Cần tôn trọng lịch sử
Dân tộc Việt Nam đang vững bước đi lên trong thế kỷ XXI với một tư thế mới - tư thế của những người làm chủ và biết làm chủ vận mệnh của mình. Với những định hướng lớn mà Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ ra, nhân dân Việt Nam vững vàng, tự tin hướng tới tương lai. Gần tám thập kỷ qua, ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam giương cao đã đem lại cho dân tộc Việt Nam tư thế ấy.
Uy tín, vị thế đất nước và mối quan hệ bầu bạn của Việt Nam với cộng đồng quốc tế, kể cả với Mỹ tốt đẹp như ngày hôm nay, được tạo dựng bởi những thắng lợi vĩ đại và huy hoàng của một dân tộc tiêu biểu cho lương tri nhân loại trong cuộc đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc, chống ngoại xâm, thống nhất đất nước; đồng thời được tạo dựng bởi những thành tựu có ý nghĩa lịch sử, đáng tự hào của công cuộc xây dựng và chấn hưng đất nước của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Điều đó là đã quá rõ ràng. Thế nhưng vẫn có một số người bày tỏ các quan điểm lệch lạc, sai trái, họ đổ lỗi cho chúng ta, nạn nhân của cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc, thực dân đã gây ra "mấy chục năm binh đao, khói lửa", gây nên những cảnh chết chóc đau thương (!). Đặc biệt mới đây, Tổng thống Mỹ Bu-sơ đó đưa ra những đánh giá hết sức sai lệch về chiến tranh Việt Nam, rằng quyết định rút quân Mỹ ra khỏi Việt Nam là một sai lầm bởi “cuộc triệt thoái của Mỹ đó được trả bằng cái giá sinh mạng của nhiều triệu người vô tội” với những “đau đớn” như “nạn thuyền nhân” và “trại cải tạo”; rằng “sự kinh hoàng sau chiến tranh ở Việt Nam có thể sánh với “cánh đồng chết” ở Căm-pu-chia” dưới bàn tay diệt chủng tàn bạo của Khơ-me Đỏ.
Những tuyên bố trên đã gây nên sự phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, trong đó có nhiều chính khách và các nhà sử học Mỹ, cũng như của nhân dân Việt Nam.
Thực tế lịch sử đã khẳng định, việc rút quân của Mỹ khỏi Việt Nam là việc làm bắt buộc và tất yếu do sự thất bại của Mỹ trong chính sách đưa quân xâm lược Việt Nam, chứ không phải là một "sai lầm lịch sử" mà từ đó dẫn đến những "đau đớn" cho nhiều triệu người. Bởi vì, “Từ tháng 11 năm 1968, quân đội Mỹ còn nguyên vẹn về thể xác nhưng tinh thần dao động hết rồi”[1], như một tác giả người Mỹ đã nhận xét. Cái "sai lầm lịch sử" ở đây, nếu có thể nói, thì chính là dã tâm xâm lược của đế quốc Mỹ đối với Việt Nam, về điều này nhiều quan chức và học giả Mỹ đã thừa nhận.
Chính nhà báo tư sản nổi tiếng Rô-bớt Côn-oen (Rubert Conwell) cũng đã phải lên tiếng phản bác lại cách nhìn nhận sai lệch đó của ông Bu-sơ trên tờ Độc Lập (The Independent) của Anh ngày 24-8-2007: “Hôm nay cách nhìn nhận đó đã sụp đổ”[2]. Rô-bớt Côn-oen khẳng định: “Trên thực tế, không thể đỗ lỗi những thảm kịch này cho việc rút quân vội vàng. Quá trình quân Mỹ rút khỏi Việt Nam là một quá trình lâu dài, có trình tự bắt đầu từ năm 1968 và diễn ra trong 6 năm. Đối với vấn đề Pôn Pốt, các nhà sử học đều nhất trí rằng nếu không có chiến tranh ở Việt Nam và những phá hủy do bom Mỹ và âm mưu của CIA trên đất Campuchia, thì chắc chắn hầu như không có thẩm kịch đó”[3].
Sự phản bác của nhà báo Rô-bớt Côn-oen nêu trên đã cho thấy phần nào sự thật, những thảm hoạ đối với "nhiều triệu người vô tội”, “nạn thuyền nhân” và “trại cải tạo”, “sự kinh hoàng" như “cánh đồng chết” ở Căm-pu-chia” là do ai gây nên rồi, chẳng cần phải luận chứng nhiều hơn nữa ở đây.
Hãy tôn trọng sự thật lịch sử như đúng nó vốn có, hãy nhìn nhận lịch sử với con mắt khách quan. Không thể phủ nhận, coi thường những hy sinh, mất mát to lớn của nhiều thế hệ người Việt Nam đã làm nên kỳ tích vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam ở thế kỷ XX. Làm sao mà một dân tộc quyết đứng lên bảo vệ cuộc sống, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình lại bị coi là kẻ gây ra chiến tranh, gây ra chết chóc đau thương! Bất kỳ người nào có cái nhìn khách quan, đều thấy rằng, kẻ gây ra mấy chục năm “binh đao, khói lửa” đối với dân tộc Việt Nam không ai khác chính là thực dân, đế quốc. Trải qua suốt mấy chục năm “binh đao, khói lửa” ấy, nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã làm nên kỳ tích, khiến cả thế giới khâm phục và gọi Việt Nam là “lương tri của thời đại”. Nhân dân Việt Nam với ý chí “không có gì quý hơn độc lập tự do” đã đứng lên chiến đấu, chấp nhận gian khổ hy sinh để bảo vệ quyền được sống trong tự do và độc lập.
Nhà báo người Anh Thô-mát Phao-lơ (Thomas Fowler) đã có nhận xét, bình luận xác đáng rằng, nguyện vọng thật sự của người Việt Nam không phải là muốn chiến tranh, mà “Họ muốn có đủ cơm ăn, họ không muốn bị bắn giết. Họ không muốn những người da trắng bảo cho họ biết họ muốn gì"[4]. Sự anh dũng chiến đấu, hy sinh chống xâm lược để bảo vệ độc lập dân tộc và cuộc sống của mình đã làm cho nhân dân Việt Nam đứng vào hàng tiên phong của các dân tộc trên thế giới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới ở thế kỷ XX.
Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong các kháng chiến chống xâm lược ở thế kỷ XX là một trong những trang chói lọi nhất của lịch sử dân tộc, có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc. Một dân tộc vẫn còn trên mình các vết thương chiến tranh bước vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, tự hào về trang sử hào hùng oanh liệt của mình, nhưng cũng sẵn sàng gác lại quá khứ để hướng tới tương lai, mở rộng vòng tay với bạn bè thế giới, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Chúng ta khẳng định và trên thực tế đang triển khai một cách tích cực quyết tâm và thiện chí của mình: "Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực"[5], góp phần phấn đấu thực hiện các mục tiêu cao cả của thời đại: hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
[1] Mai-cơn Mác-lia, Việt Nam cuộc chiến tranh mười nghìn ngày, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1990, tr. 172
[2] TTXVN, Tài liệu Tham khảo đặc biệt ngày 30-8-2007, tr.3.
[3] TTXVN, Tài liệu Tham khảo đặc biệt ngày 30-8-2007, tr. 3
[4] TTXVN, Tài liệu Tham khảo đặc biệt ngày 30-8-2007, tr. 5
[5] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2006, tr. 112
Dốt nát hay kiêu ngạo, hay…  (10/09/2007)
Dốt nát hay kiêu ngạo, hay…  (10/09/2007)
8 tháng thực hiện hơn 59 nghìn tỉ đồng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước  (07/09/2007)
Thị trường hàng không Việt Nam sẽ tăng hơn dự kiến  (07/09/2007)
Nguồn vốn FDI năm 2007 ước đạt khoảng 13 tỉ USD  (07/09/2007)
Xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục tăng mạnh  (07/09/2007)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay