Việt Nam đã sẵn sàng cho sự kiện đối ngoại đặc biệt năm 2018
Hội nghị WEF ASEAN sẽ diễn ra từ ngày 11 đến 13-9 với khoảng 60 phiên họp và hoạt động.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các thành viên Ban Tổ chức đã kiểm tra kịch bản của từng phiên họp, kế hoạch di chuyển các đội hình xe, các hoạt động văn hoá nghệ thuật, các phương án đón tiễn lãnh đạo cấp cao các nước và các tổ chức quốc tế, công tác hướng dẫn, phục vụ phóng viên tác nghiệp, công tác an ninh, y tế và các hoạt động lễ tân, hậu cần khác.
Thủ tướng cũng nghe báo cáo về phương án tổ chức phiên Khai mạc toàn thể Hội nghị WEF ASEAN 2018 và phương án tổ chức Hội nghị Thượng đinh Kinh doanh Việt Nam.
Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho sự kiện WEF ASEAN 2018 đã hoàn tất, sẵn sàng cho các sự kiện của hội nghị. Trong những ngày qua, phía WEF đã cử nhiều chuyên gia sang Việt Nam hỗ trợ và cùng hợp tác tổ chức sự kiện này.
Theo Ban Tổ chức, đến thời điểm này, số lượng đại biểu chính thức đăng ký tham dự WEF ASEAN 2018 là 970 người; cùng với khách mời khác đưa tổng số đại biểu tham dự có thể lên đến gần 1.200 đại biểu. Dự kiến, sẽ có hơn 300 phóng viên trong nước và quốc tế đến đưa tin về sự kiện ngoại giao quan trọng này.
Phát biểu tại buổi làm việc sau khi tổng duyệt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, đây là một trong những hoạt động đối ngoại rất quan trọng của Việt Nam trong năm 2018. Thủ tướng đánh giá cao các tiểu ban đã phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, chủ động và đặc biệt là phối hợp tốt với WEF trong công tác chuẩn bị cho Hội nghị - một sự kiện là cơ hội để khẳng định khát vọng, ước mơ vươn lên tầm cao mới của Việt Nam.
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh công tác truyền thông về các hoạt động liên quan đến sự kiện đối ngoại đặc biệt này. Qua đó, tăng cường nhận thức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức các bộ, ngành, cơ quan liên quan, nhất là các đơn vị tham gia vào công tác tổ chức Hội nghị.
Thủ tướng yêu cầu trong công tác chuẩn bị phải lồng ghép quảng bá, đẩy mạnh truyền thông về hình ảnh, tiềm năng đất nước, con người Việt Nam bởi có đến hàng ngàn người là các nhà lãnh đạo, quan chức và nhân viên, người nước ngoài đến Việt Nam tham dự sự kiện này. Quá trình chuẩn bị cần bố trí sao cho thể hiện được văn hóa Việt Nam, văn hóa ASEAN trong các sự kiện của Hội nghị.
Không chỉ tập trung vào phiên khai mạc, Thủ tướng yêu cầu chú ý tổ chức tốt các phiên họp, thảo luận chuyên đề liên quan đến Hội nghị.
Về Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh, Thủ tướng yêu cầu Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cần hoàn thiện kịch bản, làm tốt các khâu từ hình thức đến nội dung.
Thủ tướng cũng lưu ý công tác lễ tân, đón tiễn tại các địa điểm tổ chức hội nghị, sân bay, khách sạn cần phải được chú trọng, tổ chức thực hiện chu đáo theo nghi thức ngoại giao phù hợp, đồng thời thể hiện văn hóa và tinh thần hiếu khách của người Việt Nam.
Nhấn mạnh yêu cầu “an toàn tuyệt đối” trong quá trình diễn ra Hội nghị, Thủ tướng nêu rõ “đây là nhiệm vụ chính trị của lực lượng Công an, Quân đội”, đồng thời đề nghị các lực lượng liên quan chuẩn bị và triển khai tốt các phương án đảm bảo an ninh, an toàn, đặc biệt là làm tốt việc ngăn ngừa, phòng chống, xử lý tốt, xử lý từ xa các tình huống, hành vi phá hoại của kẻ xấu, các thế lực thù địch.
Bên cạnh đó, công tác y tế và đảm bảo vệ sinh cũng phải được chú ý làm tốt, nhất là khu vực diễn ra Hội nghị, các khách sạn, sân bay, địa điểm lưu trú.
Thủ tướng chỉ đạo các cơ quan, ban ngành liên quan rà soát lại mọi khâu trong công tác chuẩn bị để kịp thời phát hiện những sơ hở, thiếu sót, đảm bảo cho thành công của Hội nghị./.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm thành phố Szentendre của Hungary  (09/09/2018)
Báo Nga nêu bật ý nghĩa chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng  (09/09/2018)
Đồng chí Phạm Minh Chính thăm bà con vùng lũ Mường Lát, Thanh Hóa  (09/09/2018)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gửi điện mừng kỷ niệm Quốc khánh Triều Tiên  (09/09/2018)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay