Kinh tế châu Âu đi lên, đồng euro vẫn giảm giá
21:43, ngày 04-01-2012
Đồng euro giảm giá so với các ngoại tệ khác trong phiên 4-1 tại châu Á khi nỗi lo nợ công tiếp diễn tại châu Âu đã xóa mờ những thông tin kinh tế tích cực xuất phát từ "lục địa già."
Chiều 4-1 tại Tokyo, 1 euro đổi được 1.3028 USD và 99,92 yen Nhật, thấp hơn các mức tương ứng 1,3051 USD/euro và 100,10 yen/euro đêm trước tại thị trường New York.
Trong khi đó, đồng USD tiếp tục yếu đi so với đồng yen và đã rơi từ 76,68 yen/USD xuống 76,70 yen/USD.
Đầu phiên này, đồng euro đã rất vất vả chống lại đà giảm giá nhờ thống kê cho thấy hoạt động sản xuất tại châu Âu khá vững vàng và tỷ lệ thất nghiệp tại Đức giảm mạnh hơn dự kiến trong tháng cuối năm 2011. Tuy nhiên, sự kháng cự này không thành công sau khi đồng euro để tuột khỏi mức 1,3045 USD/euro.
Theo nhà kinh doanh Yoshio Yoshida thuộc Mizuho Trust & Banking, đồng euro có thể hồi phục hơn nữa, thế nhưng sự tăng giá rất hạn chế của đồng tiền này càng khẳng định quan điểm cho rằng chiều đi lên của đồng euro rất dễ bị đảo ngược.
Đồng euro liên tục chịu áp lực bởi khả năng một số nước châu Âu có thể bị đánh tụt thêm xếp hạng tín nhiệm, trong khi lãi suất trái phiếu chính phủ Italy hiện ở sát ngưỡng 7% - mức được coi là gây khó khăn cho quốc gia này trong nỗ lực trả nợ.
Đầu tuần này, đồng euro có lúc đã rơi xuống mức thấp nhất trong 11 năm qua so với đồng yen, còn 98,71 yen/euro. Lúc đó, nhà quản lý quỹ Daiwa SB Investments, ông Kenichiro Ikezawa, nói rằng đà sa sút của đồng euro sẽ bị hạn chế cho tới khi Mỹ công bố số liệu về hoạt động kinh tế phi nông nghiệp vào ngày 6/1 tới.
Nhà chiến lược tiền tệ hàng đầu của Ngân hàng JPMorgan chi nhánh Tokyo, Junya Tanase, đồng USD có thể giảm xuống 76,30 yen/USD và tiếp sau đó rơi xuống dưới ngưỡng 76 yen/euro trong tuần này, khi tâm lý ngại rủi ro tràn tới, khiến giới đầu tư đẩy mạnh bán ra "đồng bạc xanh" trước khi Mỹ công bố số liệu của lĩnh vực phi nông nghiệp vào cuối tuần.
Hồi cuối tháng 10/2011, đồng USD đã rơi xuống mức thấp nhất so với đồng yen kể từ Thế chiến II, là 75,32 yen/USD và điều này đã khiến giới chức trách Nhật Bản phải ra tay can thiệp vào thị trường tiền tệ bằng cách bán ra đồng yen để bảo vệ lĩnh vực xuất khẩu.
Cũng trong phiên 4-1, đồng USD giảm giá so với hầu hết các đồng tiền châu Á khác, như đôla Singapore (SGD, xuống 1,2875 SGD/USD); đôla Đài Loan (TWD, 30,26 TWD/USD) và won Hàn Quốc (1.148,60 won/USD)./.
Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu về sản xuất công nghiệp  (04/01/2012)
FED dự báo về kinh tế Mỹ trong năm 2012 và 2013  (04/01/2012)
Mười thách thức cho nền kinh tế thế giới năm 2012  (04/01/2012)
Khai thác lợi thế, tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội  (04/01/2012)
Khai thác lợi thế, tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội  (04/01/2012)
Chủ tịch nước tiếp các chức sắc Hội thánh Cao Đài  (04/01/2012)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay