Quốc hội xem xét công tác tư pháp
Với nửa ngày nghe báo cáo và 1,5 ngày thảo luận tại "nghị trường", trưa ngày 05 tháng 11, Quốc hội đã kết thúc việc xem xét, đánh giá công tác tư pháp năm 2007. Qua ý kiến tâm huyết của 46 đại biểu cho thấy, trước tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật diễn biến phức tạp, các ngành công an, kiểm sát, tòa án, thi hành án đã nỗ lực, cố gắng trong việc thực thi chức năng, nhiệm vụ của mình; đấu tranh phát hiện và xử lý nghiêm minh nhiều hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm; đẩy mạnh việc giải quyết các vụ án dân sự, hành chính và thi hành án... Song, cũng còn khá nhiều việc phải sớm được xem xét, khắc phục như tình trạng điều tra, truy tố, xét xử trong lĩnh vực hình sự vẫn còn có vụ sai sót; chất lượng giải quyết, xét xử một số vụ việc dân sự, hành chính chưa thấu tình, đạt lý; kết quả thi hành án dân sự còn thấp... Trong nhiều vấn đề được các đại biểu phân tích, xin được đề cập tới 3 việc sau:
1. Đẩy mạnh và thực thi quyết liệt hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng
Các đại biểu nhấn mạnh rằng, trong Báo cáo của Chính phủ và các báo cáo của các cơ quan bảo vệ pháp luật đều thống nhất nhận định, tham nhũng diễn ra rất nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực (phạm vi rộng và tính chất phức tạp). Nhưng, năm 2007 chỉ khởi tố được 406 vụ với 826 bị cáo và thu hồi được 70 tỉ đồng là một kết quả không tương xứng với thực tế, chưa phản ánh sát đúng tình hình. Kết quả hạn chế này thể hiện ít nhất ở ba điểm sau:
- Một là, công tác phát hiện, điều tra - khâu đầu tiên rất quan trọng, nhưng các cơ quan điều tra các cấp thực hiện được ít và không đều. Phần lớn các vụ tham nhũng đều do cơ quan điều tra Bộ Công an tiến hành. Ở địa phương, kết quả điều tra án tham nhũng rất hạn chế, cơ quan điều tra cấp huyện hầu như chưa điều tra được vụ án tham nhũng nào.
- Hai là, quá trình điều tra, truy tố, xét xử có biểu hiện bỏ lọt tội phạm. Các cơ quan thanh tra đã kết thúc 5.904 cuộc thanh tra nhưng chỉ chuyển được 89 người cho cơ quan điều tra xử lý hình sự, trong khi đó đề nghị xử lý hành chính hơn 1,4 ngàn người. Điều này không hợp lý ở chỗ, Bộ Luật hình sự đã quy định nhiều tội tham nhũng (tham ô, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản...) có mức xử lý hình sự khởi điểm là 500 ngàn đồng, rất khó tin hàng ngàn người bị xử lý hình chính chỉ tham nhũng 499 ngàn đồng trở xuống.
- Ba là, việc xử lý những vụ án tham nhũng được xếp vào loại án trọng điểm nhưng tiến độ rất chậm; bên cạnh đó có việc thông tin về các vụ án này thiếu sự nhất quán (ban đầu thì nói là cực kỳ nghiêm trọng, nhưng khi kết luận chính thức thì mức độ nghiêm trọng giảm đi rất nhiều) làm cho nhân dân băn khoăn về kết quả điều tra.
2. Thi hành án - khâu kết thúc của vụ án, phải được thực thi trọn vẹn hơn
Về thi hành án hình sự, các đại biểu ghi nhận có những chuyển biến tích cực, trong đó có nhiều điểm mới rất đáng biểu dương là, các trại giam đã lắp đặt hệ thống điện thoại và tổ chức được hàng vạn cuộc liên lạc giữa phạm nhân với thân nhân của họ...Tuy nhiên, các đại biểu yêu cầu phải làm "rốt ráo" mấy việc hệ trọng sau đây:
- Phải bắt được những phạm nhân trốn trại, những phạm nhân đã bị kết án phạt tù nhưng vẫn sống ngoài xã hội và những phạm nhân trốn thi hành án phải nhanh chóng được thi hành ngay. Số này phần lớn là những phần tử nguy hiểm cho xã hội; phải được thi hành án triệt để để bảo đảm an ninh xã hội. Các trại giam phải thực hiện chương trình cải tạo nghiêm ngặt để khi ra tù, phạm nhân không tái phạm.
- Dạy nghề cho phạm nhân trong thời gian cải tạo phải thiết thực hơn nữa để khi đạt được yêu cầu cải tạo, trở về hoà nhập với cộng đồng, họ có thể có được việc làm, bảo đảm cuộc sống.
- Các tòa án xét xử phải cân nhắc rất kỹ khi tuyên "hình phạt tù hưởng án treo" để không làm giảm ý nghĩa giáo dục của hình phạt này. Chính quyền nơi phạm nhân cư trú thi hành án treo phải đề cao trách nhiệm quản lý đối tượng.
Về thi hành án dân sự, các đại biểu ghi nhận những tiến bộ cả về số vụ việc được thi hành tăng lên rất nhiều (tăng gần 5 vạn vụ), cả số tiền thi hành cũng tăng cao (tăng gần 730 tỉ đồng so với năm trước)... Nhưng, cũng cần phải nói rằng:
- Số vụ việc tồn đọng vẫn còn lớn (kể cả án có điều kiện nhưng chưa được thi hành). Một số cơ quan thi hành án dân sự ở địa phương chưa tuân thủ nghiêm ngặt thủ tục thi hành án; việc xác minh tài sản để thi hành án quá chậm, một số trường hợp đã xác định được đối tượng có đủ điều kiện thi hành nhưng lại không kịp thời ra quyết định. Trong một số bản án, quyết định, chấp hành viên không khẩn trương tiến hành các biện pháp ngăn chặn người phải thi hành án lợi dụng tẩu tán, chuyển nhượng tài sản...
- Đội ngũ cán bộ thi hành án còn thiếu về số lượng và một số cán bộ yếu về chất lượng (có cán bộ phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm không cao). Chính quyền một số địa phương coi thi hành án là công việc riêng của ngành công an và của hệ thống các cơ quan thi hành án thuộc Bộ Tư pháp...
Các đại biểu kiến nghị, từ đây phải nhanh chóng khắc phục những khiếm khuyết nói trên vì: thi hành án là giai đoạn cuối cùng của quá trình tố tụng. Nếu những phán quyết của tòa án không được thi hành nghiêm chỉnh thì toàn bộ các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử trước đó không còn ý nghĩa trên thực tế.
3. Vấn đề giải quyết đơn thư khiếu nại về bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án (còn gọi là đơn khiếu nại, đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm).
Đây là vấn đề khá vướng mắc của tòa án, viện kiểm sát và của cả cơ quan thi hành án nhiều năm nay. Số lượng đơn tăng nhanh và nhiều vụ khiếu nại kéo dài, vượt cấp. Việc này đồng nghĩa với việc có nhiều người chưa tâm phục, khẩu phục với phán quyết đã có hiệu lực của tòa án, vì vậy, họ chưa chịu chấp hành bản án theo quy định của Hiến pháp.
Các đại biểu đã nêu ra hai nhóm giải pháp để giải quyết tình hình trên.
- Một là, phải chỉnh sửa những quy định "khập khiễng" của pháp luật: trong khi thời hiệu kháng nghị giám đốc thẩm được quy định khá chặt chẽ (lĩnh vực dân sự thời hiệu kháng nghị là ba năm tính từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật) thì cả Bộ luật Tố tụng hình sự và cả Bộ luật Tố tụng dân sự lại chưa quy định cụ thể thời hiệu khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại. Do đó, có trường hợp khi cơ quan hữu trách xem xét đơn, phát hiện có sai sót thì đã quá thời hiệu kháng nghị. Mặt khác, việc cho phép công dân được quyền khiếu nại tất cả các bản án đã có hiệu lực pháp luật, đã làm xuất hiện nhiều trường hợp: mặc dù tòa tuyên hoàn toàn chính xác, nhưng người ta vẫn khiếu nại, hy vọng cầu may...
- Hai là, kiên quyết khắc phục những sai sót trong các giai đoạn tố tụng (điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án), phải nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án của viện kiểm sát và tòa án bảo đảm đúng tội, đúng người để giảm bớt khiếu kiện. Mặt khác phải xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng việc giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, để trì hoãn thi hành án; các hành vi tiếp tay cho những kẻ chạy án...
Từ Cách mạng tháng Mười Nga đến Quan hệ đối tác chiến lược Việt – Nga  (07/11/2007)
Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga và cách mạng Việt Nam  (07/11/2007)
Từ Cách mạng tháng Mười Nga đến Quan hệ đối tác chiến lược Việt – Nga  (07/11/2007)
Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga với sự nghiệp xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay  (07/11/2007)
Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga và cách mạng Việt Nam  (07/11/2007)
Ý nghĩa lịch sử toàn cầu của Cách mạng Tháng Mười  (06/11/2007)
- Xây dựng tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm