Việt Nam - Lào tăng cường hợp tác trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
23:20, ngày 19-11-2013
TCCSĐT - Đoàn đại biểu Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào do Giáo sư, Tiến sỹ Ki Kẹo Khảy Khăm Phi Thun, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Giám đốc Học viện, sang thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 17 đến ngày 23-11-2013.
Sáng 18-11, Đoàn đã làm việc với Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, trao đổi kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, quản lý, công tác đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học. Hai Học viện đã ký thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2014 - 2018.
Theo thỏa thuận hợp tác, hằng năm, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh sẽ tổ chức lớp bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước Lào tại Việt Nam theo Chương trình Cao cấp lý luận chính trị, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành công tác tổ chức, kiểm tra, tuyên huấn, đối ngoại và bồi dưỡng giảng viên chính trị. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào nhận đào tạo nghiên cứu sinh, cao học tập trung; đào tạo nghiên cứu sinh không tập trung; cử nhân chính trị Mác - Lê- nin, cử nhân chính trị chuyên ngành: hành chính, tổ chức, kiểm tra, báo chí - xuất bản.
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh tiếp tục cử chuyển gia sang giảng dạy một số chuyên ngành và báo cáo chuyên đề khoa học cần thiết bao gồm cả giảng dạy cao học, nghiên cứu sinh. Trong trường hợp Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào có nhu cầu, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh sẽ tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn tại Việt Nam cho cán bộ, giảng viên của Lào. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào đào tạo cao học, nghiên cứu sinh lý luận chính trị và nâng cao trình độ tiếng Lào cho cán bộ của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
Hai học viện sẽ đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu khoa học, trao đổi kinh nghiệm quản lý và tổ chức nghiên cứu khoa học, trao đổi thông tin tư liệu, kết quả nghiên cứu khoa học; nghiên cứu chung những vấn đề mà hai bên cùng quan tâm. Trước hết, hai bên sẽ hợp tác cùng nghiên cứu về vấn đề “xây dựng, hoạch định và thực hiện chính sách phát triển văn hóa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ở Việt Nam và Lào. Hai Học viện sẽ luân phiên tổ chức Hội thảo để trao đổi kết quả nghiên cứu; tiếp tục trao đổi thông tin, tư liệu như: tạp chí, sách báo, giáo trình,giáo khoa, luận án, các bài nghiên cứu theo yêu cầu và khả năng đáp ứng của mỗi bên./.
Theo thỏa thuận hợp tác, hằng năm, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh sẽ tổ chức lớp bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước Lào tại Việt Nam theo Chương trình Cao cấp lý luận chính trị, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành công tác tổ chức, kiểm tra, tuyên huấn, đối ngoại và bồi dưỡng giảng viên chính trị. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào nhận đào tạo nghiên cứu sinh, cao học tập trung; đào tạo nghiên cứu sinh không tập trung; cử nhân chính trị Mác - Lê- nin, cử nhân chính trị chuyên ngành: hành chính, tổ chức, kiểm tra, báo chí - xuất bản.
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh tiếp tục cử chuyển gia sang giảng dạy một số chuyên ngành và báo cáo chuyên đề khoa học cần thiết bao gồm cả giảng dạy cao học, nghiên cứu sinh. Trong trường hợp Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào có nhu cầu, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh sẽ tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn tại Việt Nam cho cán bộ, giảng viên của Lào. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào đào tạo cao học, nghiên cứu sinh lý luận chính trị và nâng cao trình độ tiếng Lào cho cán bộ của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
Hai học viện sẽ đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu khoa học, trao đổi kinh nghiệm quản lý và tổ chức nghiên cứu khoa học, trao đổi thông tin tư liệu, kết quả nghiên cứu khoa học; nghiên cứu chung những vấn đề mà hai bên cùng quan tâm. Trước hết, hai bên sẽ hợp tác cùng nghiên cứu về vấn đề “xây dựng, hoạch định và thực hiện chính sách phát triển văn hóa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ở Việt Nam và Lào. Hai Học viện sẽ luân phiên tổ chức Hội thảo để trao đổi kết quả nghiên cứu; tiếp tục trao đổi thông tin, tư liệu như: tạp chí, sách báo, giáo trình,giáo khoa, luận án, các bài nghiên cứu theo yêu cầu và khả năng đáp ứng của mỗi bên./.
Để chất lượng công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân ngày được nâng cao  (19/11/2013)
Kiên trì thực hiện triết lý phát triển giáo dục Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh  (19/11/2013)
Kiên trì thực hiện triết lý phát triển giáo dục Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh  (19/11/2013)
Tạo cú “hích” để Phú Quốc thành đặc khu kinh tế quan trọng  (19/11/2013)
ANMC21: Điểm nhấn quy hoạch và năng lượng đô thị  (19/11/2013)
Đồng bằng sông Cửu Long thu hút đầu tư vào 138 dự án  (19/11/2013)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay