IMF: Thế giới cần hành động tập thể để khôi phục lòng tin vào kinh tế toàn cầu
Bà Cri-xtin La-gác-đơ nhấn mạnh, hành động tập thể cần tập trung xử lý 3 thách thức chính mà nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt: các áp lực nợ đang làm cạn kiệt tăng trưởng, nguy cơ bất ổn định trong trung tâm hệ thống kinh tế toàn cầu và căng thẳng xã hội. Con đường phục hồi kinh tế thế giới vốn đã hẹp hơn nhiều so với trước và nay ngày càng hẹp hơn, vì vậy, cần phải được sửa chữa, xây dựng lại, cải tổ và tái cân bằng. Tăng trưởng kinh tế thế giới vẫn tiếp tục với tốc độ trì trệ. Nợ ở các nền kinh tế phát triển đang làm tăng nguy cơ bất ổn định tài chính thế giới. Để khai thông con đường này, cần một ý chí chính trị mạnh mẽ trên khắp thế giới để sự lãnh đạo thay cho chính sách đe dọa, hợp tác thay cho cạnh tranh và hành động thay cho phản hành động.
Bà Cri-xtin La-gác-đơ kêu gọi các nền kinh tế phát triển thiết kế những kế hoạch trung hạn đáng tin cậy để ổn định và giảm tỷ lệ nợ công, nhưng không được làm tổn thương quá trình phục hồi kinh tế và làm tồi tệ hơn triển vọng tạo việc làm. Khu vực tài chính cần được cải tổ đặc biệt để lấp đầy những khoảng trống trong các lĩnh vực giám sát, giải pháp xuyên biên giới… Hợp tác quốc tế cần được thúc đẩy trong tất cả các lĩnh vực. Các nước thu nhập thấp cần xây dựng lại các khu đệm chính sách kinh tế nhằm cung cấp khoảng trống cho đầu tư công thúc đẩy tăng trưởng và an sinh xã hội để có thể tự bảo vệ trước những cơn bão kinh tế thế giới trong tương lai.
Giám đốc điều hành IMF cũng nhấn mạnh vai trò của IMF trong quá trình đưa nền kinh tế thế giới trở lại phát triển lành mạnh. IMF xác định các nguy cơ và những cơ hội nổi lên từ các nền kinh tế, đồng thời thông qua tư vấn chính sách để làm rõ các vấn đề then chốt như tăng trưởng, khả năng dễ bị tổn thương và những tác động phụ nhằm giúp định hướng hợp tác quốc tế. Nguồn tài chính của IMF có thể giúp các nước vượt qua những thách thức kinh tế trực tiếp và về dài hạn, IMF có thể giúp xây dựng một hệ thống tài chính quốc tế an toàn hơn và ổn định hơn./.
Những bước đi mới của EU trong việc giải quyết khủng hoảng nợ công  (16/09/2011)
Hướng tới Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 17  (16/09/2011)
Chính phủ họp phiên chuyên đề góp ý kiến vào chín dự án luật  (16/09/2011)
Quán triệt Nghị quyết Đại hội XI của Đảng cho nhân sĩ, trí thức, chức sắc các tôn giáo  (16/09/2011)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên