Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh tiếp xúc song phương bên lề ADMM
Chiều 05-02, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã có cuộc gặp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Singapore Ng Eng Heng và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn.
Phát biểu tại cuộc gặp, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Heng đánh giá cao sự đóng góp của Việt Nam đối với các cơ chế hợp tác quân sự-quốc phòng của ASEAN.
Về phía Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh hoan nghênh sự chuẩn bị chu đáo của nước chủ nhà Singapore cho năm ASEAN 2018 đồng thời khẳng định Việt Nam sẽ tích cực ủng hộ Singapore tổ chức thành công các hội nghị quân sự-quốc phòng trong năm 2018, vì lợi ích chung của ASEAN.
Tại cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã chuyển lời thăm hỏi của Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam tới Thượng tướng Thường Vạn Toàn và thông báo Bộ Quốc phòng Việt Nam đang rất tích cực chuẩn bị để tổ chức thành công Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt-Trung lần thứ 5.
Cuộc giao lưu trong năm 2018 sẽ được tổ chức tại Cao Bằng, là địa điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Trung Quốc về nước lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nên chương trình hoạt động dự kiến sẽ rất phong phú mang đậm dấu ấn của lịch sử.
Bên cạnh các mặt hợp tác hiệu quả vốn có, Bộ Quốc phòng Việt Nam mong muốn, tăng cường quan hệ giữa Quân khu 1, Quân khu 2, Quân khu 3 của Việt Nam với Chiến khu miền Nam của Trung Quốc; thúc đẩy hợp tác giữa Học viện Quốc phòng Việt Nam và Đại học Quốc phòng Trung Quốc; cũng như một số học viện, nhà trường của Việt Nam với các đối tác phù hợp của Trung Quốc.
Phát biểu tại cuộc gặp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn cho biết trong năm 2017 quan hệ hai nước đã phát triển tích cực trên nền tảng vốn có. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thăm Trung Quốc và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thăm Việt Nam. Trong các chuyến thăm, hai bên đã nhất trí được nhiều nội dung hợp tác nhằm phát triển hơn nữa quan hệ Việt-Trung trong thời gian tới.
Thượng tướng Thường Vạn Toàn nhấn mạnh rằng việc Việt Nam là nước đầu tiên Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đi thăm sau thành công của Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc thể hiện việc Trung Quốc rất coi trọng quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước, hai Quân đội.
Thượng tướng Thường Vạn Toàn cho rằng trong năm 2018, quan hệ hai nước nói chung và quan hệ giữa hai quân đội sẽ ngày càng tốt đẹp hơn, duy trì được đà phát triển bằng việc hiện thực hóa các nội dung hợp tác mà lãnh đạo cấp cao hai bên đã thống nhất như tiếp tục trao đổi đoàn cấp cao để thảo luận các vấn đề cùng quan tâm.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc bày tỏ mong muốn hai bên tiếp tục phối hợp làm sâu sắc hơn Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt-Trung, trước mắt tổ chức tốt cuộc giao lưu lần thứ 5 sắp tới, để cơ chế hợp tác này ngày càng đạt hiệu quả thiết thực.
Thượng tướng Thường Vạn Toàn khẳng định đã được tổ chức 4 lần, Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt-Trung năm sau đều có nội dung phong phú hơn năm trước, đóng góp quan trọng cho quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước, hai Quân đội, xây dựng biên giới an ninh, hòa bình, hợp tác và phát triển; mang đậm phong cách, hiệu quả của các nhà lãnh đạo hai nước hiện nay, những người đã nối nghiệp được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông.
Tại cuộc gặp, Thượng tướng Thường Vạn Toàn cũng đã gửi lời thăm hỏi tốt đẹp tới Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch./.
Triều Tiên xác nhận ông Kim Yong-nam sẽ đến Hàn Quốc  (05/02/2018)
Binh chủng Tăng thiết giáp kỷ niệm 50 năm ra quân đánh thắng trận đầu  (05/02/2018)
Nga cảnh báo về các biện pháp trả đũa trừng phạt đối với Mỹ  (05/02/2018)
Quyết định kỷ luật cán bộ  (05/02/2018)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên