Xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới
22:53, ngày 02-02-2018
Ngày 02-02-2018, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chỉ đạo Đề án Trung ương 7 tổ chức Hội nghị tham gia ý kiến dự thảo Đề án “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Trưởng ban Chỉ đạo Đề án chủ trì hội nghị.
Tham dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Bí thư, Phó Bí thư của 21 Tỉnh, Thành ủy các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.
Phát biểu tại hội nghị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cách đây 20 năm (năm 1997) với những điều kiện thực tiễn khác với giai đoạn hiện nay. Thực tiễn cho thấy, bộ máy các cấp đang có sự chồng chéo, nhiều tầng nấc, hoạt động kém hiệu quả. Trước nhiệm vụ, tình hình mới, đòi hỏi Đảng phải sớm có nghị quyết mới về công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Qua đó, cần có các giải pháp, quan điểm mới để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới hiện nay.
Phân tích các yếu tố, đặc điểm tác động trong nước và khu vực đến công tác cán bộ, bộ máy hiện nay so với 20 năm trước, đồng chí Phạm Minh Chính cho rằng: Công tác cán bộ như một dây chuyền sản xuất, sau 20 năm mặc dù vẫn còn đầy đủ song có thể thấy dây chuyền ấy đã lạc hậu từ tuyển dụng, bồi dưỡng, giáo dục, quy hoạch, bổ nhiệm, chế độ chính sách… Do đó, đòi hỏi dây chuyền ấy phải được thay đổi để có những sản phẩm phù hợp với điều kiện thực tiễn. Từ thực tiễn 20 năm qua, cần đánh giá đầy đủ những gì làm được, chưa làm được, nguyên nhân để có giải pháp phù hợp; trên cơ sở đó hoàn chỉnh đề cương đề án trình Hội nghị Trung ương 7 sắp tới.
Đối với các nội dung của đề cương thuộc Đề án, đồng chí Phạm Minh Chính cho biết: Trọng tâm định hướng lớn của Đề án này là công tác cán bộ và cán bộ cấp chiến lược. Qua các hội nghị trước còn có nhiều ý kiến khác nhau, vì vậy các đại biểu cần tập trung cho ý kiến về các vấn đề này. Nếu xây dựng được đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược tốt thì sẽ giúp cho việc xây dựng cán bộ cấp dưới tốt.
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, cho ý kiến về nội dung, bố cục, đối tượng, thời gian của dự thảo Đề án. Các ý kiến tham luận đánh giá cao ý nghĩa đặc biệt quan trọng, cấp thiết của việc xây dựng Đề án trình Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII). Đề cương Đề án đã được chuẩn bị khoa học, nghiêm túc, toàn diện, đề xuất được nhiều nội dung mới về mục tiêu, quan điểm, giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược.
Thống nhất cao các nội dung của Đề án, đồng chí Tất Thành Cang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: Cần có cơ chế khen thưởng cũng như giám sát đối với người giới thiệu nhân sự kế cận. Nếu nhân sự giới thiệu công tác tốt, thể hiện được năng lực công tác nên xem xét có hình thức biểu dương, khen thưởng cho người giới thiệu. Ngược lại, nếu cán bộ đó có năng lực kém, cần xem xét lại trách nhiệm người giới thiệu. Qua đó, mới khuyến khích tìm kiếm, lựa chọn được người tài, khắc phục vấn đề “lợi ích nhóm” trong đề bạt cán bộ.
Nhấn mạnh đến vai trò của công tác quy hoạch, đào đạo bồi dưỡng cán bộ, đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng cho rằng, muốn có đội ngũ cán bộ lãnh đạo tốt, cán bộ chiến lược tốt, đòi hỏi phải làm tốt công tác cán bộ. Bên cạnh đó, để có đội ngũ cán bộ chiến lược có chất lượng cao, cần chú trọng công tác đào tạo từ môi trường đào tạo, chương trình, hình thức đào tạo, tuổi đời đào tạo và phải có chất lượng thực chất. Mặt khác, cần sớm nghiên cứu ban hành quy chế, quy định về phát hiện người tài, có tố chất lãnh đạo; tạo môi trường cho cán bộ được thể hiện tài năng, năng lực của mình./.
Phát biểu tại hội nghị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cách đây 20 năm (năm 1997) với những điều kiện thực tiễn khác với giai đoạn hiện nay. Thực tiễn cho thấy, bộ máy các cấp đang có sự chồng chéo, nhiều tầng nấc, hoạt động kém hiệu quả. Trước nhiệm vụ, tình hình mới, đòi hỏi Đảng phải sớm có nghị quyết mới về công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Qua đó, cần có các giải pháp, quan điểm mới để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới hiện nay.
Phân tích các yếu tố, đặc điểm tác động trong nước và khu vực đến công tác cán bộ, bộ máy hiện nay so với 20 năm trước, đồng chí Phạm Minh Chính cho rằng: Công tác cán bộ như một dây chuyền sản xuất, sau 20 năm mặc dù vẫn còn đầy đủ song có thể thấy dây chuyền ấy đã lạc hậu từ tuyển dụng, bồi dưỡng, giáo dục, quy hoạch, bổ nhiệm, chế độ chính sách… Do đó, đòi hỏi dây chuyền ấy phải được thay đổi để có những sản phẩm phù hợp với điều kiện thực tiễn. Từ thực tiễn 20 năm qua, cần đánh giá đầy đủ những gì làm được, chưa làm được, nguyên nhân để có giải pháp phù hợp; trên cơ sở đó hoàn chỉnh đề cương đề án trình Hội nghị Trung ương 7 sắp tới.
Đối với các nội dung của đề cương thuộc Đề án, đồng chí Phạm Minh Chính cho biết: Trọng tâm định hướng lớn của Đề án này là công tác cán bộ và cán bộ cấp chiến lược. Qua các hội nghị trước còn có nhiều ý kiến khác nhau, vì vậy các đại biểu cần tập trung cho ý kiến về các vấn đề này. Nếu xây dựng được đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược tốt thì sẽ giúp cho việc xây dựng cán bộ cấp dưới tốt.
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, cho ý kiến về nội dung, bố cục, đối tượng, thời gian của dự thảo Đề án. Các ý kiến tham luận đánh giá cao ý nghĩa đặc biệt quan trọng, cấp thiết của việc xây dựng Đề án trình Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII). Đề cương Đề án đã được chuẩn bị khoa học, nghiêm túc, toàn diện, đề xuất được nhiều nội dung mới về mục tiêu, quan điểm, giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược.
Thống nhất cao các nội dung của Đề án, đồng chí Tất Thành Cang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: Cần có cơ chế khen thưởng cũng như giám sát đối với người giới thiệu nhân sự kế cận. Nếu nhân sự giới thiệu công tác tốt, thể hiện được năng lực công tác nên xem xét có hình thức biểu dương, khen thưởng cho người giới thiệu. Ngược lại, nếu cán bộ đó có năng lực kém, cần xem xét lại trách nhiệm người giới thiệu. Qua đó, mới khuyến khích tìm kiếm, lựa chọn được người tài, khắc phục vấn đề “lợi ích nhóm” trong đề bạt cán bộ.
Nhấn mạnh đến vai trò của công tác quy hoạch, đào đạo bồi dưỡng cán bộ, đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng cho rằng, muốn có đội ngũ cán bộ lãnh đạo tốt, cán bộ chiến lược tốt, đòi hỏi phải làm tốt công tác cán bộ. Bên cạnh đó, để có đội ngũ cán bộ chiến lược có chất lượng cao, cần chú trọng công tác đào tạo từ môi trường đào tạo, chương trình, hình thức đào tạo, tuổi đời đào tạo và phải có chất lượng thực chất. Mặt khác, cần sớm nghiên cứu ban hành quy chế, quy định về phát hiện người tài, có tố chất lãnh đạo; tạo môi trường cho cán bộ được thể hiện tài năng, năng lực của mình./.
Phát triển Đảng ở Trường Sa (02/02/2018)
- Các giải pháp trọng tâm, đột phá bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và hai con số những năm tiếp theo
- Thanh tra Chính phủ nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tình hình mới
- Phương hướng và giải pháp trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp - Bước chuẩn bị quan trọng để Quảng Bình cùng đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới
- Quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lê-nin về quần chúng nhân dân với tư cách động lực của phát triển lịch sử và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam