Chỉ số giá tiêu dùng CPI của cả nước trong tháng Bảy giảm nhẹ
21:14, ngày 29-07-2018
Sáng 29-7, Tổng cục Thống kê công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7-2018 giảm 0,09% so với tháng trước, tăng 4,46% so cùng kỳ năm trước, tăng 2,13% so với tháng 12 năm trước và CPI bình quân bảy tháng đầu năm 2018 tăng 3,45% so với cùng kỳ năm trước.
So với tháng trước, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có tám nhóm hàng tăng là nhóm hàng hóa và dịch vụ có mức tăng cao nhất, tăng 0,56%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,43%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,37%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,26%; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,12%... Có ba nhóm hàng giảm giá là thuốc và dịch vụ y tế giảm 5,85%; giao thông giảm 0,52%; bưu chính viễn thông giảm 0,05%.
Bà Đỗ Thị Ngọc, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá, Tổng cục Thống kê, cho biết các nguyên nhân khiến CPI tháng 7/2018 giảm là do giá gạo giảm 0,8% so với tháng trước bởi các tỉnh phía Bắc đã thu hoạch xong vụ lúa Đông Xuân nên nguồn cung dồi dào và làm cho giá gạo ở các tỉnh phía Bắc giảm so với tháng trước.
Bên cạnh đó, giá gạo xuất khẩu giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10-2017 ở mức 385-395 USD/tấn, giảm từ 10 USD đến 30 USD/tấn làm cho giá gạo trong nước giảm theo.
Cùng đó, giá xăng dầu giảm 1,24% so với tháng trước do ảnh hưởng của đợt giảm giá ngày 22-6 và 23-7. Đồng thời, giá dịch vụ y tế điều chỉnh giảm theo Thông tư 15/2018/TT/BYT ngày 30-5-2018 của Bộ Y tế về việc quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các Bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc khiến chỉ số giá nhóm dịch vụ y tế giảm 7,58%.
Bên cạnh các nguyên nhân làm giảm CPI, còn có một số nguyên nhân làm tăng CPI tháng 7-2018 như giá thịt lợn tiếp tục tăng 3,02% so với tháng trước; từ ngày 01-7 giá gas trong nước điều chỉnh tăng 1.000 đồng/bình 12kg, tăng 0,24% so với tháng 6-2018 do giá gas thế giới bình quân tháng 7-2018 công bố ở mức 562,5 USD/tấn, tăng 2,5 USD/tấn so với tháng trước.
Thời tiết nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện, nước sinh hoạt tăng cũng làm cho chỉ số giá điện sinh hoạt tăng 0,89%, chỉ số giá nước sinh hoạt tăng 0,35% so với tháng trước.
Mức lương cơ sở tăng 90.000 đồng/tháng từ ngày 01-7 theo Nghị quyết số 49/2017/QH14 của Quốc hội ngày 13-11-2017 làm cho chỉ số giá nhóm bảo hiểm y tế tăng 6,33% so với tháng trước.
Cũng trong tháng Bảy, giá vàng thế giới giảm do đồng USD liên tục tăng giá khi Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) khẳng định về kế hoạch nâng lãi suất cơ bản đồng USD 3 tháng/lần. Bình quân giá vàng thế giới đến ngày 24-7-2018 giảm 1,8% so với tháng 6-2018; bình quân tháng 7-2018 giá vàng trong nước giảm 1,57% so với tháng trước, giá vàng dao động quanh mức 3,683 triệu đồng/chỉ vàng SJC.
Đối với chỉ số giá USD, tỷ giá tháng này biến động khá mạnh do đồng USD mạnh hơn các đồng tiền khác sau khi Fed tăng lãi suất lên 0,25 điểm phần trăm lần 2 vào ngày 13-6; cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung; đồng nhân dân tệ của Trung Quốc giảm mạnh kỷ lục so với đồng USD. Theo đó, ngày 23-7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh giá bán USD từ mức 23.050 đồng/USD lên 23.273 đồng/USD để tỷ giá thị trường diễn biến phù hợp với tình hình thị trường trong nước và quốc tế; đồng thời đảm bảo sẵn sàng hỗ trợ thị trường ở mức tỷ giá hợp lý. Giá bình quân ở thị trường tự do tháng Bảy ở mức 23.145 đồng/USD,tăng 0,84% so với tháng trước.
Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) tháng 7-2018 tăng 0,15% so với tháng trước, tăng 1,41% so với cùng kỳ; bảy tháng đầu năm 2018 tăng 1,36% so với cùng kỳ năm trước.
Trong tháng Bảy và bảy tháng đầu năm 2018, lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản. Điều này phản ánh biến động giá do yếu tố thị trường có mức tăng cao, đó là giá lương thực, thực phẩm tươi sống, giá xăng dầu. Lạm phát cơ bản bảy tháng đầu năm 2018 so cùng kỳ ở mức 1,36% phản ánh chính sách tiền tệ vẫn đang được điều hành linh hoạt và ổn định./.
Bà Đỗ Thị Ngọc, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá, Tổng cục Thống kê, cho biết các nguyên nhân khiến CPI tháng 7/2018 giảm là do giá gạo giảm 0,8% so với tháng trước bởi các tỉnh phía Bắc đã thu hoạch xong vụ lúa Đông Xuân nên nguồn cung dồi dào và làm cho giá gạo ở các tỉnh phía Bắc giảm so với tháng trước.
Bên cạnh đó, giá gạo xuất khẩu giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10-2017 ở mức 385-395 USD/tấn, giảm từ 10 USD đến 30 USD/tấn làm cho giá gạo trong nước giảm theo.
Cùng đó, giá xăng dầu giảm 1,24% so với tháng trước do ảnh hưởng của đợt giảm giá ngày 22-6 và 23-7. Đồng thời, giá dịch vụ y tế điều chỉnh giảm theo Thông tư 15/2018/TT/BYT ngày 30-5-2018 của Bộ Y tế về việc quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các Bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc khiến chỉ số giá nhóm dịch vụ y tế giảm 7,58%.
Bên cạnh các nguyên nhân làm giảm CPI, còn có một số nguyên nhân làm tăng CPI tháng 7-2018 như giá thịt lợn tiếp tục tăng 3,02% so với tháng trước; từ ngày 01-7 giá gas trong nước điều chỉnh tăng 1.000 đồng/bình 12kg, tăng 0,24% so với tháng 6-2018 do giá gas thế giới bình quân tháng 7-2018 công bố ở mức 562,5 USD/tấn, tăng 2,5 USD/tấn so với tháng trước.
Thời tiết nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện, nước sinh hoạt tăng cũng làm cho chỉ số giá điện sinh hoạt tăng 0,89%, chỉ số giá nước sinh hoạt tăng 0,35% so với tháng trước.
Mức lương cơ sở tăng 90.000 đồng/tháng từ ngày 01-7 theo Nghị quyết số 49/2017/QH14 của Quốc hội ngày 13-11-2017 làm cho chỉ số giá nhóm bảo hiểm y tế tăng 6,33% so với tháng trước.
Cũng trong tháng Bảy, giá vàng thế giới giảm do đồng USD liên tục tăng giá khi Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) khẳng định về kế hoạch nâng lãi suất cơ bản đồng USD 3 tháng/lần. Bình quân giá vàng thế giới đến ngày 24-7-2018 giảm 1,8% so với tháng 6-2018; bình quân tháng 7-2018 giá vàng trong nước giảm 1,57% so với tháng trước, giá vàng dao động quanh mức 3,683 triệu đồng/chỉ vàng SJC.
Đối với chỉ số giá USD, tỷ giá tháng này biến động khá mạnh do đồng USD mạnh hơn các đồng tiền khác sau khi Fed tăng lãi suất lên 0,25 điểm phần trăm lần 2 vào ngày 13-6; cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung; đồng nhân dân tệ của Trung Quốc giảm mạnh kỷ lục so với đồng USD. Theo đó, ngày 23-7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh giá bán USD từ mức 23.050 đồng/USD lên 23.273 đồng/USD để tỷ giá thị trường diễn biến phù hợp với tình hình thị trường trong nước và quốc tế; đồng thời đảm bảo sẵn sàng hỗ trợ thị trường ở mức tỷ giá hợp lý. Giá bình quân ở thị trường tự do tháng Bảy ở mức 23.145 đồng/USD,tăng 0,84% so với tháng trước.
Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) tháng 7-2018 tăng 0,15% so với tháng trước, tăng 1,41% so với cùng kỳ; bảy tháng đầu năm 2018 tăng 1,36% so với cùng kỳ năm trước.
Trong tháng Bảy và bảy tháng đầu năm 2018, lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản. Điều này phản ánh biến động giá do yếu tố thị trường có mức tăng cao, đó là giá lương thực, thực phẩm tươi sống, giá xăng dầu. Lạm phát cơ bản bảy tháng đầu năm 2018 so cùng kỳ ở mức 1,36% phản ánh chính sách tiền tệ vẫn đang được điều hành linh hoạt và ổn định./.
Thủ tướng thăm mô hình sản xuất rau an toàn tại Lâm Đồng  (29/07/2018)
Lãnh đạo Việt Nam chúc mừng bầu cử Quốc hội Campuchia thành công  (29/07/2018)
Ban Tuyên huấn Khu ủy Khu 5 đón nhận danh hiệu Anh hùng  (29/07/2018)
Việt Nam dự Hội thao quân sự quốc tế Armygames 2018 tại Nga  (29/07/2018)
Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật ba tướng công an, quân đội  (28/07/2018)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay