Bước tăng trưởng mạnh mẽ trong quan hệ thương mại Việt Nam-Ấn Độ
22:00, ngày 07-01-2017
Năm 2017 là năm có rất có ý nghĩa trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ khi hai nước kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (ngày 07-01-1972-07-01-2017) và 10 năm ngày thiết lập Quan hệ Đối tác chiến lược (2007-2017).
Trong 10 năm qua, quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ đã có bước phát triển mạnh mẽ, trong đó có lĩnh vực thương mại. Nhân dịp này, phóng viên TTXVN tại New Delhi đã có cuộc trao đổi với Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ Bùi Trung Thướng.
Đồng chí Bùi Trung Thướng cho biết kể từ khi Việt Nam và Ấn Độ ký Hiệp định Quan hệ đối tác chiến lược năm 2007 đến nay, thương mại song phương đã tăng hơn 5 lần.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa 2 nước đã tăng từ 1,01 tỷ USD năm 2006 lên khoảng 5,5 tỷ USD năm 2016. Trong thời gian này, xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ cũng đã tăng 19,34 lần với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 253%/năm.
Đồng chí Bùi Trung Thướng nhấn mạnh điều đặc biệt là cán cân thương mại giữa hai nước đang dần cân bằng và lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam xuất siêu sang Ấn Độ. Cụ thể, cả năm 2016, xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ thặng dư 70 triệu USD và điều này chứng tỏ hàng hóa của Việt Nam đã bắt đầu thâm nhập tốt vào thị trường Ấn Độ.
Cơ cấu ngành hàng giữa hai nước cũng đã có sự thay đổi lớn. Trước đây, thương mại hai nước chỉ phụ thuộc vào 3 ngành hàng lớn là thức ăn chăn nuôi, ngô và dược phẩm, trong đó Việt Nam nhập khẩu là chủ yếu, thì giờ đây, cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu đã có thay đổi lớn, bao trùm sang các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, thiết bị điện tử, điện thoại di động và linh kiện, máy móc thiết bị, dược phẩm, hóa chất, hàng dệt may, xơ sợi, ôtô...
Về tiềm năng và triển vọng hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới, nhất là sau khi hai nước vừa nâng cấp quan hệ lên tầm Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, đồng chí Bùi Trung Thướng nhận định hai nước có nhiều tiềm năng và triển vọng hợp tác.
Cụ thể, những lĩnh vực tiềm năng là điện, khí đốt, năng lượng tái tạo, hạ tầng, du lịch, dệt may, y tế và dược phẩm, công nghệ thông tin và truyền thông, điện tử, nông nghiệp và các sản phẩm nông nghiệp, hóa chất, máy công cụ và các ngành công nghiệp phụ trợ.
Đồng chí Bùi Trung Thướng cho biết thêm theo số liệu của Bộ Công Thương Ấn Độ, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước đạt 9,2 tỷ USD trong giai đoạn 2014-2015, đạt 7,83 tỷ USD giai đoạn 2015-2016 và với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu từ đầu năm 2016, đồng chí hy vọng thương mại song phương sẽ đạt khoảng 9 tỷ USD khi kết thúc tài khóa 2016-2017. Như vậy, mục tiêu 15 tỷ USD mà hai nước hướng tới có thể thực hiện được nếu tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 15%.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, đồng chí Bùi Trung Thướng kiến nghị chính phủ hai nước cần tích cực triển khai việc dỡ bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan, chấm dứt điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đối với các sản phẩm xuất khẩu của mỗi nước, phát huy hiệu quả các cơ chế đã được thiết lập như Tiểu ban Hỗn hợp về Thương mại, tăng cường hợp tác giữa các bang của Ấn Độ và các địa phương của Việt Nam, tăng cường trao đổi đoàn và hợp tác giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, định kỳ tổ chức các hội chợ thương mại, các diễn đàn, sự kiện như Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Ấn Độ, Diễn đàn Doanh nghiệp Ấn Độ-CLMV (gồm các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam), triển khai nhanh và có hiệu quả Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN - Ấn Độ, phê chuẩn các Hiệp định ASEAN-Ấn Độ về Dịch vụ và Đầu tư, sớm hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Ngoài ra, các cơ quan, doanh nghiệp của hai bên cần khai thác cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên. Các doanh nghiệp Việt Nam cần mạnh dạn và tích cực tìm kiếm cơ hội tham gia vào sáng kiến “Sản xuất tại Ấn Độ” để hưởng các ưu đãi từ sáng kiến này./.
Đồng chí Bùi Trung Thướng cho biết kể từ khi Việt Nam và Ấn Độ ký Hiệp định Quan hệ đối tác chiến lược năm 2007 đến nay, thương mại song phương đã tăng hơn 5 lần.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa 2 nước đã tăng từ 1,01 tỷ USD năm 2006 lên khoảng 5,5 tỷ USD năm 2016. Trong thời gian này, xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ cũng đã tăng 19,34 lần với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 253%/năm.
Đồng chí Bùi Trung Thướng nhấn mạnh điều đặc biệt là cán cân thương mại giữa hai nước đang dần cân bằng và lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam xuất siêu sang Ấn Độ. Cụ thể, cả năm 2016, xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ thặng dư 70 triệu USD và điều này chứng tỏ hàng hóa của Việt Nam đã bắt đầu thâm nhập tốt vào thị trường Ấn Độ.
Cơ cấu ngành hàng giữa hai nước cũng đã có sự thay đổi lớn. Trước đây, thương mại hai nước chỉ phụ thuộc vào 3 ngành hàng lớn là thức ăn chăn nuôi, ngô và dược phẩm, trong đó Việt Nam nhập khẩu là chủ yếu, thì giờ đây, cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu đã có thay đổi lớn, bao trùm sang các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, thiết bị điện tử, điện thoại di động và linh kiện, máy móc thiết bị, dược phẩm, hóa chất, hàng dệt may, xơ sợi, ôtô...
Về tiềm năng và triển vọng hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới, nhất là sau khi hai nước vừa nâng cấp quan hệ lên tầm Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, đồng chí Bùi Trung Thướng nhận định hai nước có nhiều tiềm năng và triển vọng hợp tác.
Cụ thể, những lĩnh vực tiềm năng là điện, khí đốt, năng lượng tái tạo, hạ tầng, du lịch, dệt may, y tế và dược phẩm, công nghệ thông tin và truyền thông, điện tử, nông nghiệp và các sản phẩm nông nghiệp, hóa chất, máy công cụ và các ngành công nghiệp phụ trợ.
Đồng chí Bùi Trung Thướng cho biết thêm theo số liệu của Bộ Công Thương Ấn Độ, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước đạt 9,2 tỷ USD trong giai đoạn 2014-2015, đạt 7,83 tỷ USD giai đoạn 2015-2016 và với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu từ đầu năm 2016, đồng chí hy vọng thương mại song phương sẽ đạt khoảng 9 tỷ USD khi kết thúc tài khóa 2016-2017. Như vậy, mục tiêu 15 tỷ USD mà hai nước hướng tới có thể thực hiện được nếu tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 15%.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, đồng chí Bùi Trung Thướng kiến nghị chính phủ hai nước cần tích cực triển khai việc dỡ bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan, chấm dứt điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đối với các sản phẩm xuất khẩu của mỗi nước, phát huy hiệu quả các cơ chế đã được thiết lập như Tiểu ban Hỗn hợp về Thương mại, tăng cường hợp tác giữa các bang của Ấn Độ và các địa phương của Việt Nam, tăng cường trao đổi đoàn và hợp tác giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, định kỳ tổ chức các hội chợ thương mại, các diễn đàn, sự kiện như Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Ấn Độ, Diễn đàn Doanh nghiệp Ấn Độ-CLMV (gồm các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam), triển khai nhanh và có hiệu quả Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN - Ấn Độ, phê chuẩn các Hiệp định ASEAN-Ấn Độ về Dịch vụ và Đầu tư, sớm hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Ngoài ra, các cơ quan, doanh nghiệp của hai bên cần khai thác cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên. Các doanh nghiệp Việt Nam cần mạnh dạn và tích cực tìm kiếm cơ hội tham gia vào sáng kiến “Sản xuất tại Ấn Độ” để hưởng các ưu đãi từ sáng kiến này./.
Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm 2011  (07/01/2017)
Campuchia tổ chức lễ kỷ niệm 38 năm Ngày Chiến thắng 7-1  (07/01/2017)
Hàng loạt đại sứ Mỹ rời nhiệm sở trước ngày 20-01-2017  (07/01/2017)
Xây dựng thương hiệu Việt Nam, đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam đạt tầm cỡ khu vực, từng bước vươn ra thế giới  (07/01/2017)
Chủ tịch nước: Nỗ lực xây dựng thương hiệu "Made in Vietnam"  (07/01/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay