Thủ tướng trả lời chất vấn về dự án đường tránh sân bay Liên Khương - QL27
23:08, ngày 13-06-2018
TCCSĐT - Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản trả lời chất vấn của Đại biểu Nguyễn Tạo, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng.
Tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV, Đại biểu Nguyễn Tạo, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng có chất vấn Thủ tướng về việc xử lý vốn cho dự án đường tránh sân bay Liên Khương - Quốc lộ 27 để công trình sớm được tiếp tục triển khai thi công nhằm hạn chế tình trạng xuống cấp gây lãng phí cho ngân sách Nhà nước.
Trả lời chất vấn trên, Thủ tướng Chính phủ cho biết, xác định vai trò quan trọng của các tuyến quốc lộ qua địa bàn tỉnh Lâm Đồng, đặc biệt là quốc lộ 27; Chính phủ đã có Tờ trình số 168/TTr-CP ngày 10-5-2018 báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị thông qua phương án sử dụng số vốn 15.000 tỷ đồng từ nguồn vốn dự phòng của Kế hoạch trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 cho các dự án đường sắt quan trọng và các dự án đường bộ quan trọng, cấp bách, trong đó đã bao gồm Quốc lộ 27 đoạn tránh sân bay Liên Khương với kinh phí dự kiến khoảng 193 tỷ đồng để hoàn thành dứt điểm, sớm đưa dự án vào khai thác, phát huy hiệu quả vốn đầu tư.
Sau khi được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định giao vốn và chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải triển khai dự án theo quy định.
Nhiều chính sách thúc đẩy liên kết vùng
Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội Lê Công Đỉnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An về các chính sách thúc đẩy, triển khai liên kết vùng.
Văn bản cho biết, thời gian qua Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã có nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy, triển khai liên kết vùng, kết quả ban đầu đã mang lại với nhiều chuyển biến tích cực.
Cụ thể, về khung khổ pháp lý, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 3 Quyết định về: (i) Thành lập Tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn 2015-2020 (Quyết định số 941/QĐ-TTg ngày 25-6-2015); (ii) Thành lập Ban Chỉ đạo, Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn 2015 - 2020 (Quyết định số 2059/QĐ-TTg ngày 24-11-2015); (iii) Quy chế tổ chức hoạt động và phối hợp của Tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn 2015 - 2020 (Quyết định số 2360/QĐ-TTg ngày 22-12-2015). Gần đây, Luật Quy hoạch đã được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 4 thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2019, theo đó quy hoạch vùng sẽ được lập để phù hợp với quy định của Luật Quy hoạch.
Trên cơ sở bộ máy hoạt động được thành lập, các vùng đã chủ động lên kế hoạch điều phối cho từng vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn 2016 - 2020 và đang triển khai kế hoạch này hàng năm. Các vùng đã có các hoạt động thiết thực, phối hợp cùng nhau trong phát triển kinh tế xã hội, cụ thể: Phối hợp lập danh sách các dự án ưu tiên đầu tư có tính liên vùng (vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc); tổ chức các hội thảo về vấn đề liên kết hậu cần của vùng, liên kết các khu công nghiệp, khu kinh tế (vùng kinh tế trọng điểm miền Trung); thành lập các Tổ điều phối chuyên đề cấp vùng (vùng kinh tế trọng điểm phía Nam); thống nhất thông qua kế hoạch liên kết phối hợp toàn vùng giai đoạn 2016 - 2020 (vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long). Thông qua các hoạt động trên, các vùng và các địa phương đã nâng cao nhận thức rõ rệt về vai trò của liên kết vùng trong phát triển kinh tế - xã hội.
Về thí điểm liên kết vùng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 593/QĐ-TTg ngày 06-4-2016 về Quy chế thí điểm liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 2220/QĐ-TTg ngày 17-11-2016 về kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 593/QĐ-TTg ngày 06-4-2016. Hiện nay, các địa phương và các bộ, ngành đang tích cực triển khai, xây dựng và ban hành kế hoạch hành động để thực hiện các nhiệm vụ được giao để thực hiện liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL, cụ thể trên các lĩnh vực quy hoạch, đầu tư, sản xuất, liên kết ứng phó với biến đổi khí hậu, xúc tiến đầu tư.
Vấn đề về quy hoạch vùng ĐBSCL, ngày 29-4-2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt danh mục Dự án “Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững vùng ĐBSCL” với tổng mức đầu tư là 384,979 triệu USD, vay vốn Ngân hàng Thế giới.
Trả lời chất vấn trên, Thủ tướng Chính phủ cho biết, xác định vai trò quan trọng của các tuyến quốc lộ qua địa bàn tỉnh Lâm Đồng, đặc biệt là quốc lộ 27; Chính phủ đã có Tờ trình số 168/TTr-CP ngày 10-5-2018 báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị thông qua phương án sử dụng số vốn 15.000 tỷ đồng từ nguồn vốn dự phòng của Kế hoạch trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 cho các dự án đường sắt quan trọng và các dự án đường bộ quan trọng, cấp bách, trong đó đã bao gồm Quốc lộ 27 đoạn tránh sân bay Liên Khương với kinh phí dự kiến khoảng 193 tỷ đồng để hoàn thành dứt điểm, sớm đưa dự án vào khai thác, phát huy hiệu quả vốn đầu tư.
Sau khi được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định giao vốn và chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải triển khai dự án theo quy định.
Nhiều chính sách thúc đẩy liên kết vùng
Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội Lê Công Đỉnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An về các chính sách thúc đẩy, triển khai liên kết vùng.
Văn bản cho biết, thời gian qua Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã có nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy, triển khai liên kết vùng, kết quả ban đầu đã mang lại với nhiều chuyển biến tích cực.
Cụ thể, về khung khổ pháp lý, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 3 Quyết định về: (i) Thành lập Tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn 2015-2020 (Quyết định số 941/QĐ-TTg ngày 25-6-2015); (ii) Thành lập Ban Chỉ đạo, Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn 2015 - 2020 (Quyết định số 2059/QĐ-TTg ngày 24-11-2015); (iii) Quy chế tổ chức hoạt động và phối hợp của Tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn 2015 - 2020 (Quyết định số 2360/QĐ-TTg ngày 22-12-2015). Gần đây, Luật Quy hoạch đã được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 4 thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2019, theo đó quy hoạch vùng sẽ được lập để phù hợp với quy định của Luật Quy hoạch.
Trên cơ sở bộ máy hoạt động được thành lập, các vùng đã chủ động lên kế hoạch điều phối cho từng vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn 2016 - 2020 và đang triển khai kế hoạch này hàng năm. Các vùng đã có các hoạt động thiết thực, phối hợp cùng nhau trong phát triển kinh tế xã hội, cụ thể: Phối hợp lập danh sách các dự án ưu tiên đầu tư có tính liên vùng (vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc); tổ chức các hội thảo về vấn đề liên kết hậu cần của vùng, liên kết các khu công nghiệp, khu kinh tế (vùng kinh tế trọng điểm miền Trung); thành lập các Tổ điều phối chuyên đề cấp vùng (vùng kinh tế trọng điểm phía Nam); thống nhất thông qua kế hoạch liên kết phối hợp toàn vùng giai đoạn 2016 - 2020 (vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long). Thông qua các hoạt động trên, các vùng và các địa phương đã nâng cao nhận thức rõ rệt về vai trò của liên kết vùng trong phát triển kinh tế - xã hội.
Về thí điểm liên kết vùng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 593/QĐ-TTg ngày 06-4-2016 về Quy chế thí điểm liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 2220/QĐ-TTg ngày 17-11-2016 về kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 593/QĐ-TTg ngày 06-4-2016. Hiện nay, các địa phương và các bộ, ngành đang tích cực triển khai, xây dựng và ban hành kế hoạch hành động để thực hiện các nhiệm vụ được giao để thực hiện liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL, cụ thể trên các lĩnh vực quy hoạch, đầu tư, sản xuất, liên kết ứng phó với biến đổi khí hậu, xúc tiến đầu tư.
Vấn đề về quy hoạch vùng ĐBSCL, ngày 29-4-2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt danh mục Dự án “Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững vùng ĐBSCL” với tổng mức đầu tư là 384,979 triệu USD, vay vốn Ngân hàng Thế giới.
Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao thực hiện “Đề án phát triển tổng thể kết cấu hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL” nằm trong Hợp phần 1 của Dự án với tổng mức vốn đầu tư của Tiểu dự án 6 là 10,5 triệu USD. Thông qua Đề án này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổ chức lập Quy hoạch vùng ĐBSCL giai đoạn 2021 - 2030 theo phương pháp tích hợp đa ngành. Quy hoạch vùng ĐBSCL mới sẽ tạo ra một khung chiến lược toàn diện cho vùng ĐBSCL, làm cơ sở để triển khai các chương trình, dự án đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng sản xuất cũng như việc khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực trên cơ sở phát huy những tiềm năng, lợi thế của vùng ĐBSCL trong điều kiện biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững. Thời gian hoàn thành quy hoạch theo phương pháp tích hợp đa ngành vùng ĐBSCL dự kiến trong năm 2019.
Trên cơ sở kết quả của Hội nghị về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu ngày 26 và 27-9-2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17-11-2017 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Nghị quyết đã đề cập khá toàn diện các vấn đề mang tính chiến lược, căn bản, lâu dài đối với phát triển ĐBSCL, đưa ra các giải pháp tổng thể về quy hoạch, tổ chức không gian, cơ cấu kinh tế, liên kết vùng và huy động nguồn lực cho phát triển, đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương. Nghị quyết này là cơ sở pháp lý để các bộ, ngành cụ thể hóa bằng kế hoạch hành động cụ thể, giúp việc liên kết Vùng được triển khai hiệu quả và thực chất hơn.
Ngoài ra, hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao xây dựng Nghị định về phát triển vùng kinh tế động lực (theo Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 21-02-2017 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01-11-2016 và Nghị quyết Quốc hội số 24/2016/QH14 ngày 08-11-2016). Nghị định này sẽ tạo thêm cơ chế cho các vùng có điều kiện, lợi thế đặc thù để phát triển kinh tế vùng và thực hiện liên kết vùng.
Bỏ chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 25/2018/QĐ-TTg bãi bỏ Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 07-8-2009 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn.
Các địa phương được sử dụng nguồn kinh phí thực hiện Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg đã được bố trí ổn định trong dự toán chi thường xuyên thời kỳ ổn định ngân sách địa phương 2017 - 2020 để chi trả thay phần ngân sách trung ương hỗ trợ để thực hiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn theo quy định tại Quyết định 579/QĐ-TTg ngày 28-4-2017 của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương thực hiện các chính sách an sinh xã hội giai đoạn 2017 - 2020.
Theo Ủy ban Dân tộc, với nguồn kinh phí được giao, các địa phương đã triển khai xuống các cấp cơ sở để hỗ trợ trực tiếp cho đồng bào nhất là hình thức hỗ trợ tiền mặt. Người dân hộ nghèo đã sử dụng số tiền hỗ trợ để mua sắm những vật dụng cần thiết cho đời sống hoặc những dụng cụ lao động, vật tư để phục vụ cho sản xuất. Đối với các tỉnh lựa chọn hình thức hỗ trợ trực tiếp bằng hiện vật hầu hết đã hỗ trợ theo đúng danh mục hỗ trợ hiện vật như: Giống cây trồng, vật nuôi, thuốc thú y, muối iốt.
Qua 8 năm thực hiện, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn đã hỗ trợ trên 40 triệu lượt người, góp phần thiết thực trong việc cải thiện đời sống của người dân thuộc hộ nghèo và phát triển kinh tế xã hội ở vùng khó khăn. Những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện chính sách có ý nghĩa sâu sắc, tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi nói chung và vùng khó khăn nói riêng.
Tuy nhiên, do những thay đổi về cơ chế chính sách, sự chuyển mình của nền kinh tế, các chính sách theo Quyết định 102/2009/QĐ-TTg không còn phù hợp cần được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Do giai đoạn trước chính sách thiết kế là hỗ trợ trực tiếp bằng hình thức cho không nên chỉ thích hợp trong thời gian ngắn hạn, hiệu quả lâu dài còn hạn chế và thiếu tính bền vững; xuất hiện một bộ phận người dân trông chờ ỷ lại vào chính sách của nhà nước, không có ý thức tự vươn lên thoát nghèo. Chính sách hỗ trợ thực hiện trong thời gian dài, nhưng định mức hỗ trợ không được điều chỉnh, còn quá thấp, chưa đủ mạnh để hỗ trợ phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo ở vùng khó khăn, chưa đạt mục tiêu chính sách đề ra. Hiện nay, bên cạnh chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo vùng khó khăn, đã có các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất khác cho người nghèo vùng khó khăn (Chương trình mục tiêu quốc gia, các chính sách do Ủy ban Dân tộc quản lý...) càng làm cho hiệu quả và ý nghĩa của chính sách hỗ trợ trực tiếp theo Quyết định 102/2009/QĐ-TTg ngày càng không có ý nghĩa trên thực tế.
Chủ trương của Chính phủ hiện nay là rà soát, tích hợp, bãi bỏ chính sách giảm nghèo giai đoạn 2017 - 2020 nhằm giảm chính sách hỗ trợ cho không, tăng chính sách hỗ trợ có điều kiện gắn với đối tượng, địa bàn và thời hạn thụ hưởng, tăng cơ hội tiếp cận chính sách và khuyến khích sự tích cực, chủ động tham gia của người nghèo; ưu tiên tăng nguồn lực đầu tư phát triển vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, huyện nghèo, xã nghèo, xã, thôn bản đặc biệt khó khăn… Từ những yêu cầu này, kết hợp với đề xuất kiến nghị của các địa phương, việc bãi bỏ Quyết định 102 trong giai đoạn này là cần thiết, để lồng ghép nguồn lực thực hiện các chương trình chính sách dân tộc khác, đặc biệt là các chương trình, chính sách đang thực hiện tại vùng đặc biệt khó khăn nhưng chưa được bố trí vốn.
Dành hơn 355,4 tỷ đồng tặng quà cho người có công
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đồng ý ủy quyền Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch nước xem xét tặng quà cho đối tượng người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 71 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27-7-1947 - 27-7-2018).
Mức quà tặng theo phương án trình Chủ tịch nước được chia thành 2 loại: 400.000 đồng và 200.000 đồng.
Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, mức quà 400.000 đồng để tặng quà cho các đối tượng sau:
+ Bà mẹ Việt Nam anh hùng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng và những cá nhân đã có quyết định phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng trước ngày 28-7-2018 nhưng chưa hoàn tất thủ tục hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng.
+ Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng.
+ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng.
+ Thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng; thân nhân của hai liệt sĩ trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.
Mức quà 200.000 đồng để tặng cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 80% trở xuống đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng. Thương binh đang hưởng chế độ mất sức lao động; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 80% trở xuống đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng; đại diện thân nhân liệt sĩ; người thờ cúng liệt sĩ (trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân).
Tổng kinh phí để tặng quà cho đối tượng người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 71 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27-7-1947 - 27-7-2018) là hơn 355,4 tỷ đồng. Khoản kinh phí này đã được bố trí trong kế hoạch Ngân sách Nhà nước năm 2018./.
Trên cơ sở kết quả của Hội nghị về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu ngày 26 và 27-9-2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17-11-2017 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Nghị quyết đã đề cập khá toàn diện các vấn đề mang tính chiến lược, căn bản, lâu dài đối với phát triển ĐBSCL, đưa ra các giải pháp tổng thể về quy hoạch, tổ chức không gian, cơ cấu kinh tế, liên kết vùng và huy động nguồn lực cho phát triển, đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương. Nghị quyết này là cơ sở pháp lý để các bộ, ngành cụ thể hóa bằng kế hoạch hành động cụ thể, giúp việc liên kết Vùng được triển khai hiệu quả và thực chất hơn.
Ngoài ra, hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao xây dựng Nghị định về phát triển vùng kinh tế động lực (theo Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 21-02-2017 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01-11-2016 và Nghị quyết Quốc hội số 24/2016/QH14 ngày 08-11-2016). Nghị định này sẽ tạo thêm cơ chế cho các vùng có điều kiện, lợi thế đặc thù để phát triển kinh tế vùng và thực hiện liên kết vùng.
Bỏ chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 25/2018/QĐ-TTg bãi bỏ Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 07-8-2009 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn.
Các địa phương được sử dụng nguồn kinh phí thực hiện Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg đã được bố trí ổn định trong dự toán chi thường xuyên thời kỳ ổn định ngân sách địa phương 2017 - 2020 để chi trả thay phần ngân sách trung ương hỗ trợ để thực hiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn theo quy định tại Quyết định 579/QĐ-TTg ngày 28-4-2017 của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương thực hiện các chính sách an sinh xã hội giai đoạn 2017 - 2020.
Theo Ủy ban Dân tộc, với nguồn kinh phí được giao, các địa phương đã triển khai xuống các cấp cơ sở để hỗ trợ trực tiếp cho đồng bào nhất là hình thức hỗ trợ tiền mặt. Người dân hộ nghèo đã sử dụng số tiền hỗ trợ để mua sắm những vật dụng cần thiết cho đời sống hoặc những dụng cụ lao động, vật tư để phục vụ cho sản xuất. Đối với các tỉnh lựa chọn hình thức hỗ trợ trực tiếp bằng hiện vật hầu hết đã hỗ trợ theo đúng danh mục hỗ trợ hiện vật như: Giống cây trồng, vật nuôi, thuốc thú y, muối iốt.
Qua 8 năm thực hiện, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn đã hỗ trợ trên 40 triệu lượt người, góp phần thiết thực trong việc cải thiện đời sống của người dân thuộc hộ nghèo và phát triển kinh tế xã hội ở vùng khó khăn. Những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện chính sách có ý nghĩa sâu sắc, tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi nói chung và vùng khó khăn nói riêng.
Tuy nhiên, do những thay đổi về cơ chế chính sách, sự chuyển mình của nền kinh tế, các chính sách theo Quyết định 102/2009/QĐ-TTg không còn phù hợp cần được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Do giai đoạn trước chính sách thiết kế là hỗ trợ trực tiếp bằng hình thức cho không nên chỉ thích hợp trong thời gian ngắn hạn, hiệu quả lâu dài còn hạn chế và thiếu tính bền vững; xuất hiện một bộ phận người dân trông chờ ỷ lại vào chính sách của nhà nước, không có ý thức tự vươn lên thoát nghèo. Chính sách hỗ trợ thực hiện trong thời gian dài, nhưng định mức hỗ trợ không được điều chỉnh, còn quá thấp, chưa đủ mạnh để hỗ trợ phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo ở vùng khó khăn, chưa đạt mục tiêu chính sách đề ra. Hiện nay, bên cạnh chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo vùng khó khăn, đã có các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất khác cho người nghèo vùng khó khăn (Chương trình mục tiêu quốc gia, các chính sách do Ủy ban Dân tộc quản lý...) càng làm cho hiệu quả và ý nghĩa của chính sách hỗ trợ trực tiếp theo Quyết định 102/2009/QĐ-TTg ngày càng không có ý nghĩa trên thực tế.
Chủ trương của Chính phủ hiện nay là rà soát, tích hợp, bãi bỏ chính sách giảm nghèo giai đoạn 2017 - 2020 nhằm giảm chính sách hỗ trợ cho không, tăng chính sách hỗ trợ có điều kiện gắn với đối tượng, địa bàn và thời hạn thụ hưởng, tăng cơ hội tiếp cận chính sách và khuyến khích sự tích cực, chủ động tham gia của người nghèo; ưu tiên tăng nguồn lực đầu tư phát triển vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, huyện nghèo, xã nghèo, xã, thôn bản đặc biệt khó khăn… Từ những yêu cầu này, kết hợp với đề xuất kiến nghị của các địa phương, việc bãi bỏ Quyết định 102 trong giai đoạn này là cần thiết, để lồng ghép nguồn lực thực hiện các chương trình chính sách dân tộc khác, đặc biệt là các chương trình, chính sách đang thực hiện tại vùng đặc biệt khó khăn nhưng chưa được bố trí vốn.
Dành hơn 355,4 tỷ đồng tặng quà cho người có công
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đồng ý ủy quyền Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch nước xem xét tặng quà cho đối tượng người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 71 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27-7-1947 - 27-7-2018).
Mức quà tặng theo phương án trình Chủ tịch nước được chia thành 2 loại: 400.000 đồng và 200.000 đồng.
Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, mức quà 400.000 đồng để tặng quà cho các đối tượng sau:
+ Bà mẹ Việt Nam anh hùng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng và những cá nhân đã có quyết định phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng trước ngày 28-7-2018 nhưng chưa hoàn tất thủ tục hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng.
+ Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng.
+ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng.
+ Thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng; thân nhân của hai liệt sĩ trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.
Mức quà 200.000 đồng để tặng cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 80% trở xuống đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng. Thương binh đang hưởng chế độ mất sức lao động; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 80% trở xuống đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng; đại diện thân nhân liệt sĩ; người thờ cúng liệt sĩ (trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân).
Tổng kinh phí để tặng quà cho đối tượng người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 71 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27-7-1947 - 27-7-2018) là hơn 355,4 tỷ đồng. Khoản kinh phí này đã được bố trí trong kế hoạch Ngân sách Nhà nước năm 2018./.
Bộ trưởng Tô Lâm làm việc với Bình Thuận về bảo đảm an ninh trật tự  (13/06/2018)
Các cơ chế hợp tác ở khu vực Mê Công và sự tham gia của Việt Nam  (13/06/2018)
Việt Nam hoan nghênh kết quả Hội đàm thượng đỉnh Triều Tiên - Hoa Kỳ  (12/06/2018)
Hội nghị thượng đỉnh giữa Mỹ và Triều Tiên thành công tốt đẹp  (12/06/2018)
Tự chủ đại học gắn với nâng cao trách nhiệm giải trình  (12/06/2018)
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên