Các địa phương, doanh nghiệp Việt – Lào tăng cường hợp tác
Quảng Trị và Chăm-pa-sắc hợp tác toàn diện
Đoàn đại biểu tỉnh Chăm-pa-sắc (Lào) do đồng chí Xỏn-xay Sip-phăn-đon, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng tỉnh Chăm-pa-sắc làm Trưởng đoàn, đã thăm và làm việc tại tỉnh Quảng Trị.
Trong chuyến thăm và làm việc, hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đánh giá kết quả hợp tác giữa hai tỉnh, qua đó trao đổi, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Hai tỉnh đã thảo luận và thống nhất các nội dung hợp tác trên các lĩnh vực: ngoại giao, phát triển kinh tế xã hội và an ninh trật tự. Trong thời gian tới, hai địa phương sẽ tiếp tục triển khai các nội dung trong văn bản thoả thuận hợp tác giai đoạn 2011-2013, tham gia các hoạt động giao lưu năm Đoàn kết hữu nghị Việt – Lào. Bên cạnh đó, hai bên tăng cường việc tuyên truyền giáo dục cho cán bộ và nhân dân hai địa phương về mối quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện. Hai bên bằng nhiều biện pháp sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng tuyến đường 15A để khoảng cách giữa Quảng Trị và Chăm-pa-sắc sẽ xích lại gần hơn; tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương, doanh nghiệp hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo, phát triển nông nghiệp, thương mại, dịch vụ thu hút vốn đầu tư. Doanh nghiệp của hai tỉnh sẽ tiến hành các hoạt động khảo sát, nghiên cứu thị trường và xúc tiến các quan hệ làm ăn...
Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng tỉnh Chăm-pa-sắc đã nhấn mạnh tình hữu nghị thủy chung giữa hai Đảng, hai Nhà nước và hai địa phương kết nghĩa. Đồng chí cũng đã đánh giá cao những thành quả mà tỉnh Quảng Trị đã đạt sau ngày quê hương giải phóng và đã giúp đỡ về mọi mặt cho tỉnh Chăm-pa-sắc phát triển kinh tế - xã hội. Việc hai tỉnh kết nghĩa nằm trong hành lang kinh tế Đông Tây sẽ tạo điều kiện cho nhân dân và các doanh nghiệp qua lại trao đổi thương mại, an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội. Đặc biệt, thỏa thuận hợp xây dựng đặc khu kinh tế giữa hai địa phương là vấn đề quan trọng. Do vậy, hai bên cần khẩn trương giao cho các sở, ban ngành để triển khai, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của hai địa phương và khu vực hành lang kinh tế Đông Tây.
Thái Nguyên khuyến khích đầu tư vào nước bạn Lào
Ngày 25-8-2012, Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Xổm-xa-vạt Lênh-xa-vát (Somsavat Lengsavath) cùng Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên.
Đồng chí Xổm-xa-vạt Lênh-xa-vát (Somsavat Lengsavath) đánh giá cao sự giúp đỡ quí báu mà nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã dành cho cách mạng Lào trong sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như trong công cuộc kiến thiết đất nước. Đồng chí bày tỏ mong muốn, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên cũng như Chính phủ Việt Nam tiếp tục khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của tỉnh sang đầu tư ở Lào.
Đồng chí Xổm-xa-vạt Lênh-xa-vát (Somsavat Lengsavath) cho biết Nghị quyết lần thứ IX của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào coi đào tạo nguồn nhân lực là lĩnh vực đột phá và được ưu tiên hàng đầu, vì vậy, đề nghị Việt Nam cũng như tỉnh Thái Nguyên tiếp tục giúp Lào và các địa phương của Lào trong việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thái Nguyên phát huy truyền thống cách mạng năm xưa, tiếp tục nỗ lực xây dựng Thái Nguyên sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020, là đầu tàu thúc đẩy vùng trung du miền núi Bắc bộ phát triển, đưa Thái Nguyên trở thành vùng kinh tế trọng điểm Bắc Thủ đô Hà Nội như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc cũng đánh giá cao sự hợp tác có hiệu quả của Thái Nguyên với các địa phương của nước bạn Lào; đồng thời, cũng đề nghị các doanh nghiệp của tỉnh đầu tư tại Lào cần chú trọng tiến độ và chất lượng, hiệu quả và quan tâm đến công tác an sinh xã hội ở địa phương đầu tư; phải luôn tâm niệm lời dạy của Bác Hồ “giúp bạn chính là tự giúp mình”.
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục cùng Đảng, Nhà nước và nhân dân các bộ tộc Lào vun đắp cho mối quan hệ đặc biệt, thủy chung Việt Nam - Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.
Kết thúc buổi làm việc, Đồng chí Xổm-xa-vạt Lênh-xa-vát (Somsavat Lengsavath) thay mặt Chính phủ Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã trao Giấy phép đầu tư nước ngoài cho Công ty cổ phần khoáng sản và công nghiệp Chiến Công – một doanh nghiệp lớn của tỉnh Thái Nguyên. Theo đó, Công ty Chiến Công sẽ đầu tư sang Lào 64 tỉ Kíp (tương đương 8 triệu USD) để tìm kiếm, thăm dò quặng thiếc, chì và kẽm tại tỉnh Xiêng Khoảng và Hủa Phăn của Lào.
Cùng ngày, Đoàn công tác của Chính phủ Lào đã đến thắp hương tưởng niệm tại Khu di tích lịch sử ATK Định Hóa - Thái Nguyên, thăm Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên, Mỏ sắt Tương Lai, Nhà máy luyện Fero Mangan Thái Nguyên, Khu du lịch sinh thái Hồ Núi Cốc, Trung tâm văn hóa Trà tỉnh Thái Nguyên.
Nghệ An và Xiêng Khoảng tăng cường hợp tác đầu tư
Ngày 25-8, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An và Ủy ban chính quyền tỉnh Xiêng Khoảng (Lào) tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh Xiêng Khoảng.
Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư hai nước, hai tỉnh Nghệ An và Xiêng Khoảng cùng nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp đến từ các địa phương trong và ngoài tỉnh Nghệ An.
Phát biểu tại hội nghị, lãnh đạo tỉnh Nghệ An và Xiêng Khoảng mong muốn cùng tìm hiểu về tình hình kinh tế, xã hội của hai địa phương, cam kết tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư, làm ăn có hiệu quả, coi thành công của doanh nghiệp địa phương mình cũng là thành công của doanh nghiệp địa phương nước bạn.
Đồng chí Hồ Đức Phước, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An cho biết đến nay đã có 6 dự án của các doanh nghiệp Nghệ An đầu tư vào tỉnh Xiêng Khoảng trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, khai thác, chế biến khoáng sản, du lịch...
Nhiều doanh nghiệp Nghệ An đã đầu tư và đang làm ăn có hiệu quả tại Xiêng Khoảng nói riêng, Lào nói chung và luôn được địa phương quan tâm giúp đỡ về mọi mặt để đầu tư có hiệu quả, qua đó củng cố, vun đắp tình hữu nghị giữa hai nước Việt Nam - Lào và giữa Nghệ An - Xiêng Khoảng.
Đồng chí Sổm Cốt Măng Nò Mếch, Bí thư kiêm Tỉnh trưởng tỉnh Xiêng Khoảng cũng cho biết nằm cách thủ đô Viên chăn 400km, tổng diện tích tự nhiên gần 17.000km2, có chung đường biên giới với tỉnh Nghệ An dài trên 120km.
Xiêng Khoảng đang là địa phương dẫn đầu thuộc các tỉnh khu vực Bắc Lào về thu hút đầu tư từ Việt Nam và đứng thứ 6 trong số các tỉnh của Lào có hoạt động thu hút đầu tư từ Việt Nam.
Xiêng Khoảng có nhiều thế mạnh liên quan đến nông lâm nghiệp, thủy điện, du lịch... Những tiềm năng, thế mạnh này luôn được địa phương mời gọi và sẵn sàng hợp tác đầu tư, có những chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp đến từ Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng.
Tỉnh coi đây là việc làm không những giúp các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả mà còn góp phần thặt chặt hơn mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước Lào - Việt Nam và giữa tỉnh Xiêng Khoảng với tỉnh Nghệ An.
Để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đến đầu tư làm ăn, địa phương sẽ chỉ đạo các sở, ngành liên quan hoàn tất thủ tục đầu tư cho các doanh nghiệp đến từ Nghệ An nhanh nhất; được miễn thuế nhập khẩu máy móc, trang thiết bị, phương tiện sản xuất trực tiếp và được miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu, thành phẩm phục vụ sản xuất.
Các lĩnh vực mà tỉnh Xiêng Khoảng khuyến khích, mời gọi thu hút đầu tư là nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và giáo dục.
Chiều cùng ngày, đoàn đại biểu tỉnh Xiêng Khoảng và Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào tổ chức giới thiệu chuyên sâu với các doanh nghiệp Việt Nam về môi trường đầu tư vào tỉnh Xiêng Khoảng; đến dâng hoa, dâng hương lên bàn thờ Bác Hồ tại Khu di tích Kim Liên và tham quan quê Bác ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An.
Cũng trong chiều 25-8, tại thành phố Vinh, UBND tỉnh Nghệ An, UBND thành phố Vinh long trọng tổ chức Lễ đặt tên Đường Nghệ An – Xiêng Khoảng.
Nhằm góp phần tôn vinh, đánh một dấu mốc quan trọng tô thắm tình hữu nghị hai nước Việt – Lào nói chung và tình cảm nhân dân 2 tỉnh Nghệ An – Xiêng Khoảng nói riêng, tỉnh Nghệ An, UBND Thành phố Vinh đã chọn tuyến đường Quốc Lộ 46 có chiều dài 5.200m, rộng 21m và quy hoạch mở rộng 36m (từ Ngã ba Quán Bánh đến hết xã Nghi Ân, tuyến đường dài nhất trong các tuyến đường được đặt tên các danh nhân tại Thành phố Vinh hiện nay) để đặt tên đường “Nghệ An – Xiêng Khoảng”… Tại buổi lễ, các đại biểu của hai nước, hai tỉnh đã thực hiện các nghi thức đặt tên đường “Nghệ An – Xiêng Khoảng” và tham quan tuyến đường này./.
Quan hệ hữu nghị hai nước Việt – Lào đời đời bền vững  (25/08/2012)
Họp trù bị cho Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN  (25/08/2012)
Xếp hạng thống đốc Ngân hàng Trung ương toàn cầu  (25/08/2012)
Triển lãm ảnh về cuộc sống của quân dân Trường Sa  (25/08/2012)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên