Diễn đàn Đông Nam Á về người cao tuổi
Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm: Vấn đề cấp thiết đặt ra đối với các nước kém phát triển và đang phát triển là hỗ trợ xã hội cho người cao tuổi phù hợp với nguồn lực và sự tăng trưởng kinh tế của mỗi nước.
Diễn đàn Đông Nam Á “Chiến lược quốc gia về già hoá dân số và thiết lập các dịch vụ đối với người cao tuổi” vừa được Uỷ ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam tổ chức ngày 29-12, tại Hà Nội. Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm và đại diện Uỷ ban Quốc gia về người cao tuổi nhiều nước Đông Nam Á đã dự hội nghị.
Theo nhận định của nhiều đại biểu tại Hội nghị, Đông Nam Á là một trong số những khu vực có số lượng và mật độ dân số nói chung và người cao tuổi nói riêng vào loại cao nhất thế giới, trong đó 1/5 dân số là người cao tuổi thuộc diện nghèo.
Hiện nay, mỗi quốc gia đều các cơ chế, chính sách, chương trình về chăm sóc người cao tuổi phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước. Tại các nước phát triển như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Xin-ga-po, những vấn đề kinh tế - xã hội liên quan đến người cao tuổi đã và đang được giải quyết theo chương trình ưu tiên của mỗi nước với các chính sách được hoạch định đầy đủ và luật hoá chặt chẽ.
Phát biểu tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm nhấn mạnh: Trong nhiều năm qua, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chẳng hạn, người già từ 85 tuổi trở lên, không có lương hưu hoặc bảo hiểm xã hội, người cao tuổi cô đơn, tàn tật, không nơi nương tựa được hưởng trợ cấp xã hội, được Nhà nước mua bảo hiểm y tế; Người cao tuổi nghèo còn phải ở nhà tạm, được Nhà nước chú trọng thông qua các chương trình về nhà ở xã hội, xoá nhà tạm cho người nghèo, thông qua các phong trào xây dựng nhà tình thương, nhà đại đoàn kết; Người cao tuổi khi tham gia sản xuất, kinh doanh thì được miễn giảm thuế...
Theo Phó Thủ tướng, vấn đề cấp thiết đặt ra đối với các nước kém phát triển và đang phát triển là hỗ trợ xã hội cho người cao tuổi phù hợp với nguồn lực và sự tăng trưởng kinh tế của mỗi nước. Ngoài việc thực hiện trợ cấp xã hội, các hoạt động nâng cao sức khoẻ như: tư vấn, bồi dưỡng việc tự chăm sóc bản thân, phát triển các cơ sở vật chất kỹ thuật, các dịch vụ y tế, nhằm đảm bảo đời sống vật chất cơ bản cho người cao tuổi, còn đặt ra một loạt các vấn đề như giáo dục truyền thống gia đình, về cách tiếp cận giữa các thế hệ, các hoạt động chủ động chuẩn bị cho tuổi già, các hoạt động chăm sóc sức khoẻ, trợ giúp tiếp cận thông tin, các điều kiện cần thiết để người cao tuổi có thể tham gia lao động phù hợp với sức khoẻ và khả năng...
Tại diễn đàn, các đại biểu đã trao đổi và chia sẻ những kinh nghiệm giữa các nước trong khu vực về những nhiệm vụ đặt ra trước xu hướng già hoà dân số ở mỗi nước và những yêu cầu, cách thức, những giải pháp cụ thể trong việc thiết lập các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi một cách có hiệu quả nhất./.
Sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật, thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển  (29/12/2008)
Phát huy tối đa lợi thế về đất đai để phát triển mạnh sản xuất  (29/12/2008)
Xung đột I-xra-en -Ha-mát: Tiến trình hoà bình bên bờ đổ vỡ  (29/12/2008)
Châu Á 2008: Năm của những kỳ vọng bất thành  (29/12/2008)
Những sự kiện trong nước đáng chú ý trong tuần (từ 22-12 đến 28-12-2008)  (29/12/2008)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay