Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tiếp lãnh đạo Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation và Tập đoàn Prudential
SMBC là cửa ngõ cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tiếp lãnh đạo SMBC.
SMBC là một trong những ngân hàng lớn và lâu đời nhất Nhật Bản, hiện diện tại nhiều nước trên thế giới và có mặt tại Việt Nam từ năm 1994. Hiện SMBC có 2 chi nhánh tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Các chi nhánh của SMBC đều hoạt động hiệu quả, làm ăn có lãi, chất lượng tài sản tốt và không có nợ xấu. Năm 2017, SMBC chi nhánh Hà Nội có tổng tài sản 23,3 nghìn tỷ đồng, lãi ròng 138,9 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu là 0%; trong khi chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh có tổng tài sản 34,9 nghìn tỷ đồng, lãi ròng 152,7 tỷ đồng và cũng không có nợ xấu. Kết quả thanh tra, giám sát cho thấy các chi nhánh SMBC tại Việt Nam đều tuân thủ các tỷ lệ đảm bảo an toàn, không vi phạm quy định pháp luật. SMBC là cổ đông chiến lược của Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) từ năm 2008 và đang nắm giữ 15% vốn điều lệ tại Ngân hàng này.
Thông tin về định hướng hoạt động thời gian tới, ông Shosuke Mori cho biết, SMBC đang chuyển hướng chiến lược mới là chiến lược tập trung châu Á mà Việt Nam là nước quan trọng nhất trong chiến lược này. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang quan tâm đầu tư vào Việt Nam, nhất là nhà đầu tư Nhật Bản, SMBC cam kết hỗ trợ các khoản đầu tư đó.
Theo ông Shosuke Mori, Chính phủ Việt Nam đang cải thiện và sắp xếp lại hệ thống ngân hàng, SMBC muốn tham gia vào quá trình tái cơ cấu và tái cấu trúc ngân hàng tại Việt Nam, phát triển ổn định Ngân hàng Eximbank cũng như giúp đỡ các ngân hàng khác của Việt Nam trong thời gian tới. Là ngân hàng hoạt động toàn cầu, SMBC mong muốn các nhà đầu tư của mình trên thế giới sẽ đầu tư vào Việt Nam, thông qua đó đóng góp nhất định vào nền kinh tế Việt Nam. Với hệ thống quản trị ngân hàng mới, SMBC sẽ đóng góp vào sự phát triển của hệ thống ngân hàng nói chung ở Việt Nam.
Hoan nghênh sự hiện diện của SMBC tại Việt Nam và vai trò tái cơ cấu của SMBC ở Eximbank, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ mong muốn Ngân hàng hiện diện lâu dài, có chiến lược phát triển và tái cơ cấu Eximbank. Phó Thủ tướng hoan nghênh SMBC là kênh dẫn và huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế và là cửa ngõ cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có nhà đầu tư Nhật Bản, vào Việt Nam.
Phó Thủ tướng cho biết, năm 2017 Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua Luật các tổ chức tín dụng. Thủ tướng cũng phê duyệt kế hoạch tái cơ cấu giai đoạn tới, trong đó tập trung cơ cấu lại và nâng cao năng lực các ngân hàng thương mại, đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu thực chất hơn. Tuy kết quả tái cơ cấu lĩnh vực tài chính, ngân hàng đã có kết quả tích cực, nhưng Chính phủ xác định vẫn còn những khó khăn phía trước. Việt Nam là nền kinh tế có độ mở rất lớn, bất cứ một biến động nào ở khu vực và thế giới đều tác động nhanh và trực tiếp đến Việt Nam. Chính phủ tiếp tục chủ trương tăng trưởng nhanh, bền vững trên nền tảng ổn định vững chắc kinh tế vĩ mô, gia tăng khả năng chống chịu của hệ thống ngân hàng với những cú sốc có thể có từ bên ngoài.
Chính phủ cam kết tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước hoạt động, hỗ trợ hết mình cho sự hiện diện của SMBC ở Việt Nam, Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng hoan nghênh đề xuất của SMBC trong việc tham gia tái cơ cấu các ngân hàng khác trong hệ thống ngân hàng, bên cạnh tái cơ cấu Eximbank; đề nghị SMBC tăng cường các dịch vụ ngân hàng phi tín dụng để hoạt động của ngân hàng cân bằng hơn giữa tín dụng và phi tín dụng.
Mong muốn Tập đoàn Prudential tiếp tục đầu tư vào trái phiếu Chính phủ
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tiếp ông Julian Adams, Giám đốc quan hệ Chính phủ và Pháp chế, Thành viên Ban Giám đốc Tập đoàn Prudential.
Tiếp ông Julian Adams, Giám đốc quan hệ Chính phủ và Pháp chế, Thành viên Ban Giám đốc Tập đoàn Prudential, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định Chính phủ Việt Nam sẽ bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, phát triển doanh nghiệp, triển khai các chính sách thu hút đầu tư thuận lợi, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế để bảo đảm các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp Anh đầu tư, kinh doanh lâu dài.
Theo ông Julian Adams, Prudential cam kết hoạt động lâu dài tại Việt Nam. Năm 2019 đánh dấu 20 năm Công ty này hoạt động và trở thành công ty bảo hiểm nhân thọ lớn nhất tại Việt Nam; Prudential mong muốn trở thành “công dân” tốt của Việt Nam.
Ông Julian Adams cho biết, mong muốn của Prudential là bàn thảo cách thức để Việt Nam đối phó với việc già hóa dân số. Prudential sẵn sàng hợp tác, chia sẻ nhu cầu tiết kiệm lâu dài, dài hạn tại Việt Nam. Thị trường Việt Nam có nhiều tiềm năng trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, Prudential cam kết sẽ cùng với Chính phủ khắc phục những thách thức của quá trình già hóa dân số, giảm gánh nặng lên ngân sách quốc gia.
Khẳng định đây là những vấn đề Chính phủ rất quan tâm, Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng nhưng cũng có tốc độ già hóa dân số nhanh, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, Chính phủ Việt Nam đang chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kiểm soát số sinh sang trọng tâm dân số với phát triển bền vững, duy trì tỷ lệ sinh thay thế hợp lý, nhất là ở các đô thị lớn, tỷ lệ sinh thay thế đang giảm đi, đây là điều Chính phủ rất quan ngại. Mặt khác, Chính phủ đang trình Trung ương đề án về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội theo hướng xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng, chính sách bảo hiểm xã hội này sẽ phát huy vai trò của Chính phủ, thị trường và người dân theo nguyên tắc “đóng - hưởng”.
Đề án sẽ trình Trung ương xem xét thông qua vào đầu tháng 5-2018. Nếu được thông qua, đây sẽ là chiến lược phát triển bền vững cho bảo hiểm xã hội nói chung cũng như hệ thống bảo hiểm nhân thọ của các công ty bảo hiểm nói riêng.
Phó Thủ tướng hoan nghênh, đánh giá cao sự phát triển bền vững của Prudential tại Việt Nam, chúc mừng Công ty có bước tăng trưởng trên 20% trong năm 2017, đặc biệt là việc Prudential là nhà đầu tư trái phiếu Chính phủ rất tích cực và có hiệu quả tại Việt Nam. Phó Thủ tướng nói: “Chúng tôi đang tái cơ cấu lại nợ công, một trong những vấn đề quan trọng nhất là phát hành, thu hút nhanh trái phiếu Chính phủ dài hạn”; mong muốn Tập đoàn Prudential tiếp tục đầu tư trong lĩnh vực này, đồng thời phát triển thêm nhiều sản phẩm mới.
Theo Phó Thủ tướng, Chính phủ đang có chiến lược mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội, trong đó có việc người dân tham gia bảo hiểm thông qua các công ty bảo hiểm nhân thọ. Triển vọng của thị trường bảo hiểm Việt Nam, cả phi nhân thọ và nhân thọ còn rất lớn./.
Moskva cáo buộc Mỹ âm mưu can thiệp vào cuộc bầu cử  (05/03/2018)
Kết luận kiểm tra Ban cán sự Đảng Chính phủ về thực hiện nghị quyết  (05/03/2018)
Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Bangladesh  (05/03/2018)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm và làm việc với Báo Nhân dân  (05/03/2018)
Phiên họp toàn thể lần thứ tám Ủy ban Tư pháp của Quốc hội  (05/03/2018)
Bầu cử quốc hội Italy: Liên minh cánh hữu của ông Berlusconi dẫn trước  (05/03/2018)
- Các quốc gia tầm trung trong bối cảnh mới và hàm ý chính sách đối với Việt Nam đến năm 2030
- Vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với việc xây dựng và phát huy nhân tố con người để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
- Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nền kinh tế tự chủ trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay và một số gợi ý cho Việt Nam
- Phát triển tài chính toàn diện trên cơ sở mối quan hệ với công nghệ tài chính và hàm ý chính sách cho Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay