Thúc đẩy hợp tác toàn diện láng giềng Việt-Trung
Kể từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Trung Quốc phát triển nhanh chóng và sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả hai bên. Đến nay, hai nước đã ký nhiều hiệp định cấp Chính phủ và các văn kiện hợp tác, đặt cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai nước.
Các cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo cấp cao hai nước được duy trì thường xuyên, trong hơn 20 năm qua đã có hơn 70 đoàn cấp cao (từ ủy viên thường vụ Bộ chính trị trở lên) và mỗi năm có hơn 200 đoàn các cấp qua lại.
Trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tháng 2-1999, lãnh đạo cấp cao hai nước đã xác định phương châm 16 chữ thúc đẩy quan hệ hai nước trong thế kỷ 21 là “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai.” Hai bên cũng đã thỏa thuận đưa hai nước trở thành “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt.”
Đặc biệt, trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 5-2008, hai bên nhất trí phát triển “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt, đồng thời nhất trí thiết lập đường dây nóng giữa lãnh đạo cấp cao hai nước tạo cơ sở cho quan hệ hai nước phát triển ổn định, lâu dài.
Hợp tác giữa hai Đảng được đẩy mạnh. Từ cuối năm 2007, phía Trung Quốc khôi phục lại việc bồi dưỡng, đào tạo cán bộ cao cấp và trung cấp cho Việt Nam. Năm 2008, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Ban liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ký thỏa thuận về cơ chế hợp tác giao lưu. Trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (11 đến 15-10-2011), hai bên đã ký Kế hoạch hợp tác giữa hai Đảng giai đoạn 2011-2015.
Quan hệ giữa các ngành quan trọng như ngoại giao, an ninh, quốc phòng được tiếp tục tăng cường với việc ký các thỏa thuận hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao (12-2002), hai Bộ Công an (9-2003), hai Bộ Quốc phòng (10-2003); hai ngành an ninh (3-2005); Thỏa thuận hợp tác biên phòng (8-2007); Thỏa thuận về hợp tác giữa hai Tổng Cục chính trị Bộ Quốc phòng hai nước (12-2007); Hiệp định về tăng cường hợp tác phòng chống buôn bán người (2010).
Quan hệ giữa các địa phương hai bên cũng được tăng cường với nhiều hình thức đa dạng và thiết thực như trao đổi đoàn các cấp, ký kết các văn bản hợp tác, cùng nhau tổ chức hội thảo, triển lãm... Những năm gần đây, nhiều lãnh đạo địa phương Trung Quốc như Bí thư, Tỉnh trưởng Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Thiên Tân, Hải Nam, Thiểm Tây, Tứ Xuyên, Chủ tịch Chính hiệp Thượng Hải... đã sang thăm Việt Nam. Lãnh đạo Việt Nam và nhiều lãnh đạo các địa phương ta cũng nhiều lần thăm các địa phương Trung Quốc.
Giao lưu giữa nhân dân và thế hệ trẻ hai nước được tăng cường thông qua các hoạt động như: Liên hoan Thanh niên, Diễn đàn nhân dân, Liên hoan hữu nghị nhân dân biên giới Việt-Trung...
Sau 20 năm bình thường hóa, quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam-Trung Quốc phát triển vượt bậc, kim ngạch thương mại song phương từ 32 triệu USD năm 1992 tăng lên tới 30 tỷ USD năm 2010. Từ năm 2004 đến nay, Trung Quốc liên tục là bạn hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam. Tính đến hết tháng 10-2011, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 28,14 tỷ USD tăng 31,5%, trong đó xuất khẩu đạt 8,56 tỷ USD tăng 57,5%, nhập khẩu đạt gần 20 tỷ USD tăng 23,6%.
Quan hệ hợp tác đầu tư giữa hai nước có bước phát triển mới, nhiều tập đoàn lớn của Trung Quốc bày tỏ mong muốn đầu tư vào Việt Nam. Đến hết tháng 10-2011, Trung Quốc có 808 dự án đầu tư tại Việt Nam, tổng vốn đăng ký 4,2 tỷ USD, đứng thứ 14/93 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam.
Tính đến nay, Trung Quốc đã dành cho Việt Nam khoảng 1,4 tỷ USD tín dụng ưu đãi. Hai bên đã và đang triển khai một số dự án hợp tác kinh tế lớn. Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc còn hỗ trợ Việt Nam nhiều khoản viện trợ không hoàn lại (khoảng 300 triệu Nhân dân tệ) dùng vào việc tổ chức các đoàn tham quan, khảo sát kinh nghiệm phát triển kinh tế-xã hội ở Trung Quốc; giao lưu thanh thiếu niên; đầu tư trang thiết bị cho một số bệnh viện tại Việt Nam; xây dựng khu nhà ở Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh và Cung Hữu nghị Việt-Trung.
Quan hệ hợp tác giáo dục, văn hóa, thể thao và du lịch giữa hai nước những năm qua cũng được đẩy mạnh. Hàng năm, Trung Quốc cung cấp cho Việt Nam khoảng 130 học bổng dài hạn; hiện có khoảng 13.000 lưu học sinh Việt Nam đang học tập tại các trường đại học của Trung Quốc với ngành nghề đa dạng và phía bạn cũng nhận giúp Việt Nam đào tạo 1.000 tiến sỹ đến năm 2020...
Chuyến thăm Việt Nam lần này của Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố, phát triển hơn nữa quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước; cụ thể hóa những kết quả, nhận thức chung mà lãnh đạo cấp cao hai nước đạt được trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các cuộc tiếp xúc giữa lãnh đại cấp cao hai nước gần đây.
Nhân chuyến thăm, lãnh đạo hai nước sẽ trao đổi các biện pháp đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc ngày càng đi vào chiều sâu và xem xét ký kết một số văn bản hợp tác giữa hai nước./.
Việt Nam-Myanmar củng cố quan hệ truyền thống  (18/12/2011)
Ngành xây dựng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước  (18/12/2011)
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong thời gian tới*  (18/12/2011)
Liên hợp quốc tăng cường hiện diện ở Nam và Tây Nam Á  (17/12/2011)
Trung Mỹ đẩy nhanh tiến trình hội nhập khu vực  (17/12/2011)
Châu Âu phóng tên lửa Soyuz mang vệ tinh quân sự  (17/12/2011)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên