Diễn đàn doanh nhân Việt Nam trên thế giới tại Pháp
"Tiếp xúc và hợp tác: Cùng nhau xây dựng nhịp cầu nối tương lai" là thông điệp đồng thời là mục tiêu của Diễn đàn doanh nhân Việt Nam trên thế giới, được tổ chức lần đầu tiên tại thủ đô Paris, Pháp.
Trong hai ngày 14 và 15-11, hơn 300 doanh nhân Việt Nam đến từ nhiều nước ở các khu vực Bắc Mỹ, Đông Âu, Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam đã tham dự diễn đàn này để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm và khám phá các bí quyết thành công trong kinh doanh, đồng thời tìm kiếm và xây dựng các mối quan hệ đối tác mới.
Diễn đàn là sáng kiến của các doanh nhân người Việt tại Pháp và Thụy Sỹ, được tổ chức với sự phối hợp và hỗ trợ của Hội đồng vùng Ile de France, Phòng thương mại và công nghiệp Pa-ri, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
Phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài đánh giá cao sáng kiến tổ chức sự kiện này, coi đây là dịp để các doanh nhân gốc Việt gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm và giúp nhau tìm kiếm cơ hội làm ăn, nhất là trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến đổi quan trọng, phức tạp và khó lường.
Nhân dịp này, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn cho biết với mong muốn tập hợp các doanh nhân, doanh nghiệp Việt kiều thành đạt, có năng lực, vị trí và uy tín, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Hiệp hội các doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài và tổ chức này sẽ sớm đi vào hoạt động. Thứ trưởng hy vọng hiệp hội sẽ trở thành một tổ chức vững mạnh, hiệu quả, qui tụ được nguồn lực quí giá của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài.
Trong hai ngày hội nghị, các đại biểu đã lắng nghe và tranh luận về những vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá và khủng hoảng kinh tế.
Ông Phạm Gia Huyên, Trưởng ban tổ chức, Chủ tịch Câu lạc bộ kinh doanh CDVF, hội viên Sofracop (Pháp), khẳng định diễn đàn sẽ được tổ chức hàng năm để các doanh nhân Việt Nam trên thế giới có thể trao đổi thông tin, tìm cơ hội hợp tác với nhau, đồng thời liên kết với nhau để đối phó với những thách thức mà những chuyển biến của thế giới đang đặt ra./.
Thông cáo số 25 Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XII  (17/11/2008)
Phát động truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình  (17/11/2008)
Giải cứu tài chính cần phải đi đôi với thay đổi hệ thống giá trị  (17/11/2008)
Diễn văn bế mạc kỳ họp thứ tư Quốc hội khoá XII của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng  (15/11/2008)
Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XII thành công tốt đẹp  (15/11/2008)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên