Việt Nam tham gia diễn tập hải quân Komodo 2018 tại Indonesia
Ngày 05-5, cuộc diễn tập hải quân đa phương do Indonesia tổ chức mang tên Komodo 2018 đã bắt đầu tại đảo Lombok, Tây Nusa Tenggara của Indonesia.
Đây là cuộc diễn tập lần thứ ba kể từ khi bắt đầu vào năm 2014 và được tổ chức hai năm một lần nhằm tăng cường tình hữu nghị, xây dựng lòng tin và nâng cao khả năng phối hợp, hiệp đồng giữa hải quân các nước trong lĩnh vực hỗ trợ nhân đạo và giải quyết các vấn đề an ninh hàng hải.
Phát biểu tại lễ khai mạc cuộc diễn tập, Tư lệnh Hải quân Indonesia, Đô đốc Ade Supandi cho rằng hiện nay, diễn tập để ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống, bao gồm thảm họa nhân đạo, phòng chống thiên tai đang là mối quan tâm chung.
Cuộc diễn tập Komodo 2018 mang chủ đề “Hợp tác ứng phó với thảm họa tự nhiên và hỗ trợ nhân đạo” nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác giữa hải quân các nước khu vực nhằm đạt được những nỗ lực cao nhất để ngăn chặn, ứng phó kịp thời, chuẩn bị sẵn sàng, cảnh báo sớm, giảm nhẹ thiệt hại, cứu hộ khẩn cấp.
Tư lệnh Hải quân Indonesia cùng các Tư lệnh, Phó Tư lệnh, đại diện các nước đã chứng kiến các màn biểu diễn nghệ thuật truyền thống, nhảy dù, trình diễn máy bay và lễ duyệt binh tàu hải quân quốc tế diễn ra ngay sau đó tại khu neo cảng Lembar.
Tham gia màn trình diễn này có 50 tàu các loại của các nước, trong đó có tàu Bệnh viện 561 của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Đại diện hải quân từ 36 nước đã tham dự sự kiện, bao gồm các nước trong và ngoài khu vực như: Malaysia, Singapore, Brunei, Thái Lan, Philippines, Việt Nam, Sri Lanka, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Anh, Hà Lan…
Trong số các nước, Pháp cử tàu tấn công đổ bộ chở trực thăng lớp FS DIXMUDE, tàu hộ vệ SURCOUF, Nhật Bản cử tàu khu trục JSD và Mỹ cử tàu đổ bộ USNS MILIONCKET cùng máy bay tuần thám biển P8 POSEIDON… tham gia diễn tập.
Chiều cùng ngày, đoàn Việt Nam tham gia diễu hành quần chúng cùng đại diện các đoàn, các dân tộc ở khu vực Lombok với những màn biểu diễn văn nghệ đường phố, các điệu múa truyền thống phản ánh đời sống sinh hoạt của người dân địa phương./.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ đón bằng UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại  (06/05/2018)
Giá trị trường tồn của tư tưởng Các Mác  (05/05/2018)
Tư tưởng lỗi lạc của Karl Marx sống mãi  (05/05/2018)
Liên hợp quốc đánh giá Cuba là điển hình trong cuộc chiến chống đói nghèo của thế giới  (05/05/2018)
Romania mong muốn thúc đẩy quan hệ mọi mặt với Việt Nam  (05/05/2018)
Khai mạc Ngày hội Sách châu Âu 2018 tại Hà Nội  (05/05/2018)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên