Ủy ban châu Âu đề cao tầm quan trọng của chủ nghĩa đa phương
Phát biểu ngày 23-9 trong cuộc họp báo chung với Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres tại New York, Mỹ, ông Juncker nhấn mạnh việc tiếp cận đa phương chưa đi đến hồi kết và cần phải duy trì cơ chế này.
Theo Chủ tịch EC, đây là cơ hội duy nhất để định hình tương lai toàn cầu theo cách có thể chấp nhận được đối với mọi quốc gia. Ông Juncker khẳng định không hoan nghênh cách tiếp cận đơn phương. Tuy không đề cập đến Mỹ, song nhà ngoại giao châu Âu lưu ý rằng một số thành viên của Liên hợp quốc đang thúc đẩy xu hướng này.
Ông cũng tái khẳng định sự ủng hộ của Liên minh châu Âu (EU) đối với Liên hợp quốc, khẳng định tổ chức này là nền tảng của chủ nghĩa đa phương.
Về phần mình, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Guterres khẳng định EU là đối tác mẫu mực của Liên hợp quốc. Ông nhấn mạnh hai bên cùng chia sẻ những quan ngại và ủng hộ chủ nghĩa đa phương, trật tự quốc tế dựa trên các nguyên tắc.
Theo ông Guterres, Liên hợp quốc và EU đang hợp tác nhằm đảm bảo hòa bình, an ninh, sự phát triển bền vững và bảo vệ cũng như thúc đẩy quyền con người. Ông nhấn mạnh mối quan ngại về biến đổi khí hậu trong bối cảnh tình trạng này đang diễn ra với tốc độ nhanh hơn và cần ưu tiên giải quyết ở cấp độ toàn cầu.
Tổng Thư ký cũng đề cao sự hỗ trợ của EU trong việc cải tổ tổ chức đa phương này, cũng như ủng hộ các chiến dịch của Liên hợp quốc trên khắp thế giới liên quan đến vấn đề nhân đạo, phát triển, an ninh và hòa bình.
Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker cùng Đại diện cấp cao về an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Federica Mogherini đang có chuyến công du tới Mỹ để tham dự kỳ họp cấp cao thường niên Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 73./.
Thủ tướng làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Lạng Sơn, TP. Đà Nẵng  (24/09/2018)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 17 đến 23-9-2018)  (24/09/2018)
Ninh Bình mãi tự hào về người con ưu tú - Chủ tịch nước Trần Đại Quang  (24/09/2018)
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Đồng hành và hỗ trợ kinh tế tư nhân  (24/09/2018)
Việt Nam trở thành một nhà tiên phong trong phát triển và sản xuất vắc xin trong số các nước có thu nhập thấp và trung bình  (24/09/2018)
Bắc Ninh: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2018  (24/09/2018)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam