Hội nghị Quan chức cấp cao ASEAN +3 về Phúc lợi xã hội và phát triển
06:35, ngày 15-09-2012
Chiều 14-9-2012, Hội nghị Quan chức cấp cao ASEAN +3 về Phúc lợi xã hội và Phát triển (SOMSWD +3) lần thứ 7 đã được tổ chức tại Hà Nội. Hội nghị SOMSWD +3 lần thứ 7 nằm trong chuỗi các sự kiện liên quan về chủ đề "Thúc đẩy dịch vụ xã hội và bảo trợ xã hội cho các nhóm yếu thế", có sự tham gia của các nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Trọng Đàm nhấn mạnh: Quốc tế đang có những bước phát triển nhanh về kinh tế, khoa học kỹ thuật và công nghệ. Tuy nhiên, những người nghèo, người yếu thế vẫn là người được hưởng lợi sau những thành quả của sự tiến bộ đó, đồng thời họ lại là người phải chịu hậu quả trước tiên của khủng hoảng kinh tế - tài chính, thiên tai- bão lụt. Chính vì vậy, các quốc gia trong khu vực cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa để thúc đẩy lĩnh vực phúc lợi xã hội và phát triển. Xét trên mọi khía cạnh, lĩnh vực phúc lợi xã hội và phát triển có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, là mục tiêu cao cả của loài người.
Trong nhiều năm qua, các nước ASEAN đã nhận được sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc thông qua các hội nghị, hội thảo, các cuộc nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm, các lớp đào tạo nâng cao năng lực cán bộ, lãnh đạo trong lĩnh vực phúc lợi xã hội và phát triển… Những hỗ trợ này đã nâng cao nhận thức và năng lực của các nước ASEAN trong việc giải quyết các vấn đề xã hội. Các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc luôn đánh giá cao sự hợp tác phát triển giữa các quốc gia, coi đó là trách nhiệm cao cả mà mỗi quốc gia hướng tới để xây dựng một xã hội công bằng và phát triển bền vững, bảo đảm an toàn cho mọi thành viên trong xã hội trước những biến cố rủi ro. Sự hợp tác giữa các khu vực Đông Nam Á, Đông Á về phúc lợi xã hội và phát triển có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nhà nước phúc lợi xã hội của các nước và toàn khu vực Đông Nam Á.
Để bảo đảm công bằng xã hội, phát triển bền vững, Chính phủ các nước trong khu vực Đông Nam Á, Đông Á đã và đang tiến hành hàng loạt biện pháp nhằm thúc đẩy dịch vụ, an sinh xã hội cho nhóm yếu thế, tiến tới một xã hội hòa nhập, không rào cản, dựa trên quyền con người. Tuy vậy, do những nguyên nhân khác nhau, vẫn còn một bộ phận người nghèo, người khuyết tật chưa có cơ hội tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản, nhất là y tế, giáo dục, nhà ở và nước sạch.
Phúc lợi và phát triển xã hội đang là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và toàn cầu. Đó là nền tảng của sự ổn định, tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và phát triển bền vững. Chính vì vậy, hầu hết các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đều đặt phúc lợi xã hội và phát triển là mục tiêu ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia.
Tại Hội nghị SOMSWD +3, các nước ASEAN và các nước đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã chia sẻ quan điểm về thức đẩy dịch vụ, an sinh xã hội cho nhóm yếu thế; cập nhật tình hình các dự án/hoạt động hợp tác về phúc lợi xã hội và phát triển; đồng thời xác định những giải pháp, chương trình hợp tác trong những năm tới, trên cơ sở lợi ích của từng quốc gia và toàn khu vực./.
Hướng dẫn xây dựng bộ khung câu hỏi khảo sát độc giả báo chí  (15/09/2012)
Hợp tác Du lịch giữa Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào và Mi-an-ma  (15/09/2012)
Đổi mới chính sách đãi ngộ nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tinh thần Đại hội XI của Đảng  (15/09/2012)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội kiến Tổng thống Xin-ga-po Tô-ni Tan Keng Giam và Chủ tịch Đảng Hành động Nhân dân Xin-ga-po Kho Bun Oan  (13/09/2012)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII cho ý kiến về dự án Luật hộ tịch  (13/09/2012)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên