Hợp tác Du lịch giữa Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào và Mi-an-ma
06:31, ngày 15-09-2012
Ngày 14-9-2012, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch 4 nước Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma và Việt Nam (CLMV) lần thứ nhất đã được tổ chức. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam Hoàng Tuấn Anh chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có các ông Bộ trưởng Bộ Du lịch Cam-pu-chia Thong Khon; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thông tin và Du lịch Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Bosengkham Vongdara; Đại sứ Cộng hòa Liên bang Mi-an-ma tại Việt Nam Thet Oo …
Tại Hội nghị, các Bộ trưởng ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng của lượng khách du lịch quốc tế đến 4 nước CLMV thời gian qua, riêng năm 2011 đã đón trên 12,3 triệu lượt khách quốc tế, tăng 14,5% so với năm trước; trong đó, trao đổi khách giữa 4 nước đạt 2,1 triệu lượt, chiếm 17% tổng lượng khách tới 4 nước.
Các Bộ trưởng đã kiểm điểm việc thực hiện nội dung Tuyên bố chung Bộ trưởng về hợp tác du lịch CLMV năm 2010 và ghi nhận kết quả hợp tác đã và đang được các nước phối hợp triển khai các hoạt động quảng bá, xúc tiến hình ảnh “Bốn quốc gia - Một điểm đến”; Hợp tác giữa cơ quan quản lý nhà nước và khối doanh nghiệp; Diễn đàn đầu tư Du lịch; Hỗ trợ nhau tham dự các sự kiện quốc tế… Về hợp tác với các đối tác, Hội nghị ghi nhận và đánh giá cao hỗ trợ của Trung tâm ASEAN-Nhật Bản (AJC), Trung tâm ASEAN – Hàn Quốc (AKC) trong việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch, xúc tiến và quảng bá hình ảnh 4 nước CLMV tại thị trường quan trọng Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã hỗ trợ phát triển hạ tầng du lịch, du lịch công đồng, phát triển nguồn nhân lực…
Các Bộ trưởng đã ký Kế hoạch hợp tác du lịch CLMV giai đoạn 2013-2015 nhằm duy trì và phát huy kết quả đã đạt được, đẩy mạnh hơn nữa những hoạt động hợp tác khả thi, hiệu quả; nâng cao tính chủ động của 4 nước CLMV trong tiếp cận với các tổ chức quốc tế, đối tác phát triển với tư cách là một khối, nhằm tăng cường quảng bá đưa 4 quốc gia thành một điểm đến chung.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam Hoàng Tuấn Anh nêu rõ: Những năm gần đây, trong khuôn khổ hợp tác khu vực nói chung và hợp tác giữa 4 nước CLMV nói riêng, lĩnh vực du lịch đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và các đối tác liên quan. Tuy nhiên, ngành du lịch 4 nước cần nỗ lực hơn nữa để cùng hợp tác liên kết, kết nối sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút đầu tư, tăng sức cạnh tranh, từng bước khẳng định: Bốn quốc gia một điểm đến có sức hấp dẫn đối với du khách; đồng thời chuẩn bị những điều kiện cần thiết tham gia xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
Bộ trưởng bày tỏ niềm tin rằng Hội nghị khẳng định rõ cam kết, quyết tâm của 4 nước trong việc thúc đẩy phát triển du lịch Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma và Việt Nam lên một tầm cao mới, tương xứng với tiềm năng du lịch hiện có, góp phần tích cực vào việc củng cố hợp tác phát triển vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung của khu vực./.
Đổi mới chính sách đãi ngộ nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tinh thần Đại hội XI của Đảng  (15/09/2012)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội kiến Tổng thống Xin-ga-po Tô-ni Tan Keng Giam và Chủ tịch Đảng Hành động Nhân dân Xin-ga-po Kho Bun Oan  (13/09/2012)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII cho ý kiến về dự án Luật hộ tịch  (13/09/2012)
Ủy ban châu Âu đề xuất thành lập cơ chế giám sát ngân hàng duy nhất của Khu vực đồng tiền chung châu Âu  (13/09/2012)
Chính phủ Việt Nam khẳng định không có nhu cầu vay nguồn vốn của IMF cũng như của ASEAN+3 để xử lý các vấn đề kinh tế trong nước  (13/09/2012)
Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8-2012  (13/09/2012)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên