Ngày hội giao lưu bản sắc văn hoá các vùng, miền toàn quốc 2008
Ngày hội này là một trong những sự kiện văn hoá có ý nghĩa, giới thiệu những nét văn hoá đặc sắc của các vùng, miền với nhân dân cả nước, bạn bè quốc tế, góp phần tôn vinh và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
Ngày hội giao lưu bản sắc văn hoá các vùng, miền toàn quốc hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long tại Hà Nội 2008, do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức, diễn ra từ ngày 6 đến 9-10 tại Trung tâm Triển lãm Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam (số 2 Hoa Lư, Hà Nội). 20 tỉnh, thành đại diện cho 3 miền trong cả nước tham gia ngày hội đã đem về Thủ đô những nét đặc trưng trong văn hoá các vùng, miền, biểu diễn nghệ thuật, trình diễn trang phục dân tộc, lễ hội, trò chơi dân gian, ẩm thực.
Thứ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái khẳng định: “Đây là ngày hội có quy mô lớn, giới thiệu những nét văn hoá đặc sắc của các vùng, miền với nhân dân cả nước, bạn bè quốc tế, góp phần tôn vinh và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, giáo dục truyền thống yêu nước, khơi dậy lòng tự hào về truyền thống văn hoá, quảng bá tiềm năng văn hoá, thương mại và du lịch của đất nước. Đặc biệt ngày hội là hoạt động thiết thực nhằm chào mừng 54 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10-10) và hướng tới Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Ngày hội là dịp để các vùng, miền, các diễn viên, nghệ nhân nghệ thuật quần chúng được gặp gỡ, giao lưu và giới thiệu những nét đặc trưng văn hoá truyền thống tốt đẹp của mỗi dân tộc anh em”.
Nằm trong khuôn khổ của Ngày hội, sáng nay (6-10), Triển lãm đặc trưng văn hoá các vùng, miền đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam với tổng diện tích 5000m2, giúp cho người xem có được cái nhìn, sự cảm nhận những nét tiêu biểu nhất, đặc trưng nhất về các vùng văn hoá Việt Nam.
Tại khu vực triển lãm trưng bày văn hoá vùng núi cao phía Bắc, người xem sẽ cảm nhận và có ấn tượng về bản sắc văn hoá các tộc người thông qua những hình ảnh và hiện vật trong lao động sản xuất, canh tác lúa nước kết hợp với kinh tế nương đồi; nghệ thuật truyền thống rất đặc trưng ở cây đàn tính, tiếng khèn, tiếng sáo… tất cả tạo dựng và khắc hoạ một cách sinh động các giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Thái, Mường, H’Mông, Dao, Pà Thẻn, Xinh Mun và nhiều dân tộc khác ở phía Bắc của Việt Nam.
Với 19 tộc người sinh sống ở khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên, giúp người xem đến một không gian văn hoá hết sức đặc biệt, nhiều nét văn hoá bản địa còn được lưu giữ, trong đó có cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu phi vật thể của nhân loại. Tham gia ngày hội giao lưu lần này, đại diện cho khu vực Trường Sơn Tây Nguyên là các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lắk, Đắc Nông. Phần giới thiệu những nét văn hoá về kiến trúc, phong tục tập quán, lễ hội âm nhạc dân gian, tác phẩm điêu khắc, các công cụ săn bắn cùng hàng trăm hình ảnh, trang phục, hiện vật khác trong một không gian lễ hội vùng Trường Sơn, Tây Nguyên.
Tâm điểm của hoạt động quan trọng này là khu trưng bày triển lãm “Không gian văn hoá Hà Nội xưa và nay” giới thiệu những sắc thái văn hoá nhằm tôn vinh những giá trị di sản văn hoá truyền thống của mảnh đất kinh kỳ ngàn năm Văn Hiến. Hình ảnh Hà Nội xưa được tái hiện qua hàng trăm hình ảnh, mô hình, không gian lớp học và thư phòng. Những dấu ấn vàng son của kinh thành, Hoàng thành Thăng Long, đặc biệt là sự mở rộng của thủ đô Hà Nội với nét đặc trưng bản sắc của văn hoá Thăng Long và xứ Đoài, một vùng văn hoá rất phong phú, độc đáo.
Bên cạnh sự đa dạng trong phần trưng bày của các tỉnh đại diện cho các vùng, miền văn hoá trong Ngày hội lần này, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã cho ra mắt công chúng bộ sưu tập tranh dân gian Việt Nam với gần 600m2 trưng bày Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam, giúp người xem khái quát được văn hoá của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.
Đối với người xem đây là cơ hội hiếm có để tìm hiểu và được tận mắt chứng kiến những nét đặc sắc của các vùng miền của Việt Nam. Em Thành Long, học sinh lớp 9D, trường Trưng Vương Hà Nội tâm sự: “Đối với em, đây là buổi học rất sâu sắc, được chứng kiến những hiện vật hiếm có mà chúng em chưa từng được nhìn thấy trực tiếp. Em ấn tượng nhất đối với gian hàng trưng bày về cồng chiêng Tây Nguyên, dệt vải của Ninh Thuận và các hình ảnh truyền thống khác đã được lưu giữ rất cẩn thận…”.
Tối nay, vào lúc 20 giờ, Ngày hội giao lưu bản sắc văn hoá vùng, miền sẽ khai mạc tại Triển lãm Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam. Đài Truyền hình Việt Nam sẽ truyền hình trực tiếp lễ khai mạc này./.
Tích cực thực hiện khai thác hải sản vụ Bắc năm 2008-2009  (06/10/2008)
Tích cực thực hiện khai thác hải sản vụ Bắc năm 2008-2009  (06/10/2008)
Chung quanh cuộc tranh luận của hai ứng cử viên Phó Tổng thống  (06/10/2008)
Người nuôi bò sữa đang ... kiệt sức  (06/10/2008)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên