ANMC21: Điểm nhấn quy hoạch và năng lượng đô thị
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đề cao sáng kiến về nội dung bàn thảo. Thông qua hai phiên đối thoại chính sách này, các thành phố thành viên của ANMC21 sẽ tìm ra được những giải pháp tối ưu trong thực thi, quản lý quy hoạch đô thị. Ngoài ra, các thành phố sẽ chia sẻ và tìm ra tiếng nói chung trong việc quy hoạch đô thị cũng như sử dụng năng lượng hiệu quả trong điều kiện biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ tác động nặng nề tới quá trình phát triển bền vững của các quốc gia.
Đồng chí Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho biết, lý do Hà Nội đề xuất tập trung vào hai chủ đề nói trên chính bởi quá trình đô thị hóa diễn ra trong khu vực châu Á ngày càng nhanh, tạo sức ép rất lớn với vấn đề đô thị.
“Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, các giải pháp xây dựng đô thị tăng trưởng xanh tại các nước trên thế giới tập trung vào việc tích hợp các phương thức quy hoạch, quản lý đô thị và phát triển kinh tế sử dụng năng lượng hiệu quả, các-bon thấp với việc tăng cường khả năng ứng phó thiên tai”.
Theo đó, với chủ đề chính sách năng lượng, các thành phố thành viên sẽ thảo luận xoay quanh các vấn đề chính sách, giải pháp cho đô thị như phát triển nguồn nhân lực quản lý năng lượng chất lượng cao; sử dụng năng lượng sạch; thị trường trang thiết bị, công nghệ hiệu suất cao, sản phẩm dán nhãn năng lượng…
Về công tác quy hoạch, các thành phố sẽ chia sẻ, thảo luận các vấn đề chính trong quá trình thực thi, quản lý quy hoạch đô thị và đề xuất các giải pháp tối đa để tìm ra tiếng nói chung trong công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch phát triển đô thị…
Người đứng đầu Ủy ban Nhân dân Hà Nội cũng tin tưởng, trong không khí cởi mở, thẳng thắn, Hội nghị sẽ đem lại những kết quả tích cực, có ý nghĩa thực tiễn trong quá trình giải quyết các vấn đề phát triển chung mà các thành phố cùng quan tâm./.
ANMC21 được thành lập năm 2001 theo sáng kiến của chính quyền Thành phố Tokyo. Đến nay đã có 13 thủ đô, thành phố các quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia gồm: Bangkok (Thái Lan), New Delhi (Ấn Độ), Đài Bắc (Đài Loan-Trung Quốc), Hà Nội (Việt Nam), Jakarta (Indonesia), Kuala Lumpur (Malaysia), Manila (Philippines), Tokyo (Nhật Bản), Seoul (Hàn Quốc), Singapore, Yangon (Myanmar), Ulan Bator (Mông Cổ) và Vùng Tomsk (Nga). Thành phố Hà Nội bắt đầu tham gia và là thành viên của ANMC21 từ năm 2001. |
Đồng bằng sông Cửu Long thu hút đầu tư vào 138 dự án  (19/11/2013)
Việt Nam điện thăm hỏi vụ tai nạn máy bay nghiêm trọng tại Nga  (19/11/2013)
Tổng thống Namibia thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam  (19/11/2013)
Việt Nam - Lào hợp tác trong công tác bồi dưỡng cán bộ  (19/11/2013)
Đại tướng Phùng Quang Thanh tiếp Trợ lý thứ nhất Tổng thư ký Quốc phòng Ô-xtrây-li-a  (19/11/2013)
Ấn Độ có thể là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam  (18/11/2013)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên