Nga và Trung Quốc đưa ra Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về Syria
TCCSĐT - Tuần qua, Nga và Trung Quốc đã đưa ra Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc Dự thảo nghị quyết riêng về tình hình ở Syria. Động thái này gây bất ngờ cả ở trong cũng như ngoài Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Theo Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vitali Tchurkin, mục đích của Dự thảo nghị quyết này là "chấm dứt tình trạng bạo loạn và bạo động ở Syria cũng như giúp đất nước này tiếp tục thực hiện những cuộc cải cách chính trị". Một trong những nội dung chính trong dự thảo nghị quyết này là thể hiện quan điểm thái độ của Nga và Trung Quốc cho rằng, cả phía Chính phủ lẫn phe chống đối đều chịu trách nhiệm về việc đã xô đẩy đất nước đến tình trạng hiện tại và vì thế để giải quyết cuộc khủng hoảng này thì cả hai phía đều phải kiềm chế và đi vào đối thoại trực tiếp với nhau. Ngoài ra, trong dự thảo nghị quyết này, Nga và Trung Quốc bày tỏ lo ngại về việc bên ngoài cung cấp vũ khí cho lực lượng chống đối ở Syria.
Trong những phản ứng đầu tiên, phương Tây coi việc Nga và Trung Quốc đưa ra dự thảo nghị quyết về Syria là sự kiện bất ngờ vì từ trước đến nay họ không đồng tình với mức độ thể hiện thái độ như thế của Hội đồng Bảo an mà chỉ mới chấp nhận mức độ có tuyên bố của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Phương Tây đánh giá động thái này là sự chuyển biến thái độ của Nga và Trung Quốc theo hướng bắt đầu gây áp lực đối với Chính phủ Syria nhưng lại không đồng tình cũng như không nhất trí với Nga và Trung Quốc khi coi Chính phủ Syria và phe chống đối phải chịu trách nhiệm như nhau. Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton tuyên bố: "Trong Dự thảo ấy có một số điểm cụ thể chúng tôi không thể chấp nhận được". Chính phủ Pháp đánh giá Dự thảo này "không cân xứng" và "cần phải được điều chỉnh".
Phản ứng của phương Tây cho thấy sự khác biệt quan điểm giữa hai bên về tình hình Syria là rất cơ bản và khó có thể sớm được khắc phục. Xem ra, Nga và Trung Quốc tiến hành bước đi này trong nhận thức là dự thảo nghị quyết như thế không có khả năng được thông qua. Bước đi này nhằm mục đích khẳng định vai trò cùng quyết định của Nga và Trung Quốc, duy trì thế chủ động chứ không để bị dẫn dắt hoặc lấn lướt.
Qua sự việc này cũng có thể thấy, mục đích của Nga và Trung Quốc là không muốn để lặp lại những gì đã diễn ra ở Libia nên đã ngăn chặn ngay từ đầu khả năng nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc bị lạm dụng phục vụ cho lợi ích riêng của phương Tây ở Syria và để tạo dư địa có thể linh hoạt tiến thoái tuỳ theo diễn biến ở đó trong thời gian tới./.
Từ ngày 20-12, giá bán điện bình quân tăng thêm 62 đ/kwh  (19/12/2011)
Toàn quốc kháng chiến với bài học xây dựng và bảo vệ Tổ quốc  (19/12/2011)
Chính thức khởi công cầu dài nhất vượt sông Hồng  (18/12/2011)
Thúc đẩy hợp tác toàn diện láng giềng Việt-Trung  (18/12/2011)
Việt Nam-Myanmar củng cố quan hệ truyền thống  (18/12/2011)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên