Hoạt động của các Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và Trịnh Đình Dũng
* Sáng 12-01, Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đã họp phiên họp Quý I-2019 nhằm đánh giá công tác điều hành chính các chính sách kinh tế vĩ mô trong năm 2018 và kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp điều hành của năm 2019. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.
Các thành viên Hội đồng đánh giá cao công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong phát triển kinh tế- xã hội năm 2018, trong đó có công tác điều hành chính sách kinh tế vĩ mô và sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành liên quan; điều hành chính sách tiền tệ đồng bộ, linh hoạt, chủ động góp phần ổn định đồng tiền; tin tưởng rằng kinh tế của đất nước sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơn trong năm 2019.
Mặc dù vậy, nhiều ý kiến cũng cho rằng kinh tế thế giới vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp tiếp tục tác động tới trong nước. Trong khi đó, nội tại của nền kinh tế vẫn còn nhiều “điểm nghẽn” ở tiến trình cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước, chậm triển khai các dự án, công trình trọng điểm quốc gia, doanh nghiệp có vốn mỏng, “tín dụng đen” vẫn hoành hành, cải thiện môi trường kinh doanh chưa theo kịp với thực tiễn của đời sống kinh tế và vẫn còn rủi ro trong chống chọi với những thách thức từ bên ngoài.
Các thành viên Hội đồng kiến nghị Chính phủ tiếp tục củng cố ổn định kinh vĩ mô, vi mô nhằm tạo ra “vùng đệm” để cả nền kinh tế hay từng doanh nghiệp, từng định chế tài chính có thể chống đỡ với những tác động từ bên ngoài. Đẩy mạnh thị trường vốn và tiền tệ với hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch, đẩy nhanh tiến trình thẩm định, định giá các doanh nghiệp nhà nước; xây dựng hành lang pháp lý cho các mô hình kinh tế số, kinh tế chia sẻ, các hình thức thanh toán mới, cho vay ngang hàng, hạn chế tình trạng “tín dụng đen”; quan tâm hơn tới kiểm soát bội chi ngân sách, nợ nước ngoài của quốc gia, cải cách cơ chế thu chi ngân sách, kể cả cơ chế phân cấp thu, chi ngân sách của các địa phương để tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Đánh giá cao các ý kiến của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định Hội đồng đã tham mưu hiệu quả cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hành và đạt được những kết quả tích cực trong năm 2018.
Phó Thủ tướng ghi nhận các kiến nghị của các thành viên Hội đồng về điều hành chính sách tài chính, tiền tệ trong năm 2019, những năm sau và cho biết Chính phủ đang tích cực xây dựng hành lang pháp luật để triển khai, trong đó có việc phát triển kinh tế số, kinh tế chia sẻ, thanh toán trung gian và cho vay ngang hàng, hạn chế tình trạng tín dụng đen,...
Chủ tịch Hội đồng đồng tình với yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh gắn các tuyên bố của các bộ, ngành về cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh và tạo thuận lợi thương mại với thực tiễn thông qua các văn bản pháp luật.
Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng “đặt hàng” các thành viên Hội đồng, các nhà khoa học đóng góp trí tuệ, cùng Chính phủ xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội trong giai đoạn tới 10 năm tới, trong đó có quan điểm coi khoa học công nghệ là một lực lượng, động lực của phát triển kinh tế.
** Cũng trong sáng 12-01, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng dự Hội nghị tổng kết năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ghi nhận đóng góp của Tập đoàn đối với sự phát triển chung của cả nước. Tuy nhiên, Tập đoàn cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong sản xuất, kinh doanh. Thời gian qua, cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ trong nước, quốc tế ngày càng lớn, trong khi đó phương pháp, phong cách, chất lượng dịch vụ của hệ thống thuộc Petrolimex còn chậm được đổi mới.
Phó Thủ tướng lưu ý trong thời kỳ đất nước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu sớm trở thành nước cơ bản là công nghiệp theo hướng hiện đại, giao thông phát triển, đời sống người dân nâng cao, xu hướng ô tô hóa, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu ngày càng lớn. Bên cạnh đó, yêu cầu về nhập khẩu xăng dầu thời gian tới rất lớn nên nhiệm vụ Tập đoàn trong năm 2019 và những năm tiếp theo là hết sức nặng nề.
"Nhiệm vụ trước hết là Petrolimex phải tập trung giữ vai trò chủ đạo trong cung ứng xăng dầu cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao tính cạnh tranh, đổi mới và phát triển đi lên", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Bên cạnh đó là đảm bảo giá xăng dầu hợp lý, tạo động lực cho phát triển bền vững và phù hợp với khả năng chi trả của các cơ sở tiêu thụ, người dân; phục vụ việc nâng cao chất lượng đời sống của người dân.
Ngoài giá thành, xăng dầu phải bảo đảm chất lượng và đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, giảm khí thải. Việc này ngoài chính sách của Nhà nước, Tập đoàn cần chủ động kiến nghị, tham mưu các chính sách liên quan đến lĩnh vực xăng dầu.
Yêu cầu nữa là phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đầu tư, tránh thất thoát; triển khai các ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý tiêu thụ xăng dầu, chống gian lận; xây dựng các hệ thống hạ tầng, mạng lưới tiêu thụ, phân phối đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, văn minh, hấp dẫn, an toàn, nâng cao tính cạnh tranh.
Tập đoàn cần tiếp tục nghiên cứu đầu tư mới và nâng cấp hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật về kho, cảng, đường ống và đặc biệt là các cửa hàng xăng dầu với các ứng dụng tự động hóa, từng bước đạt chuẩn quốc tế tại các thị trường trọng điểm, đô thị lớn, huyết mạch giao thông của đất nước, vùng sâu xa, miền núi hải đảo,…
Xăng dầu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, dễ cháy nổ và ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường nếu có sự cố xảy ra. Do đó, Phó Thủ tướng yêu cầu, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và các đơn vị thành viên phải tăng cường phối hợp với các ngành chức năng, quan tâm đến công tác an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.
Petrolimex tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong việc tiêu thụ sản phẩm xăng dầu tại Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, bảo đảm lợi ích tổng thể.
Để thực hiện các nhiệm vụ trên, Phó Thủ tướng nhấn mạnh Tập đoàn phải nâng cao năng lực, chất lượng quản trị, sản xuất, kinh doanh; tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra cho năm 2019 và những năm tiếp theo. Trong đó chú trọng tiếp tục thực hiện công tác tái cấu trúc Tập đoàn, trong cả lĩnh vực chính là xăng dầu, cũng như ở lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm; hoàn thiện công tác quản trị, đào tạo cán bộ chuyên môn và lãnh đạo quản lý đáp ứng yêu cầu mới./.
Bàn giải pháp cho Thành phố Hồ Chí Minh phát triển mạnh mẽ, bền vững hơn  (13/01/2019)
Bàn giải pháp cho Thành phố Hồ Chí Minh phát triển mạnh mẽ, bền vững hơn  (13/01/2019)
Các đồng chí lãnh đạo thăm hỏi và chúc Tết bà con trên cả nước  (13/01/2019)
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công tác cán bộ  (12/01/2019)
Tăng cường quan hệ đối tác nghị viện châu Á-Thái Bình Dương  (12/01/2019)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên