Đắc Nông giảm nghèo bền vững
Cán bộ nghiên cứu phổ biến kỹ thuật
trồng cây cho nông dân - Ảnh: TTXVN |
Đắc Nông là tỉnh ở phía nam Tây Nguyên, được tái thành lập ngày 1-1-2004 trên cơ sở 6 huyện phía nam của tỉnh Đắc Lắc, với diện tích tự nhiên 651.438 ha, dân số trên 430 ngàn người, gồm 29 dân tộc, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 34,59%, trong đó người dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm 11,44%. Đắc Nông là một tỉnh chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trên 80% dân số là nông dân, số hộ nghèo chiếm tỷ lệ 33,73%; hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm tỷ lệ tới 63,93% so với tổng số hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ của tỉnh.
Xác định xóa đói, giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, không những góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2005 - 2010 của Đảng bộ tỉnh mà còn mang tính xã hội nhân văn sâu sắc. Hơn 4 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân tỉnh, các cấp ủy đảng, chính quyền trong tỉnh đã có những chủ trương, giải pháp phù hợp để phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo. Nếu như, năm 2005 thu ngân sách của tỉnh đạt trên 100 tỉ đồng thì năm 2008 con số này dự kiến đạt khoảng 500 tỉ đồng, tổng sản phẩm xã hội tăng bình quân hằng năm trên 15%.
Để có được kết quả trên là nhờ sự cố gắng, nỗ lực của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương đã chỉ đạo quyết liệt, có những giải pháp sát với thực tế, sử dụng hợp lý các nguồn vốn trong việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận với các nguồn vốn vay, các dịch vụ y tế, giáo dục, nước sạch, áp dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất... từng hộ chủ động xóa đói, giảm nghèo cho gia đình và cộng đồng.
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, hội quần chúng đã tích cực vận động nhân dân, thu hút đông đảo đoàn viên, hội viên tham gia phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu, thúc đẩy kinh tế phát triển, với các hoạt động lập nghiệp, giúp nhau làm kinh tế, tổ chức các lớp đào tạo nghề, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tín chấp với Ngân hàng chính sách - xã hội giải ngân vốn hỗ trợ sản xuất, xây dựng các điểm mô hình trình diễn, phổ biến khoa học - kỹ thuật cho nông dân học tập, áp dụng vào sản xuất. Năm 2007, các hội, đoàn thể trong tỉnh đã vận động được hơn 700 triệu đồng cho quỹ vì người nghèo, xóa hàng trăm căn nhà tạm bợ; phát động các phong trào “Giúp nhau nâng cao đời sống tham gia phát triển kinh tế ở địa phương”, “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế”, “Thanh niên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng”, “Thanh niên thi đua lập nghiệp, lao động sáng tạo”... Thông qua các phong trào đã vận động cho đoàn viên, hội viên vay trên 60 tỉ đồng để đầu tư sản xuất kinh doanh, nhờ đó nhiều hộ đã ổn định cuộc sống, từng bước vượt qua đói nghèo, vươn lên làm giàu ngay chính trên quê hương mình.
Thực hiện các chương trình 134, 135 của Chính phủ, tỉnh Đắc Nông đã làm mới và sửa chữa được 5.333 căn nhà; cấp 226/328 ha đất cho 511/721 hộ thiếu đất ở và đất sản xuất; triển khai 119 công trình nước sinh hoạt tập trung và hỗ trợ cho 1.455 hộ xây dựng công trình nước sinh hoạt phân tán. Đến cuối năm 2007, số hộ nghèo trong tỉnh giảm xuống còn 14%; hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ giảm còn khoảng 46%.
Thực hiện Chương trình 134 của Chính phủ về giải quyết đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sạch cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, toàn tỉnh đã làm mới và sửa chữa được 5.333 căn nhà; cấp 226/328 ha đất cho 511/721 hộ thiếu đất ở và đất sản xuất; triển khai 119 công trình nước sinh hoạt tập trung và hỗ trợ cho 1.455 hộ xây dựng công trình nước sinh hoạt phân tán. Đầu tư 11.100 triệu đồng cho 14 xã đặc biệt khó khăn theo Chương trình 135 của Chính phủ; trợ giá, trợ cước vận chuyển 4,687 tỉ đồng; cấp 152.061 thẻ khám chữa bệnh với tổng số tiền là 11 tỉ đồng.
Chiếm tỷ lệ trên 11% so với số dân trên địa bàn tỉnh, đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ do những ràng buộc của các tập quán làm ăn lạc hậu nên vẫn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, chiếm gần 64%. Nhằm tạo điều kiện giúp dân phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống, không bị kẻ xấu lợi dụng, ngoài các chính sách ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, Tỉnh ủy chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành từ tỉnh đến huyện kết nghĩa với các buôn, bon đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ để giúp nhau cùng phát triển. Qua việc làm này, tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc trong tỉnh đã được tăng cường, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức gần dân hơn, có điều kiện để giúp dân một cách cụ thể và thiết thực hơn. Từ các phong trào tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau đã xuất hiện nhiều gương làm kinh tế giỏi với các mô hình sản xuất không những giúp thoát nghèo mà còn có thể làm giàu như trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây ăn quả, tổ dệt thổ cẩm thủ công tại các buôn, bon.., góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh chính trị ở địa phương. Từ kết quả này, công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống ngày càng được nhân dân quan tâm hơn và trở thành phong trào mang tính xã hội, tự giác, thiện nguyện. Đến cuối năm 2007, số hộ nghèo trong tỉnh giảm xuống còn 14%; hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ giảm còn khoảng 46%.
Mặc dù công tác xóa đói, giảm nghèo của tỉnh bước đầu đã đạt được những kết quả tương đối tốt, tuy nhiên, qua khảo sát của các ngành chức năng vẫn cho thấy, số hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh còn nhiều, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng sâu, vùng xa, dân di cư mới đến, nguy cơ và khả năng tái nghèo rất cao. Vì vậy, các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh cần phải có những giải pháp đồng bộ, để thực hiện thắng lợi chỉ tiêu giảm nghèo mà Nghị quyết Đại hội I Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2005 - 2010 và Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 5-7-2007 của Tỉnh ủy về công tác giảm nghèo giai đoạn 2007 - 2010 đã đề ra là: phấn đấu đến năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm xuống còn 10% - 11%, đến cuối năm 2008 cơ bản không còn hộ chính sách, có công thuộc diện nghèo và giảm hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ xuống dưới 15% trên tổng số hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ toàn tỉnh.
Đắc Nông phấn đấu đến năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm xuống còn 10% - 11%, đến cuối năm 2008 cơ bản không còn hộ chính sách, có công thuộc diện nghèo và giảm hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ xuống dưới 15% trên tổng số hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ toàn tỉnh.
Để đạt được mục tiêu trên, cần tạo điều kiện cho các hộ nghèo có sức lao động tiếp cận được các nguồn vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh; xây dựng, đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến nông, lâm, ngư ở cơ sở, tiếp tục giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư; hoàn thành Chương trình 134 của Chính phủ, có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tổ chức sắp xếp lại dân cư theo hướng tập trung để tạo thuận lợi cho đầu tư kết cấu hạ tầng; kết hợp sự hỗ trợ của Nhà nước và người dân tham gia vào các dự án, thực hiện theo phương châm “xã có công trình, nhân dân có việc làm”; trợ giúp tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người nghèo, có tay nghề thông qua các khóa dạy nghề, tìm việc làm tại các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ; tạo điều kiện và ưu tiên cho người nghèo đi lao động xuất khẩu hoặc tự tạo việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp đối với học sinh, sinh viên thuộc diện hộ nghèo; củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, thu hút đội ngũ y, bác sĩ về làm việc tại trạm y tế cơ sở, thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình.
Để đạt được các yêu cầu trên, cần có giải pháp đồng bộ, đó là:
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, vai trò quản lý của chính quyền và sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc quản lý, nắm chắc hộ nghèo. Gắn trách nhiệm thực hiện chương trình giảm nghèo vào các tiêu chí thi đua của các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị.
Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý chí vượt nghèo trong nhân dân; tăng cường sự tương trợ, giúp đỡ của cộng đồng. Chú trọng thực hành, hướng dẫn, làm điểm, nhân rộng mô hình cho đồng bào học tập, nâng cao thu nhập, thoát nghèo. Đổi mới và kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác giảm nghèo từ tỉnh đến cơ sở, theo hướng chuyên môn hóa. Cân đối từ ngân sách địa phương để bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác giảm nghèo ở các xã khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Thực hiện tốt quy hoạch, sắp xếp ổn định dân cư ở nông thôn, bố trí dân di cư tự do ở những nơi thuận lợi để tạo điều kiện phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Củng cố quan hệ sản xuất ở nông thôn, sớm nhân rộng mô hình tổ hợp tác để tổ chức sản xuất cho người nghèo. Khảo sát đánh giá tình hình nợ đọng vốn vay trong nhân dân để có cơ sở phân loại xem xét, giải quyết dứt điểm về nợ cho dân nghèo. Xây dựng cơ chế, tạo môi trường hỗ trợ tiếp tục cho hộ thoát nghèo như đối với hộ nghèo từ 2 - 3 năm để có điều kiện thoát nghèo bền vững.
Tạo điều kiện cho người nghèo dễ dàng tiếp cận các nguồn lực và áp dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Kết hợp hiệu quả chính sách cho vay vốn với khuyến nông, lâm, ngư và áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào đầu tư sản xuất, kinh doanh. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để phối hợp tiêu thụ sản phẩm và tăng cường nguồn lực thực hiện chương trình giảm nghèo. Bảo đảm nguồn lực hằng năm ở cấp tỉnh, huyện và xã, trừ các xã đặc biệt khó khăn và xã nghèo bố trí ít nhất 0,5% dự toán thu ngân sách hằng năm để thực hiện chương trình giảm nghèo, mỗi cấp phải có quỹ giúp đỡ người nghèo.
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh quyết tâm làm hết sức mình để đến năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo sẽ giảm xuống còn 10% - 11% ngang bằng với tỷ lệ bình quân chung của cả nước. Để công tác xóa đói giảm nghèo thực sự bền vững, giảm dần khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các vùng, các dân tộc, các tầng lớp dân cư, đòi hỏi các cấp, các ngành, các đoàn thể và các địa phương trong tỉnh ngoài việc thực hiện tốt các chính sách của Trung ương về công tác xóa đói, giảm nghèo, cần xây dựng các chính sách đặc thù của địa phương đối với hộ cận nghèo như: kết hợp chặt chẽ giữa chương trình xóa đói, giảm nghèo với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường; xây dựng và quy hoạch lại các cụm dân cư, tập trung hoàn thiện mạng lưới an sinh xã hội phù hợp để đáp ứng nhu cầu bức xúc cho các hộ nghèo.
Xây dựng một số chính sách ưu đãi đặc thù làm cơ sở và có bước đột phá như: tạo điều kiện trợ giúp cho hộ cận nghèo về chính sách trợ giúp pháp lý để nâng cao sự hiểu biết về pháp luật trong nhân dân; chính sách về phát triển nông nghiệp, chế biến, tiêu thụ hàng hóa nông sản và bảo hiểm xã hội; chính sách về chương trình khuyến nông, khuyến ngư để người dân thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi; trợ giúp học nghề để tự tạo việc làm, vay vốn theo hình thức tín chấp từ nguồn vốn ngân sách địa phương để tham gia xuất khẩu lao động; khuyến khích làm giàu chính đáng, hợp pháp đi đôi với đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo bền vững./.
Diễn đàn doanh nhân Việt Nam trên thế giới tại Pháp  (17/11/2008)
Thông cáo số 25 Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XII  (17/11/2008)
Phát động truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình  (17/11/2008)
Giải cứu tài chính cần phải đi đôi với thay đổi hệ thống giá trị  (17/11/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên