Để năm 2008 chỉ số giá tiêu dùng thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế
Chỉ số giá tiêu dùng tăng tới mức 2 con số (12,63%, cao nhất trong 10 năm gần đây), cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, không đạt mục tiêu Quốc hội đề ra, được coi là một trong những vấn đề “nóng” trong phát triển kinh tế - xã hội và một trong những điểm không thành công trong điều hành của Chính phủ năm 2007. Tuy nhiên, cũng phải khẳng định rằng Chính phủ và các ngành, các cấp đã có những cố gắng rất lớn trong việc thực thi các giải pháp bình ổn giá, kiểm soát lạm phát, nên giá thị trường không có những biến động mang tính đột biến, không gây sốt giá cả về tổng thể và mặt hàng cá biệt, và, nếu như Chính phủ không có các biện pháp cấp bách và chỉ đạo quyết liệt thực hiện các biện pháp thì giá thị trường còn tăng cao hơn. Các cân đối vĩ mô được giữ vững, đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 8,5%; thu ngân sách nhà nước vượt kế hoạch, bội chi ngân sách nhà nước được khống chế ở mức cho phép là 5% GDP; duy trì và bảo đảm ổn định tiền tệ; dự trữ ngoại tệ tăng nhanh và đã đạt khoảng 20 tuần nhập khẩu; các chỉ số nợ của Chính phủ và nợ quốc gia ở mức an toàn; thị trường tài chính, thị trường chứng khoán phát triển theo hướng vững chắc và ổn định. Thu nhập của một bộ phận dân cư tăng, nhưng đa số người dân có thu nhập thấp bị ảnh hưởng.
Để rút kinh nghiệm trong việc điều hành nền kinh tế quốc dân trong năm tới, Chính phủ đã phân tích một cách tổng hợp những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng giá cao vừa qua, trên cơ sở đó có giải pháp điều hành hiệu quả, đạt mục tiêu tăng trưởng do Quốc hội khóa XII đề ra.
1. Nguyên nhân tăng giá
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng giá cao vừa qua được phân tích trên nhiều khía cạnh:
- Từ bản thân nền kinh tế.
+ Đây là nguyên nhân sâu xa, bao trùm, xuất phát từ trình độ phát triển, chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế thấp, sức cạnh tranh chưa cao (Theo báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới WEF, so với các quốc gia được xem xét, năm 2006, Việt Nam xếp thứ 64/125; năm 2007: 68/131).
+ Nhà nước chủ động thực hiện lộ trình giá thị trường đối với một số loại hàng hóa, vật tư cơ bản như giá điện, xăng, than.
+ Công tác dự báo tình hình chưa sát và chậm (ví dụ: dự báo giá dầu 2 tháng cuối năm, dự báo tình hình bão lụt, dịch bệnh,…). Việc điều hành còn chậm, nếu điều hành chính sách tiền tệ (tỷ giá, lãi suất, hút tiền về, dư nợ, …) sớm hơn, linh hoạt hơn thì hiệu quả cao hơn. Một số địa phương triển khai kiểm soát giá cả trên địa bàn chưa quyết liệt. Chỉ số giá một số tháng cuối năm (tháng 8, 9, 10) đã chững lại, tuy nhiên cuối năm do giá nguyên, nhiên liệu thế giới lại tăng đột biến (trong một tháng giá dầu tăng từ 75 USD/thùng lên 100 USD/thùng) nên chỉ số giá trong nước 2 tháng cuối năm tiếp tục tăng.
+ Thu nhập của dân cư tăng 5,8% so với năm 2006 đã trừ yếu tố trượt giá (trong đó khu vực nông thôn tăng 6,3%). Mặt khác, giá thị trường còn bị tác động của các yếu tố tâm lý khá mạnh. Công tác quản lý giá, giám sát, kiểm tra thị trường trên địa bàn chưa thật tốt.
+ Thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, ảnh hưởng lớn đến tình hình thị trường giá cả nhất là những mặt hàng lương thực, thực phẩm, giống cây trồng, vật nuôi, vật liệu xây dựng…; thời tiết không thuận lợi nên lượng đánh bắt hải sản giảm; dịch bệnh ở gia súc, gia cầm xảy ra ở nhiều nơi trong khi giá thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi tăng cao đã ảnh hưởng tới việc khôi phục và phát triển đàn gia súc, gia cầm dẫn đến nguồn cung thực phẩm thiếu hụt.
+ Công tác tuyên truyền về các biện pháp điều hành giá và tình hình giá cả thị trường chưa tốt.
- Từ tác động của thị trường thế giới. Giá thị trường thế giới liên tục tăng cao từ đầu năm đến cuối năm và vẫn đang trong xu thế tăng. Đây là yếu tố khó tránh khỏi trong điều kiện nền kinh tế nước ta đã hội nhập với kinh tế thế giới, nhất là khi quy mô của nền kinh tế còn nhỏ và độ mở của nền kinh tế ở đầu vào lớn (nếu so tỷ lệ tổng kim ngạch nhập khẩu với GDP thì: năm 2006 là 74,13%; năm 2007 là 82,85%; trong khi đó, tỷ lệ này của Trung Quốc là: 29,69%; Mỹ: 14,54%; Đức, Anh, Pháp từ 25-30%).
Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta nhiều, vượt xa dự kiến (20,3 tỉ USD, gấp đôi so với năm 2006) là một thành công trong thu hút đầu tư nước ngoài năm 2007, nhưng từ một góc độ khác, lại góp phần vào việc tăng giá do Nhà nước phải mua vào một lượng ngoại tệ khá lớn, làm tăng tổng phương tiện thanh toán; dư nợ tín dụng tăng cao tạo cơ hội cho tăng trưởng phát triển nhanh nhưng cũng tạo sức ép tăng giá.
2. Những định hướng điều hành giá hàng hóa, dịch vụ năm 2008
Trong thời gian tới, nền kinh tế quốc dân vẫn đứng trước những yếu tố có khả năng làm tăng giá.
- Trong năm 2008, nền kinh tế thế giới vẫn tiềm ẩn những biến động khó lường về kinh tế, tài chính, tiền tệ, giá cả và những bất ổn do rủi ro từ các yếu tố địa chính trị. Tuy nhiên, theo dự báo của IMF, kinh tế thế giới vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao: 5,2%. Kinh tế phát triển đòi hỏi nhu cầu tiêu dùng nguyên vật liệu đáp ứng mục tiêu tăng trưởng rất lớn tạo sức ép tăng giá. Tình hình này sẽ tác động trực tiếp đến giá cả của nước ta.
- Để đạt những mục tiêu khá cao mà Quốc hội khóa XII đề ra, để có đủ đầu vào cho tăng trưởng cần phải huy động, giải phóng, phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, cũng sẽ là một sức ép nhất định đến mặt bằng giá.
- Năm 2008 nền kinh tế vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức: bất ổn của thiên tai dịch bệnh, kết cấu hạ tầng yếu kém; các hiện tượng đầu cơ tăng giá, gian lận thương mại chưa được kiểm soát có hiệu quả; sức cạnh tranh của nền kinh tế, các doanh nghiệp, hàng hóa dịch vụ chưa cao, hiệu quả kinh tế còn thấp.
- Thu nhập tăng, sức mua tăng: từ 1-1-2008, tiền lương tăng ở cả khối hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp; kiều hối của Việt kiều gửi về nhiều, nhu cầu tiêu dùng cuối năm tăng, vốn giải ngân cho các công trình xây dựng nhiều hơn, vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục vào nhiều.
- Tiếp tục thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, đảm bảo hệ thống giá thể hiện đầy đủ giá trị của hàng hóa dịch vụ theo nguyên tắc thị trường, xóa bao cấp qua giá.
Xuất phát từ thực trạng nền kinh tế, lộ trình hội nhập kinh tế và những dự báo trên, Chính phủ đã đề ra mục tiêu: hình thành mặt bằng giá mới, bình ổn giá cả thị trường, kiểm soát lạm phát, khuyến khích cạnh tranh về giá. Phấn đấu kiểm soát chỉ số tăng giá tiêu dùng thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Để đạt mục tiêu đó, Chính phủ thực hiện cơ chế điều hành: cơ chế thị trường về giá, từng bước xóa bỏ độc quyền, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hạch toán thực, rõ ràng, đầy đủ, minh bạch, chính xác, góp phần chống đầu cơ, buôn lậu. Chuyển mạnh từ hình thức định giá, phê duyệt giá sang áp dụng cơ chế đấu thầu, đấu giá đối với hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước đặt hàng các chương trình, mục tiêu quốc gia, hàng hóa, dịch vụ công ích, hàng hóa, dịch vụ thực hiện chính sách xã hội...
Các Bộ chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất kinh doanh hàng hóa cùng với điều hành hoạt động xuất - nhập khẩu đảm bảo cân đối cung cầu. Điều hành có hiệu quả các chính sách tài khóa; tiền tệ; điều chỉnh giá một số mặt hàng theo thị trường như: than, điện, xăng, dầu. Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống các hành vi gian lận thương mại; đầu cơ, buôn lậu, kinh doanh hàng hóa không bảo đảm các quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm, hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Tăng cường công tác tuyên truyền về cơ chế, chính sách và biện pháp điều hành giá tạo sự chia sẻ, đồng thuận trong xã hội với các giải pháp của Chính phủ, ngăn ngừa tác động tâm lý đưa giá lên cao.
Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho các đối tượng cán bộ, công nhân viên, các hộ nghèo có thu nhập thấp, đối tượng chính sách để giảm thiểu tác động bất lợi khi giá thị trường tăng.
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam khai trương trụ sở mới và tổ chức trọng thể Lễ ra mắt Đảng bộ Tập đoàn  (29/12/2007)
Bộ đội biên phòng trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới  (28/12/2007)
Bước đầu cải cách hành chính ở tỉnh Hải Dương  (28/12/2007)
“Điện Biên Phủ trên không” - chiến thắng của ý chí Việt Nam  (28/12/2007)
Trao Huân chương cao quý cho các đồng chí Trần Đức Lương, Trương Mỹ Hoa  (28/12/2007)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay