Việt Nam đã cơ bản bảo đảm bình đẳng thực chất giữa nam và nữ
Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân - Bí thư Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, Chủ tịch Ủy ban
Quốc gia VSTBPN Việt Nam, phát biểu tại Hội nghị. |
TCCSĐT - Ngày 21-4, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ (VSTBPN) Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị tổng kết Chiến lược quốc gia VSTBPN Việt Nam đến năm 2010 và triển khai Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới (BĐG) giai đoạn 2011-2020. Các đồng chí: Nguyễn Thị Kim Ngân - Bí thư Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia VSTBPN Việt Nam, Nguyễn Thiện Nhân - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị.
Tham dự hội nghị còn các đồng chí: Nguyễn Thị Thanh Hòa - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia VSTBPN Việt Nam; Trần Thanh Mẫn - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Cần Thơ; đại diện Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, các thành viên Ủy ban quốc gia VSTBPN Việt Nam,đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành trong cả nước.
Theo nhận định của Bộ LĐ-TB&XH và Ủy ban quốc gia VSTBPN Việt Nam, trong 10 năm qua, việc thực hiện BĐG và Chiến lược quốc gia VSTBPN Việt Nam đến năm 2010 đã có những tiến bộ nhất định, góp phần nâng cao chất lượng công tác BĐG. Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, vị trí xếp hạng về chỉ số phát triển giới (GDI) của Việt Nam đã tăng từ mức trung bình thấp năm 1995 (đứng vị trí thứ 72/130 nước được xếp hạng) lên mức trung bình cao năm 2009 (đứng vị trí thứ 94/155 nước được xếp hạng); chỉ số quyền năng giới (GEM) của Việt Nam hiện ở vị trí thứ 62/109 nước, thuộc nhóm nước có mức phát triển trung bình về giới. Việt Nam được đánh giá là quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất trong vòng 20 năm qua. Đến năm 2010, Việt Nam đã hoàn thành cơ bản các mục tiêu, chỉ tiêu trong Chiến lược quốc gia VSTBPN về thực hiện các quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực lao động - việc làm, chăm sóc sức khỏe.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Chiến lược quốc gia VSTBPN Việt Nam đến năm 2010, nhiều chỉ tiêu của các mục tiêu về giáo dục - đào tạo, tăng số phụ nữ tham gia vào cơ quan lãnh đạo các cấp, các ngành, tăng cường năng lực hoạt động VSTBPN chưa đạt kế hoạch đề ra. Nguyên nhân chủ yếu là do một số cấp ủy Đảng, lãnh đạo các cấp, các ngành chưa quán triệt và lãnh đạo thực hiện đầy đủ quan điểm BĐG trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị; thiếu cơ chế bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa Ủy ban quốc gia VSTBPN với các bộ, ngành và các địa phương trong báo cáo, tổng kết, đánh giá hoạt động VSTBPN (theo thống kê, chỉ có 26,8% tỉnh, thành và 27% bộ, ngành thường xuyên nhận được báo cáo của cấp dưới về hoạt động này); nhiều bộ, ngành, địa phương, đơn vị chưa chủ động tìm giải pháp phù hợp để thực hiện các chỉ tiêu về BĐG và VSTBPN, chưa thực hiện tốt việc lồng ghép vấn đề BĐG, các chỉ tiêu của chiến lược quốc gia VSTBPN vào chương trình công tác, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm…
Hội nghị đã triển khai Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24-12-2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về BĐG giai đoạn 2011-2020. Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân - Bí thư Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, Chủ tịch Ủy ban quốc gia VSTBPN Việt Nam khẳng định: “Đây là chiến lược đầu tiên của Việt Nam được xây dựng nhằm xác định mục tiêu quốc gia về BĐG cần thực hiện trong 10 năm tới, đồng thời, là một trong những công cụ quan trọng để đưa Luật Bình đẳng giới vào cuộc sống, thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết quốc tế về BĐG”.
Giải pháp chung để đạt các mục tiêu này là: tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đối với công tác BĐG; hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về BĐG; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của đảng viên, cán bộ, công chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân về BĐG; xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình quốc gia về BĐG giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2016-2020; phát triển hệ thống dịch vụ có chất lượng cao nhằm hỗ trợ nữ và nam bình đẳng về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính cho công tác BĐG; tăng cường công tác nghiên cứu về BĐG trên các lĩnh vực; đẩy mạnh hợp tác quốc tế đa phương, song phương về BĐG…
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân biểu dương những thành tựu mà các cấp, các ngành, các địa phương đã đạt được trong công tác BĐG và VSTBPN 10 năm qua. Trong đó, nổi bật là ngày càng bảo đảm sự bình đẳng của phụ nữ trong cơ hội làm việc, học tập, chăm sóc sức khỏe; ngày càng hoàn thiện hệ thống luật pháp quốc gia về BĐG và VSTBPN; nâng cao vai trò của hội phụ nữ các cấp trong việc động viên phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc. Phó Thủ tướng đề nghị: trong thời gian tới, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, các đoàn thể cần quan tâm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về BĐG và VSTBPN để nâng cao nhận thức xã hội trong việc tôn trọng và tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi cho phụ nữ học tập, làm việc, cống hiến, phát triển; tạo điều kiện cho phụ nữ xây dựng gia đình văn hóa hạnh phúc; nhân rộng các điển hình tiên tiến trong thực hiện BĐG.
Tại Hội nghị, 26 tập thể và 38 cá nhân đã được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 98 tập thể và 202 cá nhân được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH vì đã có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Chiến lược quốc gia VSTBPN Việt Nam đến năm 2010./.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng tiếp đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Séc- Mô-ra-va  (21/04/2011)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi Điện mừng Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cu-ba Ra-un Ca-xtơ-rô Ru-dơ  (21/04/2011)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn công tác của Chính phủ thăm, làm việc tại Lào Cai  (21/04/2011)
UNICEF yêu cầu bảo vệ trẻ em tốt hơn ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi  (21/04/2011)
Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự IPU 124  (21/04/2011)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển