IPU cam kết hỗ trợ Việt Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững
21:58, ngày 17-12-2018
TCCSĐT - Sáng 17-12, Quốc hội Việt Nam phối hợp với Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Hội nghị “Quốc hội và các mục tiêu phát triển bền vững” và phổ biến nội dung “Bộ công cụ tự đánh giá Quốc hội và các Mục tiêu Phát triển bền vững” bằng tiếng Việt tại thành phố Đà Nẵng.
Tham dự về phía Việt Nam có: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng; Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam.
Các đại biểu quốc tế có Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) Martin Chungong; Điều phối viên Thường trú Liên hợp quốc, Trưởng các cơ quan đại diện Liên hợp quốc tại Việt Nam Kamal Malhotra, một số nghị sỹ, chuyên gia quốc tế của UNDP và IPU.
Cùng tham dự hội nghị có Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, Ủy viên Ban chấp hành IPU, Phó Chủ tịch IPU Nguyễn Văn Giàu; Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội, lãnh đạo các bộ, ban, ngành hữu quan; Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân các tỉnh thành phố…
Phát triển bền vững là con đường tất yếu, là yêu cầu xuyên suốt
Phát biểu khai mạc, thay mặt Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhiệt liệt chào mừng các đại biểu, các chuyên gia trong nước và quốc tế đến tham dự hội nghị.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Chương trình nghị sự 2030 với 17 Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) và 169 chỉ tiêu, trong đó có các chỉ tiêu ưu tiên thực hiện xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm y tế, giáo dục, an ninh về mọi mặt, xây dựng một xã hội hòa bình và hội nhập, thể hiện quyết tâm của các quốc gia xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho người dân trên thế giới, để tất cả các quốc gia được sống trong môi trường hợp tác, hòa bình và thịnh vượng.
“Các SDG vừa là mục tiêu hướng tới, vừa là cơ hội để các nhà lập pháp thể hiện cam kết của mình trong việc cải thiện cuộc sống của người dân, bảo vệ hành tinh mà chúng ta đang sinh sống. Để đạt được những mục tiêu đó, sự tham gia của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội cũng như các đại biểu hội đồng nhân dân các cấp, những người được nhân dân gửi gắm nguyện vọng, trao quyền có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhất là trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, giám sát thực thi và phân bổ ngân sách cho hoạt động triển khai thực hiện các mục tiêu SDG” - Chủ tịch Quốc hội nói.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, trong những nỗ lực đó, Quốc hội Việt Nam đánh giá cao việc Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp cùng hình thành Bộ Công cụ tự đánh giá việc thực hiện các SDG cho các nghị viện nhằm nâng cao nhận thức của các đại biểu dân cử trên lĩnh vực này.
Đối với Việt Nam, phát triển bền vững là con đường tất yếu, là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước. Việt Nam xác định nhiệm vụ trọng tâm là phát triển bền vững, xem con người và chất lượng cuộc sống là yếu tố trung tâm của các chủ trương, chính sách của Nhà nước.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, trong hơn 15 năm qua, kể từ khi thực hiện các cam kết Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG), nền tảng của các SDG, Quốc hội Việt Nam đã xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý quan trọng vì sự phát triển bền vững, đã ban hành mới và sửa đổi bổ sung hơn 300 đạo luật, ban hành Hiến pháp năm 2013.
Quốc hội thông qua Chiến lược quốc gia về Bảo vệ môi trường định hướng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; ban hành Nghị quyết về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020; tham gia xây dựng Chiến lược quốc gia về các Mục tiêu Phát triển bền vững. Đại diện các cơ quan của Quốc hội là thành viên tham gia Hội đồng Quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Bên cạnh đó, Quốc hội thực hiện giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước về kết quả thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững. Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến và bố trí ngân sách cho Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, về ứng phó với biến đổi khí hậu; các chính sách, phương án đầu tư cho y tế địa phương… để bảo đảm phát triển bền vững.
Quốc hội Việt Nam cũng góp phần thúc đẩy việc tham gia và thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững thông qua việc thẩm tra và phê chuẩn việc Việt Nam tham gia các công ước, điều ước quốc tế.
Thông qua các hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế song phương và đa phương, các đại biểu Quốc hội đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan đến phát triển bền vững, thể hiện vai trò tích cực của Quốc hội trong triển khai các Mục tiêu Phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, Quốc hội cũng chú trọng việc nâng cao nhận thức của người dân về các Mục tiêu Phát triển bền vững, sự cần thiết của việc lồng ghép các mục tiêu này, đưa các Mục tiêu Phát triển bền vững trở thành các mục tiêu quốc gia trong dài hạn; qua đó huy động các nguồn lực và sự tham gia của người dân vào việc thực hiện các mục tiêu này.
“Là các đại biểu dân cử, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thường xuyên tiếp xúc với cử tri, nghe tiếng nói của cử tri phản ánh về hiệu quả chính sách tại địa phương, các nguồn lực bảo đảm thực hiện, tạo điều kiện để người dân giám sát việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững ở các cấp độ,” Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chia sẻ.
Chủ tịch Quốc hội cũng khẳng định, căn cứ vào Bộ Công cụ, Quốc hội Việt Nam sẽ thường xuyên giám sát và lồng ghép vào thực hiện cũng như giám sát việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững trong báo cáo kinh tế - xã hội hằng năm.
Để thúc đẩy thực hiện SDGs trong thời gian tới, việc nâng cao nhận thức của các đại biểu dân cử về vai trò, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với các SDGs là rất cần thiết. Bộ Công cụ tự đánh giá việc thực hiện SDGs dành cho các nghị viện là một văn bản quốc tế có vai trò hướng dẫn để các đại biểu tham khảo, từ đó đưa ra những kế hoạch triển khai thực hiện nhằm phát huy tốt nhất quyền và nghĩa vụ của mình.
Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) Martin Chungong phát biểu đánh giá cao những nỗ lực của Quốc hội Việt Nam trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững.
Nhấn mạnh Việt Nam là nước đầu tiên thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương tổ chức Hội nghị về nội dung này, ông Martin Chungon bày tỏ tin tưởng rằng, với sự hợp tác của Quốc hội Việt Nam, sẽ có nhiều kết quả đạt được trong thời gian tới, tạo nên cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân. Đây là trách nhiệm vô cùng quan trọng đối với các nghị viện.
Tại phiên khai mạc, với vai trò là thành viên Ủy ban Về dinh dưỡng của IPU, ông Martin Chungong nhấn mạnh sự quan trọng của vấn đề đảm bảo dinh dưỡng trong việc hiện thực hóa các Mục tiêu Phát triển bền vững. Quan tâm đến các dự án về dinh dưỡng, nâng cao tiêu chuẩn về dinh dưỡng trên toàn cầu cần được các nghị viện đặc biệt quan tâm.
Ông Martin Chungong hy vọng Việt Nam sẽ trở thành quốc gia tiên phong trong việc đảm bảo các mục tiêu về dinh dưỡng, cũng như nâng cao tỷ lệ trẻ em được nuôi bằng sữa mẹ.
Tổng Thư ký IPU khẳng định cam kết của Liên minh Nghị viện thế giới trong việc hỗ trợ các nghị viện thành viên, trong đó có Quốc hội Việt Nam trong quá trình hoàn thành chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc về các Mục tiêu Phát triển bền vững.
Tập trung triển khai Kế hoạch hành động quốc gia
Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu nhấn mạnh, Hội nghị “Quốc hội và các Mục tiêu Phát triển bền vững” - một sự kiện rất quan trọng, ý nghĩa; thể hiện sinh động sự quan tâm của Quốc hội Việt Nam, Nghị viện các nước, các tổ chức quốc tế trong việc thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững.
Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ Việt Nam xác định phát triển nhanh nhưng phải bền vững và nếu phải đặt lên bàn cân thì cần ưu tiên hơn cho yêu cầu bền vững, cụ thể và trực tiếp nhất là cho bảo vệ môi trường và bảo đảm an sinh xã hội.
Từ đó, Chính phủ đã xác định tập trung chỉ đạo nhằm triển khai thành công Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030, trong đó đặc biệt lưu ý đến một số nội dung lớn.
Cụ thể, Chính phủ nghiên cứu, trình Quốc hội và các cơ quan có thẩm quyền khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững. Luật pháp, chính sách cần thể hiện các nội dung cơ bản của Chương trình Nghị sự 2030 của Liên hợp quốc.
Cùng với đó, Chính phủ tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch quốc gia thực hiện Chương trình Nghị sự 2030; lồng ghép các Mục tiêu Phát triển bền vững vào các chính sách, chương trình, phong trào thi đua; phối hợp chặt chẽ với Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện các chương trình giám sát thực hiện các cam kết quốc tế, các quy định của pháp luật về phát triển bền vững.
Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh đến việc ưu tiên bố trí nguồn lực, tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm ngặt các quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh; trồng và bảo vệ rừng; xây dựng các chính sách cụ thể khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, tăng trưởng xanh; thực hiện tốt các cam kết quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính; sử dụng bền vững nguồn nước xuyên biên giới.
Phó Thủ tướng cũng đề cập đến việc tiếp tục thực hiện tốt chương trình giảm nghèo bền vững; đặc biệt chú trọng phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền. Tạo bình đẳng cơ hội và hỗ trợ cần thiết đối với phụ nữ, trẻ em và các đối tượng dễ bị tổn thương trên tinh thần không ai bị bỏ lại phía sau.
Cùng với đó, Chính phủ tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường năng lực sáng tạo quốc gia và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0; đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phát triển bền vững, nhất là trong kết nối hỗ trợ kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm, theo dõi, giám sát, đánh giá theo chuẩn mực quốc tế đối với các Mục tiêu Phát triển bền vững.
Ông Kamal Malhotra, Điều phối viên Thường trú Liên hợp quốc, Trưởng các cơ quan đại diện Liên hợp quốc tại Việt Nam đã nêu bật những ưu tiên toàn cầu rõ ràng cho phát triển bền vững.
Chương trình nghị sự 2030 với 17 Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) và 169 chỉ tiêu nhằm chấm dứt nghèo đói vào năm 2030, giải quyết bất bình đẳng và chống biến đổi khí hậu, trong khi đó vẫn đảm bảo rằng không ai bị bỏ lại phía sau. Các mục tiêu này mang tính phổ quát và có thể áp dụng cho tất cả các quốc gia.
Nhấn mạnh để thực hiện cần có các hành động tập thể mang tính quốc tế cùng sự tham gia của toàn bộ Chính phủ, toàn bộ xã hội, ông Kamal Malhotra cho rằng, cần mở rộng, tiếp tục phát triển các mối quan hệ tài trợ phát triển và quan hệ đối tác thay vì quan hệ đối tác nhà tài trợ - người nhận truyền thống.
Theo ông Kamal Malhotra, bên cạnh thúc đẩy những mục tiêu chủ yếu mang tính xã hội, các SDG còn kết hợp tính bền vững về kinh tế và môi trường, tìm cách xóa bỏ thay vì giảm nghèo dưới mọi hình thức, giảm đáng kể sự bất bình đẳng, xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em...
Ông Kamal Malhotra bày tỏ vui mừng khi chứng kiến Việt Nam đã có cam kết rất mạnh mẽ biến các Mục tiêu Phát triển bền vững hành chương trình hành động; việc tổ chức, tham gia của Quốc hội, Chính phủ tại các hội thảo, hội nghị quốc tế liên quan...; đồng thời cho biết, những hoạt động này của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế đón nhận tích cực.
Nhấn mạnh Chính phủ là động lực cần thiết để thúc đẩy sự tiến bộ trong thực hiện các SDG, Điều phối viên Thường trú Liên hợp quốc nhận định, Hội nghị lần này chính là một dịp tốt để các đại biểu Quốc hội - những người đại diện của nhân dân cùng thảo luận về các mục tiêu liên quan đến con người.
Nhấn mạnh vai trò của Nghị viện/Quốc hội thông qua việc ban hành luật pháp, thông qua ngân sách và vai trò của nghị viện trong bảo đảm thực hiện hiệu quả các cam kết, Điều phối viên Thường trú Liên hợp quốc cho rằng, sự tham gia của các Nghị viện/Quốc hội là động lực lớn để tiến tới việc đạt được các SDG vào năm 2030...
Tại phiên khai mạc, Tổng Thư ký IPU Martin Chungong đã trao bản tiếng Việt "Bộ Công cụ các Nghị viện tự đánh giá việc thực hiện Các mục tiêu Phát triển bền vững" cho Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Tiếp theo, với sự chủ trì của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, các đại biểu đã tiến hành họp Phiên thứ nhất có chủ đề: “Tổng quan về Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững và vai trò của Nghị viện trong việc thúc đẩy thực hiện SDGs.
Hội nghị gồm 4 phiên thảo luận, kéo dài đến ngày 18-12.
Bên lề Hội nghị “Quốc hội và các mục tiêu phát triển bền vững”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới Martin Chungong.
Bày tỏ vui mừng gặp lại Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới Martin Chungong, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cảm ơn Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới đã nhận lời mời của Quốc hội Việt Nam tham dự Hội nghị.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, là người rất quan tâm đến vai trò của Nghị viện trong việc giám sát thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững với mục tiêu chọn Việt Nam là nước thí điểm ở khu vực, Tổng Thư ký Martin Chungong đã đề xuất và ủng hộ Quốc hội Việt Nam chủ trì tổ chức Hội nghị Liên minh Nghị viện Thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương về “Ứng phó với biến đổi khí hậu-Hành động của các nhà lập pháp nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững” tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 5-2017, để khẳng định cam kết chung tay cùng nhân dân Việt Nam và thế giới trong công cuộc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Sau một thời gian tích cực chuẩn bị, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội phối hợp với các cơ quan của Liên hợp quốc, Liên minh Nghị viện Thế giới tổ chức Hội nghị về “Quốc hội và các Mục tiêu phát triển bền vững” và phổ biến nội dung Bộ Công cụ tại thành phố Đà Nẵng. Đây là những nội dung hết sức cô đọng, mang tính chất định hướng, các tiêu chí đánh giá để Quốc hội các nước cùng tham khảo, áp dụng nhằm tăng cường vai trò của Quốc hội đối với việc triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững ở mỗi quốc gia.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ đối với Việt Nam, Quốc hội nghiên cứu và tham khảo những nội dung trong Bộ Công cụ cũng như từ kinh nghiệm của một số nước đã áp dụng. Hội nghị lần này là bước khởi động để các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân địa phương bắt tay vào việc xây dựng một số kế hoạch hành động nhằm tham gia sâu hơn vào việc thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, phù hợp với những ưu tiên, yêu cầu và hoàn cảnh phát triển của mỗi địa phương.
Nhân dịp này, thay mặt Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội trân trọng cảm ơn những tình cảm tốt đẹp và những đóng góp tích cực của ông Martin Chungon trong việc thúc đẩy quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và Liên minh Nghị viện Thế giới, đặc biệt tăng cường sự tham gia của Quốc hội Việt Nam tại diễn đàn quan trọng này; cảm ơn Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới và Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Thế giới đã nhất trí thông qua đề cử của Nhóm châu Á-Thái Bình Dương đã bầu ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, thành viên Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Thế giới là Phó Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới nhiệm kỳ 2018 - 2019.
Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới Martin Chungong cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã dành thời gian cho cuộc tiếp; đánh giá cao những nỗ lực Quốc hội Việt Nam trong tổ chức Hội nghị về “Quốc hội và các Mục tiêu phát triển bền vững”.
Ông Martin Chungong nhấn mạnh, Việt Nam là hình mẫu trong thực hiện các chương trình, dự án. Vào tháng 5 năm 2017, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Liên minh Nghị viện Thế giới và Quốc hội Việt Nam đã phối hợp tổ chức Lễ công bố Bộ Tiêu chí tự đánh giá việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững dành cho các Nghị viện do Liên minh Nghị viện Thế giới và Chương trình phát triển Liên hợp quốc xây dựng.
Cùng với Chương trình phát triển của Liên hợp quốc, Liên minh Nghị viện Thế giới đã xây dựng và ban hành Bộ Công cụ tự đánh giá về việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững dành cho các nghị viện. Là một thành viên tích cực trong Liên minh Nghị viện Thế giới, Việt Nam được chọn là một trong những quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương công bố Bộ Công cụ này tới các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
Đánh giá cao sự tích cực của Việt Nam trong thực hiện các cam kết, ông Martin Chungong cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có sự chỉ đạo tích cực trong thực hiện; đồng thời cho rằng, trên cơ sở nền tảng của mối quan hệ tốt đẹp giữa Liên minh Nghị viện Thế giới và Quốc hội Việt Nam, thời gian tới hai bên tiếp tục quá trình hợp tác về những vấn đề liên quan đến phát triển bền vững. Việt Nam sẽ sử dụng Bộ công để giám sát quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Liên minh Nghị viện Thế giới sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong quá trình này.
Liên quan đến các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới đã trao đổi về vấn đề dinh dưỡng; nhấn mạnh Việt Nam có chiến lược quốc gia về dinh dưỡng, trong đó có việc nâng cao tiêu chuẩn về dinh dưỡng cho trẻ em; khẳng định Liên minh Nghị viện Thế giới sẵn sàng hợp tác với Việt Nam về lĩnh vực này.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, tại hội nghị lần này, các bộ ngành hữu quan Việt Nam sẽ có những phát biểu thể hiện sự cam kết trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Việc lồng ghép 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc vào Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững tại Việt Nam có nội dung về dinh dưỡng. Là đất nước có tiềm năng phát triển nông nghiệp, sản xuất lúa gạo, thủy sản..., trong phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đang nỗ lực giải quyết các vấn đề về dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe người dân.
Trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, các bộ, ngành, địa phương sẽ được yêu cầu căn cứ vào Bộ Công cụ để tự đánh giá, cùng với báo cáo hằng năm của Chính phủ sau đó tổng hợp thành báo cáo chung. Các kết luận của việc đánh giá sẽ hỗ trợ Quốc hội đặt ra những ưu tiên nhằm thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững hiệu quả hơn./.
Các đại biểu quốc tế có Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) Martin Chungong; Điều phối viên Thường trú Liên hợp quốc, Trưởng các cơ quan đại diện Liên hợp quốc tại Việt Nam Kamal Malhotra, một số nghị sỹ, chuyên gia quốc tế của UNDP và IPU.
Cùng tham dự hội nghị có Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, Ủy viên Ban chấp hành IPU, Phó Chủ tịch IPU Nguyễn Văn Giàu; Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội, lãnh đạo các bộ, ban, ngành hữu quan; Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân các tỉnh thành phố…
Phát triển bền vững là con đường tất yếu, là yêu cầu xuyên suốt
Phát biểu khai mạc, thay mặt Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhiệt liệt chào mừng các đại biểu, các chuyên gia trong nước và quốc tế đến tham dự hội nghị.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Chương trình nghị sự 2030 với 17 Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) và 169 chỉ tiêu, trong đó có các chỉ tiêu ưu tiên thực hiện xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm y tế, giáo dục, an ninh về mọi mặt, xây dựng một xã hội hòa bình và hội nhập, thể hiện quyết tâm của các quốc gia xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho người dân trên thế giới, để tất cả các quốc gia được sống trong môi trường hợp tác, hòa bình và thịnh vượng.
“Các SDG vừa là mục tiêu hướng tới, vừa là cơ hội để các nhà lập pháp thể hiện cam kết của mình trong việc cải thiện cuộc sống của người dân, bảo vệ hành tinh mà chúng ta đang sinh sống. Để đạt được những mục tiêu đó, sự tham gia của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội cũng như các đại biểu hội đồng nhân dân các cấp, những người được nhân dân gửi gắm nguyện vọng, trao quyền có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhất là trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, giám sát thực thi và phân bổ ngân sách cho hoạt động triển khai thực hiện các mục tiêu SDG” - Chủ tịch Quốc hội nói.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, trong những nỗ lực đó, Quốc hội Việt Nam đánh giá cao việc Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp cùng hình thành Bộ Công cụ tự đánh giá việc thực hiện các SDG cho các nghị viện nhằm nâng cao nhận thức của các đại biểu dân cử trên lĩnh vực này.
Đối với Việt Nam, phát triển bền vững là con đường tất yếu, là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước. Việt Nam xác định nhiệm vụ trọng tâm là phát triển bền vững, xem con người và chất lượng cuộc sống là yếu tố trung tâm của các chủ trương, chính sách của Nhà nước.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, trong hơn 15 năm qua, kể từ khi thực hiện các cam kết Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG), nền tảng của các SDG, Quốc hội Việt Nam đã xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý quan trọng vì sự phát triển bền vững, đã ban hành mới và sửa đổi bổ sung hơn 300 đạo luật, ban hành Hiến pháp năm 2013.
Quốc hội thông qua Chiến lược quốc gia về Bảo vệ môi trường định hướng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; ban hành Nghị quyết về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020; tham gia xây dựng Chiến lược quốc gia về các Mục tiêu Phát triển bền vững. Đại diện các cơ quan của Quốc hội là thành viên tham gia Hội đồng Quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Bên cạnh đó, Quốc hội thực hiện giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước về kết quả thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững. Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến và bố trí ngân sách cho Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, về ứng phó với biến đổi khí hậu; các chính sách, phương án đầu tư cho y tế địa phương… để bảo đảm phát triển bền vững.
Quốc hội Việt Nam cũng góp phần thúc đẩy việc tham gia và thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững thông qua việc thẩm tra và phê chuẩn việc Việt Nam tham gia các công ước, điều ước quốc tế.
Thông qua các hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế song phương và đa phương, các đại biểu Quốc hội đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan đến phát triển bền vững, thể hiện vai trò tích cực của Quốc hội trong triển khai các Mục tiêu Phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, Quốc hội cũng chú trọng việc nâng cao nhận thức của người dân về các Mục tiêu Phát triển bền vững, sự cần thiết của việc lồng ghép các mục tiêu này, đưa các Mục tiêu Phát triển bền vững trở thành các mục tiêu quốc gia trong dài hạn; qua đó huy động các nguồn lực và sự tham gia của người dân vào việc thực hiện các mục tiêu này.
“Là các đại biểu dân cử, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thường xuyên tiếp xúc với cử tri, nghe tiếng nói của cử tri phản ánh về hiệu quả chính sách tại địa phương, các nguồn lực bảo đảm thực hiện, tạo điều kiện để người dân giám sát việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững ở các cấp độ,” Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chia sẻ.
Chủ tịch Quốc hội cũng khẳng định, căn cứ vào Bộ Công cụ, Quốc hội Việt Nam sẽ thường xuyên giám sát và lồng ghép vào thực hiện cũng như giám sát việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững trong báo cáo kinh tế - xã hội hằng năm.
Để thúc đẩy thực hiện SDGs trong thời gian tới, việc nâng cao nhận thức của các đại biểu dân cử về vai trò, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với các SDGs là rất cần thiết. Bộ Công cụ tự đánh giá việc thực hiện SDGs dành cho các nghị viện là một văn bản quốc tế có vai trò hướng dẫn để các đại biểu tham khảo, từ đó đưa ra những kế hoạch triển khai thực hiện nhằm phát huy tốt nhất quyền và nghĩa vụ của mình.
Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) Martin Chungong phát biểu đánh giá cao những nỗ lực của Quốc hội Việt Nam trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững.
Nhấn mạnh Việt Nam là nước đầu tiên thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương tổ chức Hội nghị về nội dung này, ông Martin Chungon bày tỏ tin tưởng rằng, với sự hợp tác của Quốc hội Việt Nam, sẽ có nhiều kết quả đạt được trong thời gian tới, tạo nên cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân. Đây là trách nhiệm vô cùng quan trọng đối với các nghị viện.
Tại phiên khai mạc, với vai trò là thành viên Ủy ban Về dinh dưỡng của IPU, ông Martin Chungong nhấn mạnh sự quan trọng của vấn đề đảm bảo dinh dưỡng trong việc hiện thực hóa các Mục tiêu Phát triển bền vững. Quan tâm đến các dự án về dinh dưỡng, nâng cao tiêu chuẩn về dinh dưỡng trên toàn cầu cần được các nghị viện đặc biệt quan tâm.
Ông Martin Chungong hy vọng Việt Nam sẽ trở thành quốc gia tiên phong trong việc đảm bảo các mục tiêu về dinh dưỡng, cũng như nâng cao tỷ lệ trẻ em được nuôi bằng sữa mẹ.
Tổng Thư ký IPU khẳng định cam kết của Liên minh Nghị viện thế giới trong việc hỗ trợ các nghị viện thành viên, trong đó có Quốc hội Việt Nam trong quá trình hoàn thành chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc về các Mục tiêu Phát triển bền vững.
Tập trung triển khai Kế hoạch hành động quốc gia
Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu nhấn mạnh, Hội nghị “Quốc hội và các Mục tiêu Phát triển bền vững” - một sự kiện rất quan trọng, ý nghĩa; thể hiện sinh động sự quan tâm của Quốc hội Việt Nam, Nghị viện các nước, các tổ chức quốc tế trong việc thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững.
Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ Việt Nam xác định phát triển nhanh nhưng phải bền vững và nếu phải đặt lên bàn cân thì cần ưu tiên hơn cho yêu cầu bền vững, cụ thể và trực tiếp nhất là cho bảo vệ môi trường và bảo đảm an sinh xã hội.
Từ đó, Chính phủ đã xác định tập trung chỉ đạo nhằm triển khai thành công Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030, trong đó đặc biệt lưu ý đến một số nội dung lớn.
Cụ thể, Chính phủ nghiên cứu, trình Quốc hội và các cơ quan có thẩm quyền khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững. Luật pháp, chính sách cần thể hiện các nội dung cơ bản của Chương trình Nghị sự 2030 của Liên hợp quốc.
Cùng với đó, Chính phủ tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch quốc gia thực hiện Chương trình Nghị sự 2030; lồng ghép các Mục tiêu Phát triển bền vững vào các chính sách, chương trình, phong trào thi đua; phối hợp chặt chẽ với Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện các chương trình giám sát thực hiện các cam kết quốc tế, các quy định của pháp luật về phát triển bền vững.
Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh đến việc ưu tiên bố trí nguồn lực, tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm ngặt các quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh; trồng và bảo vệ rừng; xây dựng các chính sách cụ thể khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, tăng trưởng xanh; thực hiện tốt các cam kết quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính; sử dụng bền vững nguồn nước xuyên biên giới.
Phó Thủ tướng cũng đề cập đến việc tiếp tục thực hiện tốt chương trình giảm nghèo bền vững; đặc biệt chú trọng phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền. Tạo bình đẳng cơ hội và hỗ trợ cần thiết đối với phụ nữ, trẻ em và các đối tượng dễ bị tổn thương trên tinh thần không ai bị bỏ lại phía sau.
Cùng với đó, Chính phủ tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường năng lực sáng tạo quốc gia và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0; đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phát triển bền vững, nhất là trong kết nối hỗ trợ kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm, theo dõi, giám sát, đánh giá theo chuẩn mực quốc tế đối với các Mục tiêu Phát triển bền vững.
Ông Kamal Malhotra, Điều phối viên Thường trú Liên hợp quốc, Trưởng các cơ quan đại diện Liên hợp quốc tại Việt Nam đã nêu bật những ưu tiên toàn cầu rõ ràng cho phát triển bền vững.
Chương trình nghị sự 2030 với 17 Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) và 169 chỉ tiêu nhằm chấm dứt nghèo đói vào năm 2030, giải quyết bất bình đẳng và chống biến đổi khí hậu, trong khi đó vẫn đảm bảo rằng không ai bị bỏ lại phía sau. Các mục tiêu này mang tính phổ quát và có thể áp dụng cho tất cả các quốc gia.
Nhấn mạnh để thực hiện cần có các hành động tập thể mang tính quốc tế cùng sự tham gia của toàn bộ Chính phủ, toàn bộ xã hội, ông Kamal Malhotra cho rằng, cần mở rộng, tiếp tục phát triển các mối quan hệ tài trợ phát triển và quan hệ đối tác thay vì quan hệ đối tác nhà tài trợ - người nhận truyền thống.
Theo ông Kamal Malhotra, bên cạnh thúc đẩy những mục tiêu chủ yếu mang tính xã hội, các SDG còn kết hợp tính bền vững về kinh tế và môi trường, tìm cách xóa bỏ thay vì giảm nghèo dưới mọi hình thức, giảm đáng kể sự bất bình đẳng, xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em...
Ông Kamal Malhotra bày tỏ vui mừng khi chứng kiến Việt Nam đã có cam kết rất mạnh mẽ biến các Mục tiêu Phát triển bền vững hành chương trình hành động; việc tổ chức, tham gia của Quốc hội, Chính phủ tại các hội thảo, hội nghị quốc tế liên quan...; đồng thời cho biết, những hoạt động này của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế đón nhận tích cực.
Nhấn mạnh Chính phủ là động lực cần thiết để thúc đẩy sự tiến bộ trong thực hiện các SDG, Điều phối viên Thường trú Liên hợp quốc nhận định, Hội nghị lần này chính là một dịp tốt để các đại biểu Quốc hội - những người đại diện của nhân dân cùng thảo luận về các mục tiêu liên quan đến con người.
Nhấn mạnh vai trò của Nghị viện/Quốc hội thông qua việc ban hành luật pháp, thông qua ngân sách và vai trò của nghị viện trong bảo đảm thực hiện hiệu quả các cam kết, Điều phối viên Thường trú Liên hợp quốc cho rằng, sự tham gia của các Nghị viện/Quốc hội là động lực lớn để tiến tới việc đạt được các SDG vào năm 2030...
Tại phiên khai mạc, Tổng Thư ký IPU Martin Chungong đã trao bản tiếng Việt "Bộ Công cụ các Nghị viện tự đánh giá việc thực hiện Các mục tiêu Phát triển bền vững" cho Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Tiếp theo, với sự chủ trì của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, các đại biểu đã tiến hành họp Phiên thứ nhất có chủ đề: “Tổng quan về Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững và vai trò của Nghị viện trong việc thúc đẩy thực hiện SDGs.
Hội nghị gồm 4 phiên thảo luận, kéo dài đến ngày 18-12.
Bên lề Hội nghị “Quốc hội và các mục tiêu phát triển bền vững”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới Martin Chungong.
Bày tỏ vui mừng gặp lại Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới Martin Chungong, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cảm ơn Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới đã nhận lời mời của Quốc hội Việt Nam tham dự Hội nghị.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, là người rất quan tâm đến vai trò của Nghị viện trong việc giám sát thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững với mục tiêu chọn Việt Nam là nước thí điểm ở khu vực, Tổng Thư ký Martin Chungong đã đề xuất và ủng hộ Quốc hội Việt Nam chủ trì tổ chức Hội nghị Liên minh Nghị viện Thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương về “Ứng phó với biến đổi khí hậu-Hành động của các nhà lập pháp nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững” tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 5-2017, để khẳng định cam kết chung tay cùng nhân dân Việt Nam và thế giới trong công cuộc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Sau một thời gian tích cực chuẩn bị, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội phối hợp với các cơ quan của Liên hợp quốc, Liên minh Nghị viện Thế giới tổ chức Hội nghị về “Quốc hội và các Mục tiêu phát triển bền vững” và phổ biến nội dung Bộ Công cụ tại thành phố Đà Nẵng. Đây là những nội dung hết sức cô đọng, mang tính chất định hướng, các tiêu chí đánh giá để Quốc hội các nước cùng tham khảo, áp dụng nhằm tăng cường vai trò của Quốc hội đối với việc triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững ở mỗi quốc gia.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ đối với Việt Nam, Quốc hội nghiên cứu và tham khảo những nội dung trong Bộ Công cụ cũng như từ kinh nghiệm của một số nước đã áp dụng. Hội nghị lần này là bước khởi động để các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân địa phương bắt tay vào việc xây dựng một số kế hoạch hành động nhằm tham gia sâu hơn vào việc thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, phù hợp với những ưu tiên, yêu cầu và hoàn cảnh phát triển của mỗi địa phương.
Nhân dịp này, thay mặt Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội trân trọng cảm ơn những tình cảm tốt đẹp và những đóng góp tích cực của ông Martin Chungon trong việc thúc đẩy quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và Liên minh Nghị viện Thế giới, đặc biệt tăng cường sự tham gia của Quốc hội Việt Nam tại diễn đàn quan trọng này; cảm ơn Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới và Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Thế giới đã nhất trí thông qua đề cử của Nhóm châu Á-Thái Bình Dương đã bầu ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, thành viên Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Thế giới là Phó Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới nhiệm kỳ 2018 - 2019.
Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới Martin Chungong cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã dành thời gian cho cuộc tiếp; đánh giá cao những nỗ lực Quốc hội Việt Nam trong tổ chức Hội nghị về “Quốc hội và các Mục tiêu phát triển bền vững”.
Ông Martin Chungong nhấn mạnh, Việt Nam là hình mẫu trong thực hiện các chương trình, dự án. Vào tháng 5 năm 2017, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Liên minh Nghị viện Thế giới và Quốc hội Việt Nam đã phối hợp tổ chức Lễ công bố Bộ Tiêu chí tự đánh giá việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững dành cho các Nghị viện do Liên minh Nghị viện Thế giới và Chương trình phát triển Liên hợp quốc xây dựng.
Cùng với Chương trình phát triển của Liên hợp quốc, Liên minh Nghị viện Thế giới đã xây dựng và ban hành Bộ Công cụ tự đánh giá về việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững dành cho các nghị viện. Là một thành viên tích cực trong Liên minh Nghị viện Thế giới, Việt Nam được chọn là một trong những quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương công bố Bộ Công cụ này tới các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
Đánh giá cao sự tích cực của Việt Nam trong thực hiện các cam kết, ông Martin Chungong cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có sự chỉ đạo tích cực trong thực hiện; đồng thời cho rằng, trên cơ sở nền tảng của mối quan hệ tốt đẹp giữa Liên minh Nghị viện Thế giới và Quốc hội Việt Nam, thời gian tới hai bên tiếp tục quá trình hợp tác về những vấn đề liên quan đến phát triển bền vững. Việt Nam sẽ sử dụng Bộ công để giám sát quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Liên minh Nghị viện Thế giới sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong quá trình này.
Liên quan đến các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới đã trao đổi về vấn đề dinh dưỡng; nhấn mạnh Việt Nam có chiến lược quốc gia về dinh dưỡng, trong đó có việc nâng cao tiêu chuẩn về dinh dưỡng cho trẻ em; khẳng định Liên minh Nghị viện Thế giới sẵn sàng hợp tác với Việt Nam về lĩnh vực này.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, tại hội nghị lần này, các bộ ngành hữu quan Việt Nam sẽ có những phát biểu thể hiện sự cam kết trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Việc lồng ghép 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc vào Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững tại Việt Nam có nội dung về dinh dưỡng. Là đất nước có tiềm năng phát triển nông nghiệp, sản xuất lúa gạo, thủy sản..., trong phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đang nỗ lực giải quyết các vấn đề về dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe người dân.
Trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, các bộ, ngành, địa phương sẽ được yêu cầu căn cứ vào Bộ Công cụ để tự đánh giá, cùng với báo cáo hằng năm của Chính phủ sau đó tổng hợp thành báo cáo chung. Các kết luận của việc đánh giá sẽ hỗ trợ Quốc hội đặt ra những ưu tiên nhằm thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững hiệu quả hơn./.
Thủ tướng chỉ đạo về 2 nghị quyết đầu năm mới 2019  (17/12/2018)
Thủ tướng dự Lễ đón nhận Danh hiệu Anh hùng của Bệnh viện 108  (17/12/2018)
Chủ tịch Quốc hội dự Kỳ họp thứ 9, HĐND thành phố Đà Nẵng Khóa IX  (17/12/2018)
Điện mừng kỷ niệm 27 năm Quốc khánh Cộng hòa Kazakhstan  (17/12/2018)
Thủ tướng trả lời chất vấn về chế độ, chính sách đối với cán bộ y tế  (17/12/2018)
Ban Tổ chức Chương trình “Điểm tựa của bản làng” tổ chức gặp gỡ báo chí  (17/12/2018)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên