Chỉ thị báo cáo tổng kết thi hành Luật Đất đai
Chỉ thị nêu rõ, Luật Đất đai được Quốc hội khóa XI thông qua từ ngày 26/11/2003, hiệu lực thi hành từ 1/7/2004, đến nay có hơn 6 năm triển khai trên thực tế. Bên cạnh những kết quả tích cực, thực tiễn triển khai thi hành Luật Đất đai trong thời gian qua đã phát sinh một số nội dung cần phải điều chỉnh như: Chính sách giao đất nông nghiệp, thời hạn sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, chính sách điều tiết lợi ích từ đất đai giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người dân; cơ chế chính sách tạo quỹ đất của Nhà nước phục vụ các mục tiêu công ích, chính sách xã hội, điều tiết thị trường đất đai và hỗ trợ, tái định cư; việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư của Nhà nước, của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế... Bởi vậy, việc đề xuất những nội dung cần sửa đổi trong Luật Đất đai là nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của nước ta đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
Theo Chỉ thị, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ tiến hành tổng kết và đánh giá kết quả của việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai theo 3 nội dung.
Thứ nhất, tổng kết tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai; tình hình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản ban hành thuộc thẩm quyền.
Thứ hai, đánh giá kết quả về tổ chức thực hiện các công việc tại địa phương như lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; thống kê, kiểm kê đất đai; tài chính về đất đai và giá đất; thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai...
Thứ ba, đánh giá về công tác tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ công chức, cơ sở vật chất của hệ thống cơ quan quản lý đất đai tại địa phương.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ trong việc tổng hợp các nội dung tổng kết của các Bộ, ngành và địa phương; tổng kết, đánh giá toàn diện về công tác quản lý, sử dụng đất đai trên phạm vi toàn quốc. Các Bộ ngành khác sẽ phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tiến hành tổng kết đánh giá kết quả thi hành Luật Đất đai năm 2003 theo chức năng, nhiệm vụ của mình.
Thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi Luật Đất đai năm 2003. Trưởng Ban do một Phó Thủ tướng Chính phủ đảm nhiệm. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường làm Phó Trưởng ban Thường trực./.
- Phát triển vùng Đông Nam Bộ bền vững: Cần khơi thông “điểm nghẽn” về phát triển hạ tầng kỹ thuật
- Xây dựng và phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh mới
- Bất ngờ chiến lược trong quan hệ quốc tế và một số hàm ý chính sách
- Một số suy nghĩ về công tác cán bộ của Đảng trong tình hình mới
- Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người trong bối cảnh mới ở Việt Nam hiện nay
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng