Trào lưu xã hội dân chủ ở một số nước phương Tây hiện nay
10:43, ngày 18-05-2011
Việc nghiên cứu về trào lưu xã hội dân chủ trên thế giới là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết vì nó liên quan chặt chẽ với việc nghiên cứu về thế giới hiện đại; về những thay đổi lớn, xu thế và động thái của chủ nghĩa tư bản hiện đại và chủ nghĩa xã hội.
Nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của bạn đọc, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn Trào lưu xã hội dân chủ ở một số nước phương Tây hiện nay của tác giả: Tống Đức Thảo, Bùi Việt Hương (đồng chủ biên).
Cuốn sách đề cập đến nguồn gốc, nội dung, bản chất, các giai đoạn phát triển của trào lưu xã hội dân chủ ở các nước phương Tây; các trào lưu xã hội dân chủ ở các nước phương Tây trước bối cảnh của thời đại trong đó nói đến bối cảnh quốc tế thời kỳ sau Chiến tranh lạnh và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển của trào lưu xã hội dân chủ ở các nước phương Tây, những điều chỉnh cơ bản của trào lưu xã hội dân chủ ở các nước phương Tây, diện mạo của các trào lưu đó hiện nay, đánh giá bản chất và dự báo xu hướng vận động của diện mạo mới của trào lưu xã hội dân chủ trong đời sống chính trị phương Tây hiện đại. Ngoài ra, cuốn sách còn đề cập tác động của trào lưu xã hội dân chủ đối với đời sống chính trị - xã hội ở các nước phương Tây hiện nay, những giá trị cũng như hạn chế, ảnh hưởng của trào lưu xã hội dân chủ đối với Việt Nam.
Cuốn sách là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về quá trình đổi mới ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Nội dung của cuốn sách gồm 3 chương:
Chương I: Trào lưu xã hội dân chủ - nguồn gốc, nội dung và bản chất
Chương II: Trào lưu xã hội dân chủ ở các nước phương Tây trước bối cảnh mới của thời đại
Chương III: Ảnh hưởng của trào lưu xã hội dân chủ ở các nước phương Tây hiện nay./.
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Nhớ và quên (18/05/2011)
Vì sự bình yên của biển, đảo Tổ quốc (18/05/2011)
Nước sạch cho cư dân vùng biển đảo (18/05/2011)
- Quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lê-nin về quần chúng nhân dân với tư cách động lực của phát triển lịch sử và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới
- Địa - chiến lược và giá trị địa - chiến lược của Việt Nam trong bối cảnh mới
- Giáo dục thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, phát huy giá trị lịch sử của chiến thắng 30-4-1975 để xây dựng đất nước giàu mạnh, phát triển
- Ý chí Việt Nam từ Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đến vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam