Việt Nam ưu tiên hàng đầu cho đảm bảo an toàn hạt nhân
Về chính sách sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình của Việt Nam, Thứ trưởng Lê Đình Tiến cho biết, trong thời hậu khủng hoảng hạt nhân Fukushima, chính sách năng lượng của Việt Nam là theo hướng đa dạng hóa các nguồn năng lượng. Tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối mặt với thực tế là các nguồn nhiên liệu hóa thạch trong nước đang trở nên cạn kiệt, trong khi nhu cầu năng lượng, nhất là điện tiêu dùng, đang tăng nhanh.
Vì vậy, ông nêu rõ: “Chúng tôi hiểu rằng năng lượng hạt nhân là một nguồn năng lượng sạch, không thải ra khí CO 2 và có thể được coi là một lựa chọn khả thi để đáp ứng nhu cầu năng lượng của đất nước.”
Thứ trưởng Lê Đình Tiến cho biết Việt Nam đã quyết định tiếp tục chương trình năng lượng hạt nhân của mình. Theo kế hoạch mới về phát triển điện năng trong giai đoạn 2011-2020 định hướng tới năm 2030, được Chính phủ Việt Nam thông qua hồi tháng Bảy, nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam sẽ đi vào hoạt động thương mại vào năm 2020 và tỷ lệ điện hạt nhân trong tổng cung điện sẽ đạt 10,1% vào năm 2030.
Ông còn cho biết, để thực hiện chương trình điện hạt nhân của mình, Việt Nam đang tập trung đầu tư cho việc phát triển cơ sở hạ tầng hạt nhân hoàn chỉnh, trong đó có việc xây dựng hệ thống pháp luật và quy định, phát triển nguồn nhân lực, tăng cường năng lực của cơ quan quản lý hạt nhân, phát triển tổ chức hỗ trợ kỹ thuật và tăng cường hợp tác quốc tế để đảm bảo an toàn, an ninh và không phổ biến hạt nhân.
Để đảm bảo an toàn hạt nhân, ông đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác khu vực và quốc tế, trong đó có các hoạt động thuộc các dự án của FNCA về các hệ thống quản lý an toàn cho các cơ sở hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ và an toàn phóng xạ, và bảo vệ và đảm bảo an ninh hạt nhân.
Cũng nhân dịp này, Thứ trưởng Lê Đình Tiến đã bày tỏ sự chia sẻ và cảm thông đối với những mất mát về người và của cũng như hậu quả to lớn mà thảm họa động đất và sóng thần ngày 11-3 đã gây ra cho Chính phủ và nhân dân Nhật Bản./.
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, một áng hùng văn thời đại Hồ Chí Minh  (16/12/2011)
Xây dựng nông thôn mới và vấn đề đặt ra  (16/12/2011)
Việt Nam dự Hội nghị Diễn đàn Hợp tác hạt nhân châu Á  (16/12/2011)
Việt Nam-Lào trao đổi kinh nghiệm công tác mặt trận  (16/12/2011)
Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước  (16/12/2011)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên