Thủ tướng truyền cảm hứng tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Đắk Nông
22:23, ngày 14-01-2019
Chiều 14-01, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Đắk Nông, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Đắk Nông năm 2019 với chủ đề “Đắk Nông - Tiềm năng và Cơ hội đầu tư”.
Đắk Nông nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam khu vực Tây Nguyên, có Quốc lộ 14, nối Thành phố Hồ Chí Minh và miền Đông Nam bộ với các tỉnh Tây Nguyên, có Quốc lộ 28 nối với Lâm Đồng và các tỉnh duyên hải miền Trung, có đường biên giới 130km và hai cửa khẩu với Campuchia.
Tỉnh Đắk Nông có diện tích đất nông nghiệp rộng lớn và màu mỡ, khí hậu ôn hòa, là tỉnh có thế mạnh rất lớn về nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, trong đó một số loại cây hiện nay có diện tích và sản lượng lớn của cả nước như cây càphê hơn 120.000ha, hồ tiêu 32.900ha; cây bơ hơn 2.600ha, khoai lang hơn 7.000ha; ngành chăn nuôi của tỉnh cũng phát triển nhanh chóng với số lượng lớn các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy mô tập trung, công nghiệp.
Ngoài tiềm năng về phát triển nông nghiệp, để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa-hiện đại hóa, trong thời gian qua, tỉnh đặc biệt chú trọng đến việc phát triển công nghiệp. Đến nay, tỉnh có hai khu công nghiệp đã được đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng và đi vào hoạt động với tổng diện tích là 327,5ha, Khu công nghiệp Nhân Cơ 2 đang quy hoạch với quy mô hơn 800ha, là điều kiện rất thuận lợi cho sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư vào đầu tư các dự án công nghiệp khai khoáng và chế biến sau nhôm...
Thực hiện thông điệp “Chính phủ kiến tạo, liêm chính, đồng hành cùng doanh nghiệp” của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xây dựng chính phủ, chính quyền phục vụ người dân, kiến tạo cho doanh nghiệp phát triển, tỉnh Đắk Nông đã đẩy mạnh cải cách hành chính; đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thành lập Trung tâm hành chính công nhằm tập trung giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, người dân từ tỉnh cho đến cơ sở; thường xuyên tổ chức gặp mặt doanh nghiệp, mô hình càphê doanh nhân hàng tuần để giải quyết những khó khăn, vướng mắc kịp thời; thực hiện ba khâu đột phá và hai tập trung do đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đề ra, đến nay tỉnh đã ban hành chính sách thu hút đầu tư vào tỉnh Đắk Nông, chính sách cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; công nghiệp chế biến alumin, luyện nhôm; đã hoàn thiện hồ sơ công viên địa chất Đắk Nông trình UNESCO công nhận công viên địa chất toàn cầu...
Năm 2018, kinh tế-xã hội tỉnh Đắk Nông có sự phát triển vượt bậc, các nhóm chỉ tiêu vượt kế hoạch như tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP 8,21% (kế hoạch 7,52%), thu nhập bình quân đầu người ước đạt 45,24 triệu đồng/người/năm; thu ngân sách đạt trên 2.300 tỷ đồng...
Tuy nhiên, so với tiềm năng lợi thế của tỉnh, đến nay Đắk Nông vẫn chưa thu hút được nhiều tập đoàn kinh tế lớn vào khai thác hiệu quả đầu tư của tỉnh; chưa thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao về phục vụ cho các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh... Theo đó, tỉnh Đắk Nông mong muốn các Tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước quan tâm đầu tư vào tỉnh dựa trên tiềm năng, lợi thế về đất đai thổ nhưỡng, khí hậu ôn hòa mát mẻ để phát triển các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gắn với chế biến sâu các sản phẩm từ quả bơ, sầu riêng, cà phê, hồ tiêu, khoai lang...; phát triển các dự án công nghiệp khai khoáng từ bô xít, tạo thành tổ hợp khép kín từ việc khai thác mỏ bôxít, luyện alumin, chế biến nhôm hiệu quả; phát triển nguồn năng lượng từ thủy điện, năng lượng tái tạo từ gió, mặt trời... cũng như đầu tư vào du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại những khu vực du lịch đã được tỉnh quy hoạch như Vườn quốc gia Tà Đùng, Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung hay nghiên cứu đầu tư các hạng mục dự án thuộc khu vực hang động núi lửa Krông Nô mà hiện nay tỉnh đã hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO để công nhận Công viên địa chất toàn cầu,...
Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ban, ngành Trung ương quan tâm tạo điều kiện cho quá trình phát triển của cả khu vực, quan tâm đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông, nhất là đường sắt lên Tây Nguyên, tiếp tục tạo cơ chế chính sách thuận lợi, đặc thù cho Tây Nguyên.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ biểu dương nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền là nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Nông trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm cuộc sống tốt đẹp, an toàn cho người dân. Tuy là tỉnh mới thành lập 15 năm nhưng Đắk Nông đã nỗ lực vươn lên mạnh mẽ.
Khi mới tách tỉnh thu ngân sách chỉ mới 85 tỷ đồng, thì nay thu ngân sách nội địa đã tăng lên gần 2.400 tỷ đồng, đây là một tốc độ phát triển rất cao. Đây là một niềm tự hào, một nền tảng quan trọng để đầu tư vào tỉnh phát triển hơn.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng hoan nghênh, đánh giá cao lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, các Tập đoàn kinh tế lớn đã về tham dự Hội nghị xúc tiến đầu tư này, đây thực sự là vốn quý, sự quan tâm chia sẻ đối với tỉnh còn nhiều khó khăn như Đắk Nông.
Thủ tướng cho rằng kể cả nước nói chung và Đắk Nông nói riêng nếu không đầu tư không bao giờ có sự thành công. Chính vì thế, tất cả các địa phương đều phải tìm ra tiềm năng, thế mạnh của mình để đầu tư làm ăn. Cũng như các tỉnh khác, Đắk Nông không đi vào con đường bế tắc mà đã tìm ra hướng đầu tư mới kêu gọi nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đến tìm kiếm cơ hội đầu tư.
Tỉnh Đắk Nông có nhiều tiềm năng để đầu tư, khí hậu mát mẻ giống Đà Lạt; đất đai màu mỡ với hơn 650.000ha, trong đó 66% là đất đỏ bazan, trồng các loại cây công nghiệp rất tốt; có nền văn hóa phong phú như cồng chiêng, dệt thổ cẩm; địa tầng địa chất phong phú; giao thông tuy xa xôi nhưng đã thuận lợi hơn rất nhiều so với trước... Vì vậy, Đắk Nông có rất nhiều cơ hội để phát triển.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ ra các hướng phát triển cho tỉnh Đắk Nông. Trước hết, tỉnh cần tập trung khai thác các tiềm năng, thế mạnh để phát triển thế mạnh về nông nghiệp. Tỉnh cần phải phát triển mạnh về cây bơ, cà phê, hồ tiêu, chanh leo, mắcca...
Các nhà đầu tư cần phối hợp với nhân dân để khai thác tiềm năng phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo công nghệ 4.0, nông nghiệp hữu cơ để nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Hướng phát triển thứ 2 là tỉnh cần phải đầu tư phát triển du lịch, để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế như khí hậu ôn hòa, phong phú về văn hóa vật thể và phi vật thể của hơn 40 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn.
Hướng phát triển thứ 3 của tỉnh là phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản. Đặc biệt là khai thác, chế biết bôxít - một loại khoáng sản có trữ lượng lên đến hàng tỷ tấn, đứng thứ nhì thế giới.
Thủ tướng bày tỏ vui mừng trước thành công bước đầu của dự án khai thác bôxít ở Nhân Cơ, mới chỉ có một dây chuyền sản xuất Alumin mà dự án đã nộp ngân sách 1.600 tỷ đồng. Thủ tướng giao cho Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên Môi trường và Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông lập phương án, đánh giá tổng thể lại hiệu quả của dự án để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Vấn đề thứ 4 mà Thủ tướng gợi mở là vấn đề phát triển đô thị. Hiện nay, các tỉnh thành trong cả nước tỉnh lỵ đều là thành phố nhưng riêng ở Đắk Nông mới chỉ có thị xã Gia Nghĩa. Thủ tướng đề nghị nên quy hoạch phát triển đô thị, xem đây là động lực phát triển của đất nước nói chung và Đắk Nông nói riêng. Nên quy hoạch đô thị Gia Nghĩa, Đắk Mil... theo hướng xanh, sạch, sinh thái có lợi cho người dân.
Để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, cũng như giữ gìn những nét văn hóa độc đáo của tỉnh Đắk Nông, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị tỉnh Đắk Nông cần khơi dậy nguồn cảm hứng của sự phát triển, cảm hứng sáng tạo, cần xóa mặc cảm, định mệnh khó mà không phát triển. Từ đó, có tư duy mạnh mẽ trong đầu tư phát triển.
Thủ tướng truyền cảm hứng thay đổi tư duy để vươn lên phát triển mạnh mẽ bằng cách kể về tấm gương của hoa hậu hoàn vũ H’Hen Niê, một tấm gương sáng của đại ngàn Tây Nguyên. Tỉnh Đắk Nông muốn giàu mạnh thì phải biết khơi dậy tiềm năng, thế mạnh vốn có. Cán bộ, đảng viên, nhân dân tỉnh Đắk Nông và các nhà đầu tư phải có cảm hứng mạnh mẽ để vượt qua khó khăn, đầu tư khơi dậy những tiềm năng mà tỉnh đã có định hướng.
Bên cạnh đó, để thu hút đầu tư tỉnh Đắk Nông phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào địa phương. Tạo môi trường thuận lợi chính là yêu cầu của các nhà đầu tư đối với Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông. Chính vì vậy, tỉnh cần phải có một đội ngũ chuyên nghiệp chuyên làm việc này để hỗ trợ doanh nghiệp. Phải biến lợi thế mềm về môi trường kinh doanh ở địa phương để bù đắp lại những bất lợi khác về chất lượng hạ tầng.
Thủ tướng Chính phủ lưu ý trong quá trình thu hút đầu tư phát triển là tỉnh Đắk Nông cần thúc đẩy nền thương mại phát triển. Đây được xem là chìa khóa then chốt của Đắk Nông. Đó là tinh thần xóa bỏ tư duy tự cung, tự cấp, tự tiêu dùng, chuyển sang sản xuất hàng hóa. Phải giải quyết ba câu hỏi sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai thì tỉnh Đắk Nông phải xác định được. Hộ gia đình, hợp tác xã là vệ tinh cho các tập đoàn lớn, doanh nghiệp.
Cùng với đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị tỉnh Đắk Nông phải chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trước hết là nguồn nhân lực công giúp tỉnh lãnh đạo, quản lý tốt để phát triển. Cùng với kinh tế nhà nước thì phải thúc đẩy kinh tế tư nhân, kinh tế hộ phát triển. Chính phủ không phân biệt kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước, mà luôn luôn bình đẳng, tạo mọi điều kiện thuận lợi.
Thủ tướng mong muốn những Tập đoàn, doanh nghiệp lớn là con chim đầu đàn dẫn dắt doanh nghiệp tư nhân của tỉnh phát triển. Tỉnh cũng cần phát huy vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp trong thu hút đầu tư phát triển.
Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu tỉnh Đắk Nông tập trung vào quy hoạch phát triển, bố trí dân để phát triển từng bước mà không mâu thuẫn với nhau. Thực hiện quản lý tốt vấn đề di dân và lao động tự do. Sản xuất phải đảm bảo môi trường, bởi vì mất môi trường là mất tất cả. Tỉnh phải tăng cường quản lý vấn đề môi trường, các Tập đoàn cũng phải lưu ý vấn đề này để giữ một Tây Nguyên xanh, một Đắk Nông xanh. Thúc đẩy liên kết vùng liên kết 6 nhà coi đây là một giải pháp để phát triển.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các nhà đầu tư, đã cam kết thì phải triển khai dự án, lời nói phải đi đôi với việc làm. Chính phủ cam kết tạo mọi điều kiện để phát triển hạ tầng ở Đắk Nông cũng như các vùng khó khăn khác. Chính phủ sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư yên tâm trong quá trình làm ăn ở địa phương.
Tại Hội nghị, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho bốn nhà đầu tư với tổng nguồn vốn gần 2.700 tỷ đồng; đồng thời ký kết biên bản cam kết đầu tư với sáu tập đoàn lớn như Tập đoàn T&T, Tập đoàn FLC... với tổng nguồn vốn cam kết gần 48.000 tỷ đồng./.
Tỉnh Đắk Nông có diện tích đất nông nghiệp rộng lớn và màu mỡ, khí hậu ôn hòa, là tỉnh có thế mạnh rất lớn về nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, trong đó một số loại cây hiện nay có diện tích và sản lượng lớn của cả nước như cây càphê hơn 120.000ha, hồ tiêu 32.900ha; cây bơ hơn 2.600ha, khoai lang hơn 7.000ha; ngành chăn nuôi của tỉnh cũng phát triển nhanh chóng với số lượng lớn các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy mô tập trung, công nghiệp.
Ngoài tiềm năng về phát triển nông nghiệp, để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa-hiện đại hóa, trong thời gian qua, tỉnh đặc biệt chú trọng đến việc phát triển công nghiệp. Đến nay, tỉnh có hai khu công nghiệp đã được đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng và đi vào hoạt động với tổng diện tích là 327,5ha, Khu công nghiệp Nhân Cơ 2 đang quy hoạch với quy mô hơn 800ha, là điều kiện rất thuận lợi cho sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư vào đầu tư các dự án công nghiệp khai khoáng và chế biến sau nhôm...
Thực hiện thông điệp “Chính phủ kiến tạo, liêm chính, đồng hành cùng doanh nghiệp” của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xây dựng chính phủ, chính quyền phục vụ người dân, kiến tạo cho doanh nghiệp phát triển, tỉnh Đắk Nông đã đẩy mạnh cải cách hành chính; đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thành lập Trung tâm hành chính công nhằm tập trung giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, người dân từ tỉnh cho đến cơ sở; thường xuyên tổ chức gặp mặt doanh nghiệp, mô hình càphê doanh nhân hàng tuần để giải quyết những khó khăn, vướng mắc kịp thời; thực hiện ba khâu đột phá và hai tập trung do đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đề ra, đến nay tỉnh đã ban hành chính sách thu hút đầu tư vào tỉnh Đắk Nông, chính sách cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; công nghiệp chế biến alumin, luyện nhôm; đã hoàn thiện hồ sơ công viên địa chất Đắk Nông trình UNESCO công nhận công viên địa chất toàn cầu...
Năm 2018, kinh tế-xã hội tỉnh Đắk Nông có sự phát triển vượt bậc, các nhóm chỉ tiêu vượt kế hoạch như tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP 8,21% (kế hoạch 7,52%), thu nhập bình quân đầu người ước đạt 45,24 triệu đồng/người/năm; thu ngân sách đạt trên 2.300 tỷ đồng...
Tuy nhiên, so với tiềm năng lợi thế của tỉnh, đến nay Đắk Nông vẫn chưa thu hút được nhiều tập đoàn kinh tế lớn vào khai thác hiệu quả đầu tư của tỉnh; chưa thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao về phục vụ cho các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh... Theo đó, tỉnh Đắk Nông mong muốn các Tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước quan tâm đầu tư vào tỉnh dựa trên tiềm năng, lợi thế về đất đai thổ nhưỡng, khí hậu ôn hòa mát mẻ để phát triển các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gắn với chế biến sâu các sản phẩm từ quả bơ, sầu riêng, cà phê, hồ tiêu, khoai lang...; phát triển các dự án công nghiệp khai khoáng từ bô xít, tạo thành tổ hợp khép kín từ việc khai thác mỏ bôxít, luyện alumin, chế biến nhôm hiệu quả; phát triển nguồn năng lượng từ thủy điện, năng lượng tái tạo từ gió, mặt trời... cũng như đầu tư vào du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại những khu vực du lịch đã được tỉnh quy hoạch như Vườn quốc gia Tà Đùng, Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung hay nghiên cứu đầu tư các hạng mục dự án thuộc khu vực hang động núi lửa Krông Nô mà hiện nay tỉnh đã hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO để công nhận Công viên địa chất toàn cầu,...
Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ban, ngành Trung ương quan tâm tạo điều kiện cho quá trình phát triển của cả khu vực, quan tâm đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông, nhất là đường sắt lên Tây Nguyên, tiếp tục tạo cơ chế chính sách thuận lợi, đặc thù cho Tây Nguyên.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ biểu dương nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền là nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Nông trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm cuộc sống tốt đẹp, an toàn cho người dân. Tuy là tỉnh mới thành lập 15 năm nhưng Đắk Nông đã nỗ lực vươn lên mạnh mẽ.
Khi mới tách tỉnh thu ngân sách chỉ mới 85 tỷ đồng, thì nay thu ngân sách nội địa đã tăng lên gần 2.400 tỷ đồng, đây là một tốc độ phát triển rất cao. Đây là một niềm tự hào, một nền tảng quan trọng để đầu tư vào tỉnh phát triển hơn.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng hoan nghênh, đánh giá cao lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, các Tập đoàn kinh tế lớn đã về tham dự Hội nghị xúc tiến đầu tư này, đây thực sự là vốn quý, sự quan tâm chia sẻ đối với tỉnh còn nhiều khó khăn như Đắk Nông.
Thủ tướng cho rằng kể cả nước nói chung và Đắk Nông nói riêng nếu không đầu tư không bao giờ có sự thành công. Chính vì thế, tất cả các địa phương đều phải tìm ra tiềm năng, thế mạnh của mình để đầu tư làm ăn. Cũng như các tỉnh khác, Đắk Nông không đi vào con đường bế tắc mà đã tìm ra hướng đầu tư mới kêu gọi nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đến tìm kiếm cơ hội đầu tư.
Tỉnh Đắk Nông có nhiều tiềm năng để đầu tư, khí hậu mát mẻ giống Đà Lạt; đất đai màu mỡ với hơn 650.000ha, trong đó 66% là đất đỏ bazan, trồng các loại cây công nghiệp rất tốt; có nền văn hóa phong phú như cồng chiêng, dệt thổ cẩm; địa tầng địa chất phong phú; giao thông tuy xa xôi nhưng đã thuận lợi hơn rất nhiều so với trước... Vì vậy, Đắk Nông có rất nhiều cơ hội để phát triển.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ ra các hướng phát triển cho tỉnh Đắk Nông. Trước hết, tỉnh cần tập trung khai thác các tiềm năng, thế mạnh để phát triển thế mạnh về nông nghiệp. Tỉnh cần phải phát triển mạnh về cây bơ, cà phê, hồ tiêu, chanh leo, mắcca...
Các nhà đầu tư cần phối hợp với nhân dân để khai thác tiềm năng phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo công nghệ 4.0, nông nghiệp hữu cơ để nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Hướng phát triển thứ 2 là tỉnh cần phải đầu tư phát triển du lịch, để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế như khí hậu ôn hòa, phong phú về văn hóa vật thể và phi vật thể của hơn 40 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn.
Hướng phát triển thứ 3 của tỉnh là phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản. Đặc biệt là khai thác, chế biết bôxít - một loại khoáng sản có trữ lượng lên đến hàng tỷ tấn, đứng thứ nhì thế giới.
Thủ tướng bày tỏ vui mừng trước thành công bước đầu của dự án khai thác bôxít ở Nhân Cơ, mới chỉ có một dây chuyền sản xuất Alumin mà dự án đã nộp ngân sách 1.600 tỷ đồng. Thủ tướng giao cho Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên Môi trường và Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông lập phương án, đánh giá tổng thể lại hiệu quả của dự án để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Vấn đề thứ 4 mà Thủ tướng gợi mở là vấn đề phát triển đô thị. Hiện nay, các tỉnh thành trong cả nước tỉnh lỵ đều là thành phố nhưng riêng ở Đắk Nông mới chỉ có thị xã Gia Nghĩa. Thủ tướng đề nghị nên quy hoạch phát triển đô thị, xem đây là động lực phát triển của đất nước nói chung và Đắk Nông nói riêng. Nên quy hoạch đô thị Gia Nghĩa, Đắk Mil... theo hướng xanh, sạch, sinh thái có lợi cho người dân.
Để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, cũng như giữ gìn những nét văn hóa độc đáo của tỉnh Đắk Nông, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị tỉnh Đắk Nông cần khơi dậy nguồn cảm hứng của sự phát triển, cảm hứng sáng tạo, cần xóa mặc cảm, định mệnh khó mà không phát triển. Từ đó, có tư duy mạnh mẽ trong đầu tư phát triển.
Thủ tướng truyền cảm hứng thay đổi tư duy để vươn lên phát triển mạnh mẽ bằng cách kể về tấm gương của hoa hậu hoàn vũ H’Hen Niê, một tấm gương sáng của đại ngàn Tây Nguyên. Tỉnh Đắk Nông muốn giàu mạnh thì phải biết khơi dậy tiềm năng, thế mạnh vốn có. Cán bộ, đảng viên, nhân dân tỉnh Đắk Nông và các nhà đầu tư phải có cảm hứng mạnh mẽ để vượt qua khó khăn, đầu tư khơi dậy những tiềm năng mà tỉnh đã có định hướng.
Bên cạnh đó, để thu hút đầu tư tỉnh Đắk Nông phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào địa phương. Tạo môi trường thuận lợi chính là yêu cầu của các nhà đầu tư đối với Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông. Chính vì vậy, tỉnh cần phải có một đội ngũ chuyên nghiệp chuyên làm việc này để hỗ trợ doanh nghiệp. Phải biến lợi thế mềm về môi trường kinh doanh ở địa phương để bù đắp lại những bất lợi khác về chất lượng hạ tầng.
Thủ tướng Chính phủ lưu ý trong quá trình thu hút đầu tư phát triển là tỉnh Đắk Nông cần thúc đẩy nền thương mại phát triển. Đây được xem là chìa khóa then chốt của Đắk Nông. Đó là tinh thần xóa bỏ tư duy tự cung, tự cấp, tự tiêu dùng, chuyển sang sản xuất hàng hóa. Phải giải quyết ba câu hỏi sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai thì tỉnh Đắk Nông phải xác định được. Hộ gia đình, hợp tác xã là vệ tinh cho các tập đoàn lớn, doanh nghiệp.
Cùng với đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị tỉnh Đắk Nông phải chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trước hết là nguồn nhân lực công giúp tỉnh lãnh đạo, quản lý tốt để phát triển. Cùng với kinh tế nhà nước thì phải thúc đẩy kinh tế tư nhân, kinh tế hộ phát triển. Chính phủ không phân biệt kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước, mà luôn luôn bình đẳng, tạo mọi điều kiện thuận lợi.
Thủ tướng mong muốn những Tập đoàn, doanh nghiệp lớn là con chim đầu đàn dẫn dắt doanh nghiệp tư nhân của tỉnh phát triển. Tỉnh cũng cần phát huy vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp trong thu hút đầu tư phát triển.
Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu tỉnh Đắk Nông tập trung vào quy hoạch phát triển, bố trí dân để phát triển từng bước mà không mâu thuẫn với nhau. Thực hiện quản lý tốt vấn đề di dân và lao động tự do. Sản xuất phải đảm bảo môi trường, bởi vì mất môi trường là mất tất cả. Tỉnh phải tăng cường quản lý vấn đề môi trường, các Tập đoàn cũng phải lưu ý vấn đề này để giữ một Tây Nguyên xanh, một Đắk Nông xanh. Thúc đẩy liên kết vùng liên kết 6 nhà coi đây là một giải pháp để phát triển.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các nhà đầu tư, đã cam kết thì phải triển khai dự án, lời nói phải đi đôi với việc làm. Chính phủ cam kết tạo mọi điều kiện để phát triển hạ tầng ở Đắk Nông cũng như các vùng khó khăn khác. Chính phủ sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư yên tâm trong quá trình làm ăn ở địa phương.
Tại Hội nghị, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho bốn nhà đầu tư với tổng nguồn vốn gần 2.700 tỷ đồng; đồng thời ký kết biên bản cam kết đầu tư với sáu tập đoàn lớn như Tập đoàn T&T, Tập đoàn FLC... với tổng nguồn vốn cam kết gần 48.000 tỷ đồng./.
Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở: Để người dân được lắng nghe  (14/01/2019)
Tiếp tục nâng cao chất lượng xét xử, thực hiện cải cách tư pháp  (14/01/2019)
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt điển hình thực hiện Ngày Biên phòng toàn dân  (14/01/2019)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 07 đến ngày 13-01-2019  (14/01/2019)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 07 đến 13-01-2019)  (14/01/2019)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên