Việc đặt ưu tiên và đầu tư cho bảo vệ sự sống của trẻ em trong những năm đầu đời đã giúp giảm số lượng trẻ tử vong, mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn và những lợi ích lâu dài cho toàn xã hội. Thống kê cho thấy, nguy cơ tử vong ở trẻ em những vùng nông thôn nghèo cao hơn ở khu vực đô thị.
Cũng theo bà Lót-ta Xin-loan-đơ, ở Việt Nam, nguyên nhân lớn nhất khiến trẻ em tử vong là do những bệnh bẩm sinh và những yếu tố liên quan đến chăm sóc tiền sản (hơn 50% trường hợp trẻ em dưới 5 tuổi tử vong xảy ra trong vòng 28 ngày sau khi sinh). Viêm phổi và tiêu chảy là hai nguyên nhân lớn kế tiếp khiến trẻ tử vong. Có một số giải pháp không tốn kém nhưng rất hiệu quả mà mọi trẻ em đều cần được tiếp cận như: Tiêm vắc xin; dùng dung dịch có muối và kẽm qua đường miệng; dùng kháng sinh; dùng hooc-môn để chống băng huyết cho sản phụ sau khi sinh...
Báo cáo năm nay cũng xem xét các xu thế về tỷ lệ trẻ em tử vong từ năm 1990 và cho thấy tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm đáng kể ở tất cả các khu vực và ở các quốc gia. Các quốc gia thu nhập thấp (Băng-la-des, Li-bê-ria và Ru-an-đa), các quốc gia thu nhập trung bình (Bra-xin, Mông-gô-lia và Thổ Nhĩ Kỳ) và các quốc gia thu nhập cao (Ô-man và Bồ Đào Nha) đều đạt được tiến bộ rõ rệt, giảm hơn 2/3 tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi tử vong trong khoảng thời gian từ 1990 đến 2011.
Với khẩu hiệu "Khẳng định lại lời hứa", trên toàn thế giới, một phong trào vì sự sống của trẻ em đang diễn ra, mạnh mẽ hơn, tập trung hơn và phát huy những tiến bộ đạt được trong hai thập kỷ qua. Có nhiều cơ hội để giảm mạnh hơn nữa số ca trẻ em tử vong vì những nguyên nhân có thể phòng tránh được. Bên cạnh những yếu tố về y tế và dinh dưỡng, việc cải thiện trong những lĩnh vực như giáo dục, nước sạch và vệ sinh, lương thực, bảo vệ trẻ em và nâng cao vị thế của phụ nữ... cũng giúp cải thiện triển vọng sống và phát triển của trẻ em./.
Cũng theo bà Lót-ta Xin-loan-đơ, ở Việt Nam, nguyên nhân lớn nhất khiến trẻ em tử vong là do những bệnh bẩm sinh và những yếu tố liên quan đến chăm sóc tiền sản (hơn 50% trường hợp trẻ em dưới 5 tuổi tử vong xảy ra trong vòng 28 ngày sau khi sinh). Viêm phổi và tiêu chảy là hai nguyên nhân lớn kế tiếp khiến trẻ tử vong. Có một số giải pháp không tốn kém nhưng rất hiệu quả mà mọi trẻ em đều cần được tiếp cận như: Tiêm vắc xin; dùng dung dịch có muối và kẽm qua đường miệng; dùng kháng sinh; dùng hooc-môn để chống băng huyết cho sản phụ sau khi sinh...
Báo cáo năm nay cũng xem xét các xu thế về tỷ lệ trẻ em tử vong từ năm 1990 và cho thấy tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm đáng kể ở tất cả các khu vực và ở các quốc gia. Các quốc gia thu nhập thấp (Băng-la-des, Li-bê-ria và Ru-an-đa), các quốc gia thu nhập trung bình (Bra-xin, Mông-gô-lia và Thổ Nhĩ Kỳ) và các quốc gia thu nhập cao (Ô-man và Bồ Đào Nha) đều đạt được tiến bộ rõ rệt, giảm hơn 2/3 tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi tử vong trong khoảng thời gian từ 1990 đến 2011.
Với khẩu hiệu "Khẳng định lại lời hứa", trên toàn thế giới, một phong trào vì sự sống của trẻ em đang diễn ra, mạnh mẽ hơn, tập trung hơn và phát huy những tiến bộ đạt được trong hai thập kỷ qua. Có nhiều cơ hội để giảm mạnh hơn nữa số ca trẻ em tử vong vì những nguyên nhân có thể phòng tránh được. Bên cạnh những yếu tố về y tế và dinh dưỡng, việc cải thiện trong những lĩnh vực như giáo dục, nước sạch và vệ sinh, lương thực, bảo vệ trẻ em và nâng cao vị thế của phụ nữ... cũng giúp cải thiện triển vọng sống và phát triển của trẻ em./.
Hội nghị Quan chức cấp cao ASEAN +3 về Phúc lợi xã hội và phát triển  (15/09/2012)
Hướng dẫn xây dựng bộ khung câu hỏi khảo sát độc giả báo chí  (15/09/2012)
Hợp tác Du lịch giữa Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào và Mi-an-ma  (15/09/2012)
Đổi mới chính sách đãi ngộ nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tinh thần Đại hội XI của Đảng  (15/09/2012)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội kiến Tổng thống Xin-ga-po Tô-ni Tan Keng Giam và Chủ tịch Đảng Hành động Nhân dân Xin-ga-po Kho Bun Oan  (13/09/2012)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII cho ý kiến về dự án Luật hộ tịch  (13/09/2012)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên