Trên nền tảng và đà phát triển đã được tạo dựng, Quảng Ninh đặt mục tiêu hướng đến năm 2030 trở thành một tỉnh tiêu biểu của cả nước về mọi mặt; tỉnh kiểu mẫu giàu đẹp, văn minh, hiện đại, nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân; cực tăng trưởng của khu vực phía bắc, một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện; trung tâm du lịch quốc tế, trung tâm kinh tế biển, cửa ngõ của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước….

Ngày 24-11-2021, Hội nghị Văn hóa toàn quốc diễn ra tại Hà Nội với hơn 600 đại biểu tham dự trực tiếp và kết nối trực tuyến với 63 tỉnh, thành. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có phát biểu chỉ đạo tại hội nghị quan trọng này, trong đó chỉ ra 6 nhiệm vụ, 4 giải pháp phát triển văn hóa Việt Nam. Được coi là một Việt Nam thu nhỏ, Quảng Ninh có đầy đủ các điều kiện, đặc tính chung của Việt Nam và những nhiệm vụ, giải pháp chung để phát triển văn hóa, con người Việt Nam cũng đồng thời là các nhiệm vụ, giải pháp mà Quảng Ninh phải thực hiện trên chặng đường phát triển.

Từ những nhận thức về văn hóa ngày càng sâu sắc, tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Tổng Bí thư đã đề cập đến lĩnh vực văn hóa dưới nhiều góc độ khác nhau qua nhiều cách tiếp cận khác nhau, rất phong phú, đa dạng. Theo Tổng Bí thư, dù theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp thì khi đã nói đến văn hóa là nói đến những gì là tinh hoa, tinh túy nhất, được chưng cất, kết tinh, hun đúc thành những giá trị tốt đẹp, cao thượng, đặc sắc nhất, rất nhân văn, nhân ái, nhân nghĩa, nhân tình, tiến bộ. Còn những gì xấu xa, việc làm ti tiện, đớn hèn, những hành động phi pháp, bỉ ổi... là vô văn hóa, phi văn hóa, phản văn hóa. Tổng Bí thư cũng chỉ rõ “Hạnh phúc của con người không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp, mà còn ở sự phong phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng”. Khái lược các văn bản quan trọng mà Đảng ban hành, Tổng Bí thư nhấn mạnh: Từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn coi trọng vai trò của văn hóa và hết sức quan tâm đến công tác xây dựng văn hóa trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, nhất là trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nhận thức của Đảng về văn hóa ngày càng toàn diện, đầy đủ và sâu sắc hơn.

Trong những năm gần đây, cách nhìn nhận văn hóa vừa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là sức mạnh nội sinh, động lực, nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước được nhấn mạnh. Với hàm nghĩa là nguồn lực, văn hóa được xác định phát triển đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Đại hội XIII của Đảng khẳng định: Con người là chủ thể, giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển; phát triển văn hóa, xây dựng con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp đổi mới; phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu; bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn, là tiêu chí của phát triển bền vững; xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ làm tế bào lành mạnh, vững chắc của xã hội, thực hiện bình đẳng giới là một tiêu chí của tiến bộ, văn minh. Đây là một định hướng căn bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa. Đây cũng là những định hướng giá trị mà Quảng Ninh đang hướng tới - 6 giá trị cơ bản: Thiên nhiên tươi đẹp – hành chính minh bạch – kinh tế phát triển – văn hóa đặc sắc –  nhân dân hạnh phúc.

Từ thực tiễn, còn những hạn chế cần khắc phục, đặc biệt là phương diện đạo đức, lối sống; lâu nay là văn hóa chưa được các cấp, các ngành nhận thức một cách sâu sắc và chưa được quan tâm một cách đầy đủ tương xứng với kinh tế và chính trị; chưa thật sự trở thành nguồn lực, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững đất nước. Vai trò của văn hóa trong xây dựng con người chưa được xác định đúng tầm, còn có chiều hướng nặng về chức năng giải trí. Môi trường văn hóa vẫn bị “ô nhiễm” bởi các tệ nạn xã hội, tham nhũng, tiêu cực. Sự chênh lệch về hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, các miền còn lớn. Nhiều di sản văn hóa quý báu của dân tộc có nguy cơ bị xuống cấp, mai một. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý văn hóa còn lúng túng, chậm trễ, nhất là trong việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về văn hóa. Chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác văn hóa chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển văn hóa trong thời kỳ mới. Việc tiếp nhận tinh hoa văn hóa nhân loại còn hạn chế. Phương thức lãnh đạo và quản lý văn hóa chậm được đổi mới, chưa thích ứng kịp thời với sự vận động và phát triển văn hóa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Công tác tổ chức và công tác cán bộ trên lĩnh vực văn hóa còn nhiều bất cập. Như vậy, xét về mọi mặt, văn hóa nước ta đang rất cần một cuộc chấn hưng, một quyết sách mang tính định hướng lớn, một sự đánh giá, nhìn nhận thấu đáo về vị trí, vai trò của văn hóa, về các nguồn lực đầu tư cho văn hóa, con người.

Từ việc chỉ ra các bất cập trên, chỉ ra sự cấp thiết phải có một cuộc chấn hưng văn hóa, một chương trình mục tiêu mang tầm quốc gia để phát triển văn hóa, Tổng Bí thư đề ra sáu nhiệm vụ và bốn giải pháp cơ bản để tập trung xây dựng, giữ gìn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự là “nền tảng tinh thần”, “động lực phát triển” và “soi đường cho quốc dân đi” theo định hướng mà văn kiện Đại hội XIII của Đảng.

Áp dụng sáu nhiệm vụ, bốn giải pháp chung của đất nước với Quảng Ninh, có thể thấy:

Đối với nhiệm vụ thứ nhất: Khơi dậy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của toàn dân tộc. Quảng Ninh vốn có truyền thống yêu nước, đoàn kết, kỷ luật và đồng tâm, nên khi đã định ra một đường lối thì toàn thể nhân dân Quảng Ninh sẽ đồng lòng, dốc sức để đạt mục tiêu đề ra. Truyền thống đấu tranh bất khuất, sẵn sàng hy sinh thân mình vì độc lập, tự do của Tổ quốc đã trở thành một giá trị, một đặc tính con người Quảng Ninh.

Đối với nhiệm vụ thứ hai: Xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp, gắn với giữ gìn, phát huy giá trị gia đình Việt Nam, hệ giá trị văn hóa, giá trị của quốc gia - dân tộc. Ô nhiễm môi trường văn hóa đã và đang diễn ra ở các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp và ngay cả một số không gian văn hóa vốn được coi là nơi nuôi dưỡng cho những giá trị tốt đẹp như gia đình, môi trường học đường,… cũng có những dấu hiệu rạn vỡ. Trong gia đình, trường học, đây đó do mâu thuẫn lợi ích cũng đã dẫn đến xung đột trong các mối quan hệ cha - con, anh - em, vợ - chồng, thầy - trò,… Sự xung đột giữa các thế hệ diễn ra trong từng gia đình, giữa thầy, cô giáo với học trò. Nếu không sớm tìm biện pháp hóa giải thì sẽ dẫn đến nguy cơ đổ vỡ. Sự phát triển của công nghệ, truyền thông đã làm thay đổi các hình thức liên kết xã hội truyền thống. Môi trường học đường cũng xuất hiện nhiều tiêu cực đáng lo ngại. Văn hóa ứng xử giữa giáo viên - học sinh, giáo viên - phụ huynh, học sinh - học sinh có dấu hiệu lệch chuẩn. Nạn bạo lực học đường, hiện tượng chạy điểm, chạy trường... không những ảnh hưởng đến uy tín của ngành giáo dục, mà nguy hại hơn là ảnh hưởng đến đạo đức xã hội, đến nhân cách và niềm tin của thế hệ tương lai đất nước. Môi trường văn hóa ở nhiều nơi bị “ô nhiễm” xuất phát từ nhiều nhân tố chủ quan và khách quan, nhất là những tác động của bối cảnh, tình hình phức tạp trong và ngoài nước, mặt trái của nền kinh tế thị trường, giao lưu hội nhập quốc tế. Cạnh đó là việc ban hành quy định, hướng dẫn về xây dựng môi trường văn hóa nói chung chưa đồng bộ, công tác kiểm tra, giám sát chưa nghiêm. Ngoài ra, một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến phát triển văn hóa chung, xây dựng môi trường văn hóa nói riêng. Thực tế và nguyên nhân trên cũng là những vấn đề đã được Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh nhìn nhận, và từ năm 2018, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 11, nhiệm kỳ Đại hội XX Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 cũng đặt vấn đề phát triển văn hóa, con người. Tỉnh tập trung xác định hệ giá trị văn hóa, con người Quảng Ninh trên cơ sở khai thác, phát huy các giá trị đã hình thành từ trong quá trình xây dựng, đấu tranh và phát triển.

Đối với nhiệm vụ thứ ba: Phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, môi trường văn hóa, đời sống văn hóa. Quảng Ninh là tỉnh có những tiềm năng văn hóa cả vật thể và phi vật thể rất lớn, việc khai thác các thế mạnh văn hóa hiện không chỉ là khai thác cảnh quan văn hóa để phục vụ phát triển du lịch, Quảng Ninh phải tập trung đồng bộ, hài hòa vào các lĩnh vực, từ bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể để đồng thời bảo tồn các giá trị mang tính lịch sử, phát triển thành các sản phẩm văn hóa phục vụ nhu cầu thị trường, phát triển thị trường sản phẩm và dịch vụ văn hóa, qua đó, phát triển kinh tế hộ gia đình, phát triển kinh tế địa phương bền vững. Đây cũng là mục tiêu được đặt ra trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa, xã hội, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội. Tỉnh cần tiếp tục đầu tư bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống di sản văn hóa, lịch sử, di sản thiên nhiên vô cùng quý giá, gắn với phát triển du lịch, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục xây dựng hệ sinh thái dân sinh hấp dẫn, chính sách khuyến khích và hỗ trợ vượt trội, tạo môi trường thuận lợi để thu hút du khách cho tỉnh. Đồng thời, phải đặc biệt coi trọng công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, tránh thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả thiên tai đối với người và tài sản của nhân dân, của nhà nước. Chú trọng việc trồng cây và bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường biển, các khu sản xuất công nghiệp, địa bàn khai thác than... Để góp phần thực hiện cam kết toàn cầu của Việt Nam về chuyển đổi năng lượng sạch, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, tỉnh Quảng Ninh đã chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng kế hoạch cụ thể góp phần thực hiện cam kết này; xác định đây là cơ hội để thúc đẩy cơ cấu lại kinh tế theo hướng bền vững, nắm bắt thời cơ nâng cao sức cạnh tranh của tỉnh và tận dụng các cơ hội hợp tác thương mại, đầu tư cho phát triển.

Đối với nhiệm vụ thứ bốn: Phát huy vai trò chủ thể sáng tạo, chủ thể thụ hưởng văn hóa là nhân dân.

Xác định con người là chủ thể sáng tạo và thụ hưởng văn hóa, tỉnh Quảng Ninh luôn chăm lo phát triển con người, nhất là đội ngũ văn nghệ sỹ, những người sáng tạo ra các sản phẩm văn hóa, người đưa văn hóa từ lịch sử đến thực tại, lưu truyền văn hóa hôm nay cho các thế hệ mai sau. Để triển khai vừa rộng rãi vừa có tọng điểm việc đào tạo nguồn nhân lực, tỉnh xác định các ngành giáo dục, y tế, lao động thương binh xã hội,… cùng phối hợp chăm lo con người, từ giao dục ý thức đạo đức, đào tjao, bồi downgx tình độ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ,; chăm lo sức khỏe, bảo đảm con người Quảng Ninh có thể chất tốt, được chăm sóc chế độ, chính sách đầy đủ để toàn tâm, chuyên tâm cho sáng tác, sáng tạo. Đặc biệt tỉnh xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản về văn hóa, cán bộ văn hóa tầm chiến lược, văn hóa nghệ thuật đỉnh cao; chương trình giáo dục nghệ thuật trong nhà trường; đồng thời phát triển đội ngũ cán bộ về văn hóa, trong đó chú trọng tuyến cơ sở tương xứng với yêu cầu và nhiệm vụ phát triển văn hóa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Đối với nhiệm vụ thứ năm: Chú trọng xây dựng Đảng và hệ thống chính trị về đạo đức; kiên quyết đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực. thường xuyên làm tốt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh; không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng; giữ vững kỷ luật, kỷ cương, đề cao sự gương mẫu, trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu; giữ gìn, củng cố sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Đổi mới và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng gắn với đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Phát huy dân chủ, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố niềm tin của nhân dân. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị, tạo ý thức phục vụ nhân dân, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức hành chính ở Trung tâm hành chính công, tạo mối quan hệ, gắn bó mật thiết với nhân dân, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động quản lý của Nhà nước. Không ngừng chăm lo xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, thực sự là lực lượng tiên phong trong công cuộc đổi mới và phát triển của tỉnh, xứng đáng với truyền thống của Vùng Mỏ Anh hùng.

Đối với nhiệm vụ thứ sáu: Xây dựng môi trường văn hóa số phù hợp với nền kinh tế số, xã hội số và công dân số, hướng tớiphát triển kinh tế nhanh, bền vững. Đẩy mạnh chuyển đổi số,  kết hợp chặt chẽ với chuyển đổi xanh tạo cơ sở kết nối trên nền tảng công nghệ để công nghiệp, nông nghiệp gắn với dịch vụ, du lịch; gắn kết hài hòa giữa phát triển đô thị và nông thôn, thúc đẩy liên kết vùng; tiếp tục đầu tư xây dựng nông thôn mới bền vững, thực chất. Đặc biệt quan tâm phát huy các lợi thế cạnh tranh của tỉnh, trong đó có hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng hoàn thiện, đồng bộ, hiện đại; đề cao  giá trị văn hoá, con người để phát triển bền vững. Tận dụng tối đa lợi thế cạnh tranh từ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng hoàn thiện, đồng bộ, hiện đại; phát triển kinh tế tổng hợp, trong đó lấy kinh tế số là nền tảng kết nối, toàn diện, hiện đại. Trong quá trình phát triển, Quảng Ninh cần đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, văn hóa số để làm cơ sở phát huy tốt hơn nữa vai trò cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc; vai trò trung tâm, là động lực liên kết vùng, hình thành các vùng kinhh tế, hành lang phát triển mới. Trong văn hóa số, chủ trì, phối hợp ngành thông tin và truyền thông triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể; số hóa và lập bản đồ số di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, bảo vật quốc gia, di sản tư liệu; tuyên truyền quảng bá hình ảnh văn hóa, con người Việt Nam ra nước ngoài. Xây dựng cơ sở dữ liệu văn hóa, kết nối chặt chẽ với hạ tầng công nghệ ngành du lịch đẩy nhanh phát triển ngành du lịch, bao hàm cả phát triển số lượng du khách và các sản phẩm phục vụ khách du khách ở các địa phương, làng nghề,...

Về bốn giải pháp, áp dụng với Quảng Ninh thấy:

Đối với giải pháp thứ nhất: Tiếp tục nâng cao nhận thức và năng lực lãnh đạo, quản lý trên lĩnh vực văn hóa. Đối với Quảng Ninh, từ sớm Đảng bộ tỉnh đã có những nhận thức sâu sắc và toàn diện về vai tò và tác động của văn hóa nói chung và các thế mạnh về văn hóa của Quảng Ninh nói riêng. Tỉnh đã ban hành Nghị quyết, của Ban Chấp hành Đảng bộ, ban hành các chương trình của Ủy ban nhân dân tỉnh để đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản về văn hóa nói chung, về văn hóa Quảng Ninh nói riêng, tổng kết và phát triển một số vấn đề lý luận về văn hóa, con người Việt Nam nói chung và con người Quảng Ninh nói riêng trong thời đại ngày nay, về văn hóa trong xã hội số, văn hóa đặc thù của các dân tộc, nghệ thuật đỉnh cao, nghệ thuật truyền thống, xây dựng phát triển không gian sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.

Đối với giải pháp thứ hai: Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác văn hóa tương xứng với yêu cầu và nhiệm vụ phát triển văn hóa Việt Nam trong giai đoạn mới. Là tỉnh có ưu thế về văn hóa, các lĩnh vực văn hóa có tiềm năng đóng góp lớn vào phát triển kinh tế - xã hội, do đó, xây dựng đội ngũ cán bộ văn hóa là một trong các nhiệm vụ quan trọng đối với quá trình phát triển của Quảng Ninh. cũng rải rác ở khắp các địa phương trong tỉnh, trong đó có các địa phương có đường biên giới, do đó, cán bộ văn hóa có vai trò vô cùng quan trọng trong gìn giữ bản sắc văn hóa, chống “xâm lăng văn hóa”trực diện và đẩy mạnh giao lưu văn hóa quốc tế.Chủ động gìn giữ, bảo vệ và chủ động phòng chống du nhập văn hóa không phù hợp với thuần phong mỹ tục, phong tục tập quán, dự báo tình hình từ sớm, từ xa, kịp thời xử lý tốt các vấn đề nảy sinh trên địa bàn; giải quyết từ gốc các vấn đề liên quan đến văn hóa - xã hội, bảo đảm an ninh văn hóa, an ninh con người. Tập trung củng cố cơ sở thiết chế văn hóa, củng cố đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở có bản lĩnh chính trị.

Đối với giải pháp thứ ba: Quan tâm hơn nữa đến việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.Thời gian từ nay đến năm 2025, tỉnh đã đề ra nhiệm vụ khẩn trương tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực văn hóa; rà soát các mục tiêu, nhiệm vụ của các chương trình mục tiêu có liên quan về văn hóa; căn cứ vào Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030, tham khảo Chương trình cấp bách chấn hưng, phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025 của Trung ương, tiếp tục nghiên cứu xác định các vùng vnqw hóa, các bản sắc văn hóa, các giá trị văn hóa trọng tâm, trọng điểm để đầu tư bảo tồn, phát triển; các giá trị văn hóa, con người cũng được nhận diện để phát huy, phát triển. Bên cạnh đó, tăng cường chủ trì, phối hợp các bộ, ngành đẩy mạnh việc công nhận các di sản, di tích; phân cấp và xác định trách nhiệm cụ thể cho các địa phương trong quản lý văn hóa đi đôi với kiểm tra, giám sát việc thực hiện; đổi mới chính sách đãi ngộ, tôn vinh tài năng và cống hiến đối với đội ngũ văn nghệ sĩ, những người làm công tác văn hóa… Xây dựng hệ giá trị văn hóa con người Quảng Ninh, ban hành các chuẩn mực về văn hóa trong công sở, của công chức, cộng đồng; quy tắc ứng xử văn hóa, văn minh trong môi trường số..., Trong đó, đặc biệt quan tâm xây dựng các hồ sơ và đề xuất công nhận các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của Quảng Ninh, có kế hoạch bảo tồn bảo tồn, phục dựng, tu bổ một số công trình di tích, di sản văn hóa quốc gia đặc biệt, di sản thế giới được UNESCO ghi danh.

Đối với giải pháp thứ tư: Chú trọng xây dựng văn hóa ứng xử lành mạnh trong xã hội.

Năm 2023, Quảng Ninh kỉ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh (30/10/1963 – 30/10/2023), hơn nửa thế kỷ qua, con người Quảng Ninh đã tạo dựng được những bản sắc riêng trogn vawnhoas ứng xử, trong cách sống đoàn kết, đồng tâm, trong tính cashc hào sảng , mạnh mẽ,… Ngày nay, các thế hệ con người Quảng Ninh đã và đang tiếp tục phát huy các giá trị quý báu đó, vừa xây dựng con người Quảng Ninh có lối sống lành mạnh, vì sự phát triển, vừa xây dựng môi trường xã hội lành mạnh.Năm 2023, đánh dấu thời kỳ mới, trọng trách gìn giữ và phát huy được đặt lên vai các thế hệ cán bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh sứ mệnh vẻ vang, trách nhiệm lớn lao và hôm nay chúng ta có nhiệm vụ viết tiếp những trang sử hào hùng, dựa vào nền tảng văn hóa, khí chất, phẩm giá con người Vùng Mỏ kiên cường, bất khuất, “Kỷ luật và Đồng tâm”, đoàn kết, sáng tạo, hào sảng, khí khái được chung đúc từ chiều dài của lịch sử, chiều sâu của văn hóa....

Những nét văn hóa trong lối sống, ứng xử là nền tảng khắc họa hình tượng con người Quảng Ninh qua quá trình lao động, sáng tạo, tinh thần yêu nước, truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm”, ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên xây dựng tỉnh Quảng Ninh trở thành một tỉnh kiểu mẫu, giàu đẹp, văn minh, hiện đại./.