Tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng được chỉ đạo, triển khai quyết liệt
Triển khai Nghị quyết số 27, Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách về cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12-2018, Chính phủ đã nghe Báo cáo của về tình hình thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 05-NQ-TW, ngày 01-11-2016, của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế và Nghị quyết số 24/2016/QH14, ngày 08-11-2016, của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020.
Trình bày Báo cáo, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lê Quang Mạnh cho biết, triển khai Nghị quyết số 05 và Nghi quyết số 24, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 27/NQ-CP, ngày 21-2-2017, về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện 2 Nghị quyết nêu trên (Nghị quyết số 27).
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 27, Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách về cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng.
Nghị quyết số 27 đã giao 16 nhiệm vụ và chính sách lớn cần thực thi cho các bộ, ngành, địa phương với 120 nhiệm vụ cụ thể nhằm đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng.
Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban Chỉ đạo; Phó Thủ tướng Chính phủ làm Phó trưởng Ban Thường trực, có chức năng tham mưu, đôn đốc, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và địa phương thực hiện việc cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng.
Đến nay, các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện với trách nhiệm cao và thực chất các chính sách về cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng; đã có sự chuyển biến cả về tư duy, quyết tâm và hành động cụ thể trong công tác xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng với việc tập trung vào xây dựng chính sách, giải pháp thúc đẩy các trọng tâm cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng; chú trọng phát triển kinh tế tư nhân; cơ cấu lại các ngành kinh tế, đặc biệt là khu vực nông nghiệp, nông thôn;…
Theo đánh giá sơ bộ, kết quả thực hiện 64 chỉ tiêu định tính và định lượng được đặt ra tại Nghị quyết số 27 và các văn bản liên quan, đến nay có 28,13% mục tiêu dự kiến hoành thành; 40,63% mục tiêu có khả năng hoàn thành và 31,25% mục tiêu cần có giải pháp thúc đẩy hoàn thành.
Nhìn chung, quá triển triển khai cơ cấu lại nền kinh tế đã bám sát quan điểm của Đảng và Quốc hội, vừa tập trung xử lý kịp thời các vấn đề tồn động trong giai đoạn cơ cấu lại nền kinh tế trước đây, đồng thời chuyển dần từ mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào đầu tư và xuất khẩu sang dựa vào cả đầu tư, xuất khẩu và thị trường trong nước.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Quang Mạnh cũng nhấn mạnh, việc tổ chức triển khai và theo dõi giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế trong giai đoạn tới cần tiếp tục được chú trọng và đổi mới để tiếp tục tạo ra sự lan tỏa mạnh mẽ về cải cách thể chế và cơ cấu lại nền kinh tế trên cả nước, qua đó các bộ, ngành, địa phương chủ động và quyết liệt hơn nữa trong việc đề xuất và thực hiện các chính sách cơ cấu lại nền kinh tế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân trong hoạt động đầu tư, kinh doanh.
Về quan điểm và định hướng chỉ đạo, theo Thứ trưởng Lê Quang Mạnh, trong giai đoạn 2019 - 2020, cần tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện quyết liệt và thực chất các chính sách và nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, phải coi đây là một trọng tâm ưu tiên hàng đầu trong công tác điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương. Việc hoàn thiện các mục tiêu đã đề ra về cơ cấu lại nền kinh tế sẽ là động lực quan trọng hàng đầu để duy trì tốc độ tăng tưởng cao, bền vững trong giai đoạn 2019 - 2025./.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam  (28/12/2018)
Tổ chức, sắp xếp lại bộ máy làm tăng sức mạnh chiến đấu của quân đội  (28/12/2018)
Họp Chính phủ thường kỳ tháng 12: GDP năm 2018 tăng kỷ lục ở mức 7,08%  (28/12/2018)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên