Những vấn đề kinh tế - xã hội trong Cương lĩnh (Bổ sung, phát triển năm 2011)
10:43, ngày 18-05-2011
Qua hai mươi năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng, giá trị định hướng và chỉ đạo của Cương lĩnh ngày càng được khẳng định. Do tình hình trong và ngoài nước có nhiều đổi thay, nên việc bổ sung và phát triển Cương lĩnh là tất yếu, thể hiện tính cách mạng của Đảng Cộng sản. Việc bổ sung, phát triển Cương lĩnh khẳng định mạnh mẽ hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đại hội XI của Đảng (tháng 1 - 2011) đã thông qua toàn văn Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011). Nhằm góp phần tuyên truyền, triển khai Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, đặc biệt là cụ thể hóa, làm rõ những vấn đề được nêu trong Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản cuốn Những vấn đề kinh tế - xã hội trong Cương lĩnh (Bổ sung, phát triển năm 2011) do GS, TS Trương Giang Long, PGS, TS. Trần Hoàng Ngân (đồng chủ biên). Nội dung cuốn sách được tuyển chọn, chỉnh sửa từ các bài viết tham luận tại Hội thảo Những vấn đề kinh tế - xã hội trong bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991 trình Đại hội XI do Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và Tạp chí Cộng sảnđồng tổ chức. Nội dung của cuốn sách được chia làm 4 phần: Phần thứ nhất: Tổng quan kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong Cương lĩnh Phần thứ hai: Vấn đề sở hữu và thành phần kinh tế Phần thứ ba: Các vấn đề kinh tế cụ thể Phần thứ tư: Các vấn đề về giáo dục - đào tạo Với nhiều cách tiếp cận và lý giải khác nhau, nội dung các bài viết tập trung chủ yếu vào những về kinh tế, giáo dục - đào tạo mà Cương lĩnh nêu ra như: mô hình kinh tế tổng quát thời kỳ quá độ ở nước ta; các hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; vai trò của Nhà nước và kinh tế nhà nước; vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; sử dụng hợp lý vốn và lao động nông thôn; xây dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng; phát triển vùng kinh tế trọng điểm; tập đoàn kinh tế nhà nước; công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; vấn đề công bằng xã hội, chính sách xã hội, giáo dục, nguồn nhân lực, thực hiện xóa đói giảm nghèo, gắn phát triển kinh tế với an sinh xã hội, xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc…. Mỗi bài viết trong cuốn sách chỉ nêu lên một khía cạnh nhỏ, một cách tiếp cận và góc nhìn riêng nhưng đó sẽ là những thông tin bổ ích, giúp các cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý các cấp Đảng có nhiều kinh nghiệm trong việc góp phần định hướng vào sự nghiệp phát triển của đất nước, vào việc triển khai học tập Nghị quyết Đại hội XI của Đảng./.
Vì sự bình yên của biển, đảo Tổ quốc  (18/05/2011)
Nước sạch cho cư dân vùng biển đảo  (18/05/2011)
Hải Phòng “phủ” Đề án 52 tới 45 xã, phường, người dân được hưởng lợi  (18/05/2011)
Phát triển y tế biển phục vụ yêu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân trên vùng biển, đảo  (18/05/2011)
Ba năm thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”  (18/05/2011)
Dịch chuyển cơ cấu kinh tế: Khởi nguồn từ nông nghiệp  (18/05/2011)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay