Phó Chủ tịch nước kết thúc tốt đẹp tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần 2
21:45, ngày 22-09-2018
Theo phóng viên TTXVN tại Liên bang Nga, ngày 21-9, Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ hai tại Saint Petersburg sau hai ngày làm việc tích cực đã thành công tốt đẹp.
Kết thúc hội nghị, các đại biểu đã thông qua Văn kiện về kết quả Diễn đàn với một số nội dung chính, trong đó khẳng định Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu là diễn đàn đối thoại quốc tế mang tính đại diện và thực tế, đóng góp quan trọng vào việc đoàn kết phụ nữ thế giới vì mục tiêu xây dựng một tương lai ổn định và an toàn.
Hội nghị cũng nhận định về những thách thức như sự bất ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội, nguy cơ khủng bố quốc tế, các cuộc xung đột khu vực và quốc tế, biến đổi khí hậu toàn cầu, ô nhiễm môi trường, bệnh dịch... làm thế giới suy yếu và dễ bị tổn thương, tác động không nhỏ đến phụ nữ.
Đồng thời, hội nghị cũng khẳng định quyết tâm tiếp tục đấu tranh cho bình đẳng nam-nữ như là một phần không thể tách rời khỏi các quyền và tự do cơ bản của con người, bảo đảm cho phụ nữ được tiếp cận bình đẳng và đầy đủ các nguồn lực kinh tế, mở rộng cơ hội cho phụ nữ thông qua hợp tác quốc tế.
Văn kiện được thông qua tại hội nghị cũng xác định mục tiêu đạt tỷ lệ cân bằng giữa nữ giới và nam giới tại các cơ quan lập pháp của các nước trên thế giới vào năm 2030 (hiện tỷ lệ trên là 1/5); Kêu gọi các quốc gia, tổ chức và cộng đồng quốc tế hoàn thiện các cơ chế pháp lý, soạn thảo và thúc đẩy các chương trình, chiến lược quốc gia nhằm xóa bỏ những trở ngại đối với phụ nữ, nhất là trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, ngoại giao, kinh doanh, bảo đảm sự tham gia đầy đủ và thực sự bình đẳng của phụ nữ vào các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa.
Nhằm thúc đẩy vai trò của phụ nữ vượt ra khỏi biên giới quốc gia, Văn kiện ủng hộ sự tham gia rộng rãi hơn của phụ nữ vào các hoạt động ngoại giao, các định chế quản trị toàn cầu cũng như tham gia tích cực trong triển khai các sáng kiến trong khuôn khổ các cơ chế liên kết toàn cầu và khu vực như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), BRICS, APEC, G20, Nhóm 20 của phụ nữ (W20); hoan nghênh việc ký Tuyên bố về dự định thành lập Hội các nữ lãnh đạo địa phương Á-Âu; kêu gọi thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong đối thoại liên tôn giáo và liên sắc tộc.
Văn kiện ấn định sẽ tổ chức Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ ba vào năm 2021 và tính tới vai trò của Diễn đàn cũng như việc mở rộng phạm vi địa lý, sẽ đổi tên Diễn đàn thành Đại hội Phụ nữ quốc tế.
Đoàn đại biểu Việt Nam đã tham gia tích cực và đóng góp vào thành công của Diễn đàn.
Phát biểu tại phiên khai mạc, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh nêu bật những thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ, khẳng định sẽ song hành cùng các nước để thực hiện mục tiêu cao đẹp của Diễn đàn là bảo vệ và nâng cao vai trò của phụ nữ trên thế giới.
Trong thời gian tham dự Diễn đàn, Phó Chủ tịch nước đã tiếp xúc với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, gặp làm việc với Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga V. Matvienko, Thống đốc Saint Petersburg G.Poltavchenko...
Các nhà lãnh đạo Nga đã bày tỏ chia buồn sâu sắc tại Diễn đàn cũng như trong tiếp xúc riêng về việc Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời; khẳng định coi trọng và sẽ tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga.
Bên lề Diễn đàn, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cũng đã có các cuộc gặp với Trưởng đoàn một số nước đối tác truyền thống của Việt Nam tham dự Diễn đàn như Chủ tịch Quốc hội các nước Serbia, Lào và Phó Chủ tịch Quốc hội các nước Cuba, Armenia, Hungary.
Tại các cuộc gặp, Phó Chủ tịch nước và lãnh đạo các nước đều khẳng định coi trọng và bày tỏ mong muốn tiếp tục củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác tốt đẹp, tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn và tổ chức quốc tế, đáp ứng lợi ích của cả hai bên.
Tại cuộc gặp với Phó Chủ tịch Quốc hội Armenia, hai bên bày tỏ mong muốn và quyết tâm triển khai hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á-Âu để nâng tầm hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư.
Phó Chủ tịch nước khẳng định sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với Armenia để tổ chức thành công Hội nghị cấp cao Pháp ngữ sẽ diễn ra từ ngày 11 đến 12-10 tại Armenia.
Trong cuộc tiếp xúc với Phó Chủ tịch Quốc hội Cuba, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đánh giá cao kết quả quan trọng đạt được trong chuyến thăm Cuba tháng 3-2018 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; bày tỏ tin tưởng các chuyến thăm của Lãnh đạo cấp cao hai nước sẽ góp phần tăng cường hợp tác song phương giữa Việt Nam và Cuba.
Trong tiếp xúc với Chủ tịch Quốc hội Lào, Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện với Lào đang có những bước phát triển mới và đề nghị Lào tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư tại Lào.
Chiều 21-9, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á-Âu lần thứ hai./.
Hội nghị cũng nhận định về những thách thức như sự bất ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội, nguy cơ khủng bố quốc tế, các cuộc xung đột khu vực và quốc tế, biến đổi khí hậu toàn cầu, ô nhiễm môi trường, bệnh dịch... làm thế giới suy yếu và dễ bị tổn thương, tác động không nhỏ đến phụ nữ.
Đồng thời, hội nghị cũng khẳng định quyết tâm tiếp tục đấu tranh cho bình đẳng nam-nữ như là một phần không thể tách rời khỏi các quyền và tự do cơ bản của con người, bảo đảm cho phụ nữ được tiếp cận bình đẳng và đầy đủ các nguồn lực kinh tế, mở rộng cơ hội cho phụ nữ thông qua hợp tác quốc tế.
Văn kiện được thông qua tại hội nghị cũng xác định mục tiêu đạt tỷ lệ cân bằng giữa nữ giới và nam giới tại các cơ quan lập pháp của các nước trên thế giới vào năm 2030 (hiện tỷ lệ trên là 1/5); Kêu gọi các quốc gia, tổ chức và cộng đồng quốc tế hoàn thiện các cơ chế pháp lý, soạn thảo và thúc đẩy các chương trình, chiến lược quốc gia nhằm xóa bỏ những trở ngại đối với phụ nữ, nhất là trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, ngoại giao, kinh doanh, bảo đảm sự tham gia đầy đủ và thực sự bình đẳng của phụ nữ vào các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa.
Nhằm thúc đẩy vai trò của phụ nữ vượt ra khỏi biên giới quốc gia, Văn kiện ủng hộ sự tham gia rộng rãi hơn của phụ nữ vào các hoạt động ngoại giao, các định chế quản trị toàn cầu cũng như tham gia tích cực trong triển khai các sáng kiến trong khuôn khổ các cơ chế liên kết toàn cầu và khu vực như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), BRICS, APEC, G20, Nhóm 20 của phụ nữ (W20); hoan nghênh việc ký Tuyên bố về dự định thành lập Hội các nữ lãnh đạo địa phương Á-Âu; kêu gọi thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong đối thoại liên tôn giáo và liên sắc tộc.
Văn kiện ấn định sẽ tổ chức Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ ba vào năm 2021 và tính tới vai trò của Diễn đàn cũng như việc mở rộng phạm vi địa lý, sẽ đổi tên Diễn đàn thành Đại hội Phụ nữ quốc tế.
Đoàn đại biểu Việt Nam đã tham gia tích cực và đóng góp vào thành công của Diễn đàn.
Phát biểu tại phiên khai mạc, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh nêu bật những thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ, khẳng định sẽ song hành cùng các nước để thực hiện mục tiêu cao đẹp của Diễn đàn là bảo vệ và nâng cao vai trò của phụ nữ trên thế giới.
Trong thời gian tham dự Diễn đàn, Phó Chủ tịch nước đã tiếp xúc với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, gặp làm việc với Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga V. Matvienko, Thống đốc Saint Petersburg G.Poltavchenko...
Các nhà lãnh đạo Nga đã bày tỏ chia buồn sâu sắc tại Diễn đàn cũng như trong tiếp xúc riêng về việc Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời; khẳng định coi trọng và sẽ tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga.
Bên lề Diễn đàn, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cũng đã có các cuộc gặp với Trưởng đoàn một số nước đối tác truyền thống của Việt Nam tham dự Diễn đàn như Chủ tịch Quốc hội các nước Serbia, Lào và Phó Chủ tịch Quốc hội các nước Cuba, Armenia, Hungary.
Tại các cuộc gặp, Phó Chủ tịch nước và lãnh đạo các nước đều khẳng định coi trọng và bày tỏ mong muốn tiếp tục củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác tốt đẹp, tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn và tổ chức quốc tế, đáp ứng lợi ích của cả hai bên.
Tại cuộc gặp với Phó Chủ tịch Quốc hội Armenia, hai bên bày tỏ mong muốn và quyết tâm triển khai hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á-Âu để nâng tầm hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư.
Phó Chủ tịch nước khẳng định sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với Armenia để tổ chức thành công Hội nghị cấp cao Pháp ngữ sẽ diễn ra từ ngày 11 đến 12-10 tại Armenia.
Trong cuộc tiếp xúc với Phó Chủ tịch Quốc hội Cuba, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đánh giá cao kết quả quan trọng đạt được trong chuyến thăm Cuba tháng 3-2018 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; bày tỏ tin tưởng các chuyến thăm của Lãnh đạo cấp cao hai nước sẽ góp phần tăng cường hợp tác song phương giữa Việt Nam và Cuba.
Trong tiếp xúc với Chủ tịch Quốc hội Lào, Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện với Lào đang có những bước phát triển mới và đề nghị Lào tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư tại Lào.
Chiều 21-9, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á-Âu lần thứ hai./.
Cuba để quốc tang tưởng niệm Chủ tịch nước Trần Đại Quang  (22/09/2018)
Chương trình sữa học đường: Góp phần cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em  (22/09/2018)
Lãnh đạo các nước chia buồn việc Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần  (22/09/2018)
Liên hợp quốc dành một phút mặc niệm Chủ tịch nước Trần Đại Quang  (22/09/2018)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên