Đầu tư gần 1,2 tỉ USD ra nước ngoài
Theo Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch Đầu tư, đến hết tháng 8, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư 227 dự án ở nước ngoài với tổng vốn 1,18 tỉ USD.
Các dự án đầu tư chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, chiếm 65% tổng vốn đầu tư, tiếp đến là nông nghiệp, dịch vụ.
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện đang là địa bàn thu hút nhiều nhất dự án đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam, với 80 dự án, tổng vốn 559 triệu USD. Tiếp đến là Campuchia với 24 dự án, tổng vốn 81 triệu USD. Riêng tại thị trường Angiêri, mặc dù chỉ có 1 dự án đầu tư vào lĩnh vực dầu khí, song số vốn lên tới 243 triệu USD.
Theo đánh giá của Cục Đầu tư nước ngoài, nhìn chung các dự án đầu tư ra nước ngoài đã bước đầu được triển khai hiệu quả. Ngày càng nhiều doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư ra nước ngoài để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, số lượng dự án cũng như quy mô vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhỏ.
Ngoài rót vốn vào các thị trường truyền thống như Lào, Campuchia, trong thời gian tới các doanh nghiệp Việt Nam dự định mở rộng đầu tư sang nhiều thị trường tiềm năng khác như Trung Đông, châu Phi, Mỹ và trước mắt là thị trường các nước SNG – nơi có khá đông người Việt sinh sống và làm việc - để tận dụng mối làm ăn của cộng đồng này.
Tại các thị trường trên, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế khi đầu tư vào các ngành hàng tiêu dùng, may mặc, giày da, dịch vụ thương mại. Theo kế hoạch, tháng 11 tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổ chức khảo sát chuyên sâu về môi trường đầu tư tại Nga và một số nước lân cận.
Việt Nam đã sẵn sàng rồi! (10/09/2007)
Việt Nam đã sẵn sàng rồi! (10/09/2007)
Cần tôn trọng lịch sử (10/09/2007)
Dốt nát hay kiêu ngạo, hay… (10/09/2007)
Dốt nát hay kiêu ngạo, hay… (10/09/2007)
- Cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững
- Bộ đội Biên phòng với các giải pháp đột phá để xây dựng “thế trận lòng dân” khu vực biên giới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, giảm tầng nấc trung gian, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý
- Phát triển nhân lực khoa học, công nghệ Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số
- Tính tất yếu khách quan và mối quan hệ giữa xây dựng Đảng với bảo vệ Đảng trong bối cảnh mới
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay