Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Kiến trúc
Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 26, sáng 11-8, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Kiến trúc. Đây là dự án Luật được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận lần đầu.
Dự án Luật Kiến trúc được bố cục gồm 4 chương, 37 điều.
Đa số các đại biểu tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Kiến trúc theo Tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra sơ bộ của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.
Các đại biểu đồng thời nhấn mạnh việc xây dựng Luật Kiến trúc đã được cơ quan quản lý nhà nước và giới kiến trúc sư đề xuất từ hơn 20 năm trước nhằm khắc phục các hạn chế, khó khăn, vướng mắc, đáp ứng yêu cầu quản lý, phát triển kiến trúc; góp phần hình thành đội ngũ kiến trúc sư có đức, có tài, xây dựng nền kiến trúc Việt Nam hiện đại, giàu bản sắc dân tộc, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế.
Kiến trúc mang tính khoa học, nghệ thuật, sáng tạo ra các sản phẩm là các công trình kiến trúc, môi trường cảnh quan phục vụ con người. Sáng tạo của kiến trúc sư ảnh hưởng rất lớn đến xã hội từ văn hóa đến nguồn lực kinh tế. Các công trình kiến trúc góp phần thể hiện sắc thái văn hóa riêng của mỗi quốc gia, dân tộc.
Do vậy, việc ban hành Luật Kiến trúc là cần thiết, nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước, định hướng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Một số ý kiến cho rằng, để bảo đảm tính khả thi của dự án Luật khi đi vào thực tiễn, cần quy định cụ thể hơn về quản lý kiến trúc, về quy định hành nghề kiến trúc. Đặc biệt, cần nghiên cứu kỹ các nội dung quy định về chứng chỉ hành nghề, tổ chức hành nghề kiến trúc, trách nhiệm quản lý Nhà nước để bảo đảm quy định thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành và phù hợp với thực tiễn; bổ sung các quy định theo hướng làm rõ các đối tượng cần quản lý kiến trúc, tính kết nối của các công cụ quản lý phát triển kiến trúc.
Theo một số đại biểu, dự án Luật quy định về nguyên tắc hoạt động kiến trúc còn đơn giản, chưa bao quát được những yêu cầu nền tảng của kiến trúc như: tính khoa học tính thời đại, truyền thống, đa dạng và thống nhất của không gian kiến trúc, sự hài hòa về văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng, sự phát triển của không gian kiến trúc, vì vậy Ban soạn thảo cần nghiên cứu, bổ sung vào dự án Luật.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình nêu thực tế hiện nay vấn đề kiến trúc đang còn nhiều bất cập, đặc biệt là kiến trúc trong các đô thị trên cả nước như bản sắc không rõ, sáng tạo không mạnh. Trong phạm vi điều chỉnh, hoạt động nghề kiến trúc sư quan trọng nhưng quan trọng hơn là điều chỉnh cả lĩnh vực, ngành về kiến trúc, trong đó có hoạt động của kiến trúc sư. Kiến trúc đứng ở ranh giới giữa nghệ thuật văn hóa và khoa học công nghệ, vì vậy cần phải nhìn ở hai góc độ nghệ thuật và khoa học.
Quy định của dự án Luật đang nghiêng về quản lý kiến trúc nhưng liên quan đến vấn đề nghệ thuật trong kiến trúc, cần làm sao để phát triển sự sáng tạo, hay như về kiến trúc hiện đại, dân tộc chưa được nói rõ trong dự án Luật...
Nhấn mạnh quan điểm kiến trúc phải mang bản sắc và hồn của dân tộc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh kiến trúc mang biểu tượng của mỗi quốc gia, ví dụ như nói đến Việt Nam là nhắc đến Chùa Một Cột, Khuê Văn Các... Kiến trúc là hồn của dân tộc; Luật Kiến trúc là cơ sở pháp lý để hoạt động kiến trúc, quản lý kiến trúc nhưng quan trọng nhất hoạt động kiến trúc phát triển thế nào và quản lý kiến trúc như thế nào để tránh những bất cập.
Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ tờ trình của Chính phủ chưa chỉ ra được những bất cập yếu kém trong hoạt động kiến trúc và công tác quản lý kiến trúc hiện nay; cần bổ sung thêm những quy định về kiến trúc.
Hoạt động kiến trúc đã có 5 nguyên tắc nhưng nội dung đơn giản, chưa bao quát được những yêu cầu nền tảng của kiến trúc như: tính nghệ thuật, tính khoa học tính thời đại, truyền thống, đa dạng và thống nhất của không gian kiến trúc; sự hài hòa về văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng, sự phát triển của không gian kiến trúc, hay phù hợp với điều kiện tự nhiên khí hậu của từng vùng miền...
Quản lý kiến trúc là nội dung rất quan trọng của dự án Luật, Ban soạn thảo cần rà soát, làm cho rõ hơn. Những quy định như: yêu cầu chung về quản lý kiến trúc, kiến trúc khu đô thị, kiến trúc khu phố cổ, kiến trúc nông thôn còn chung chung, chưa chặt chẽ, Ban soạn thảo cần quy định cụ thể hơn.
Đối với việc quy định thành lập Hội đồng Kiến trúc Quốc gia trong dự án Luật, cần tiếp tục nghiên cứu và cân nhắc về sự cần thiết và tính hiệu quả của thiết chế này.
Đặc biệt, phải đánh giá lại vai trò Kiến trúc sư trưởng tại các địa phương và các thành phố lớn, bởi đây là đội ngũ xây dựng thiết chế tư vấn và quản lý kiến trúc chuyên nghiệp và có trách nhiệm, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh./.
Điện mừng nhân dịp Campuchia tổ chức thành công bầu cử Quốc hội  (11/08/2018)
Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục Liên ngành: Chặng đường 10 năm hình thành và phát triển  (11/08/2018)
Bộ Y tế: Rà soát quy trình, thủ tục chuyên môn liên quan đến chẩn đoán, giám định bệnh án tâm thần  (11/08/2018)
Bổ nhiệm hai Thứ trưởng Bộ Công an làm thủ trưởng cơ quan điều tra  (11/08/2018)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay