Việt Nam - Lào quyết tâm xây dựng Nhà Quốc hội Lào bảo đảm chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật và an toàn
20:50, ngày 26-01-2018
TCCSĐT - Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Lào từ ngày 25-01 đến ngày 27-01-2018, chiều 25-01 tại Thủ đô Viêng Chăn, Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Xây dựng Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Quản lý dự án xây dựng Nhà Quốc hội mới của Lào do đồng chí Suenesavanh Vignaket, Tổng Thư ký Quốc hội Lào, Trưởng Ban quản lý Dự án, làm Trưởng đoàn.
Đây là Công trình quà tặng của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam dành cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Lào.
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Somphanh Phengkhammy, Trưởng Ban Chỉ đạo của Lào Dự án Nhà Quốc hội Lào tham dự và chỉ đạo buổi làm việc. Tham dự còn có Tham tán Công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Lào Nguyễn Thanh Tùng và đại diện một số bộ ngành liên quan của Lào.
Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Somphanh Phengkhammy đánh giá cao chuyến công tác, làm việc tại Lào của Đoàn; bày tỏ sự cảm ơn chân thành, sâu sắc đối với món quà vô giá mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam anh em đã dành tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào, đồng thời nhấn mạnh, Nhà Quốc hội Lào mới sẽ là biểu tượng của mối quan hệ hữu nghị và sự hợp tác toàn diện giữa hai Ðảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào và sẽ trở thành tài sản vô giá để các thế hệ con cháu hai nước tiếp tục gìn giữ, học tập và nghiên cứu.
Bộ trưởng Phạm Hồng Hà khẳng định, Bộ Xây dựng sẽ làm hết sức mình với quyết tâm chính trị cao nhất để làm tốt trách nhiệm mà Đảng, Chính phủ Việt Nam giao cho, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan của Lào xây dựng công trình Nhà Quốc hội mới của Lào, bảo đảm tiến độ đề ra, với kiến trúc thể hiện đậm đà bản sắc văn hóa Lào, bảo đảm công năng cho các hoạt động của Quốc hội, với chất lượng phục vụ tốt nhất, xứng tầm là trụ sở làm việc của cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân Lào và là biểu tượng sinh động của mối quan hệ đặc biệt hai nước.
Tại buổi làm việc, hai bên đã thảo luận và thống nhất về cơ chế phối hợp, phạm vi công việc liên quan đến dự án xây dựng Nhà Quốc hội Lào. Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm được giao theo Hiệp định, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo xây dựng Nhà Quốc hội Lào của Việt Nam và Ban Chỉ đạo xây dựng Nhà Quốc hội mới của Lào. Hai bên thống nhất cùng nỗ lực thực hiện hiện đầu tư xây dựng Nhà Quốc hội Lào bảo đảm chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn công trình theo dự án, thiết kế được cấp có thẩm quyền của Việt Nam và Lào phê duyệt; phấn đấu bàn giao công trình vào cuối năm 2020. Hai bên cũng thống nhất các vấn đề liên quan đến quyền, nhiệm vụ và cơ chế phối hợp giữa các bên; các thỏa thuận khác liên quan đến vấn đề thi công, sử dụng vật tư, vật liệu xây dựng…
Kết thúc buổi làm việc, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà và Tổng Thư ký Quốc hội Lào Suenesavanh Vignaket ký Thỏa thuận giữa Bộ Xây dựng Việt Nam và Ban Quản lý Dự án xây dựng Nhà Quốc hội mới của Lào về cơ chế phối hợp, phạm vi công việc liên quan đến Dự án xây dựng Nhà Quốc hội Lào để làm cơ sở triển khai thực hiện trên thực tiễn.
Với diện tích mặt bằng 23.400m2, nằm ngay cạnh Thatluang Thạt Luổng, địa điểm thiêng liêng, biểu tượng cho sự đoàn kết của đất nước Lào ở trung tâm Thủ đô Viêng Chăn, Dự án xây dựng Nhà quốc hội mới của Lào dự kiến có số vốn đầu tư xây dựng khoảng 100 triệu USD. Công trình này đã được khởi công xây dựng tháng 11-2017 tại tại Bản Thatluang, quận Saysettha, Thủ đô Viêng Chăn./.
Bộ trưởng Phạm Hồng Hà khẳng định, Bộ Xây dựng sẽ làm hết sức mình với quyết tâm chính trị cao nhất để làm tốt trách nhiệm mà Đảng, Chính phủ Việt Nam giao cho, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan của Lào xây dựng công trình Nhà Quốc hội mới của Lào, bảo đảm tiến độ đề ra, với kiến trúc thể hiện đậm đà bản sắc văn hóa Lào, bảo đảm công năng cho các hoạt động của Quốc hội, với chất lượng phục vụ tốt nhất, xứng tầm là trụ sở làm việc của cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân Lào và là biểu tượng sinh động của mối quan hệ đặc biệt hai nước.
Tại buổi làm việc, hai bên đã thảo luận và thống nhất về cơ chế phối hợp, phạm vi công việc liên quan đến dự án xây dựng Nhà Quốc hội Lào. Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm được giao theo Hiệp định, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo xây dựng Nhà Quốc hội Lào của Việt Nam và Ban Chỉ đạo xây dựng Nhà Quốc hội mới của Lào. Hai bên thống nhất cùng nỗ lực thực hiện hiện đầu tư xây dựng Nhà Quốc hội Lào bảo đảm chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn công trình theo dự án, thiết kế được cấp có thẩm quyền của Việt Nam và Lào phê duyệt; phấn đấu bàn giao công trình vào cuối năm 2020. Hai bên cũng thống nhất các vấn đề liên quan đến quyền, nhiệm vụ và cơ chế phối hợp giữa các bên; các thỏa thuận khác liên quan đến vấn đề thi công, sử dụng vật tư, vật liệu xây dựng…
Kết thúc buổi làm việc, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà và Tổng Thư ký Quốc hội Lào Suenesavanh Vignaket ký Thỏa thuận giữa Bộ Xây dựng Việt Nam và Ban Quản lý Dự án xây dựng Nhà Quốc hội mới của Lào về cơ chế phối hợp, phạm vi công việc liên quan đến Dự án xây dựng Nhà Quốc hội Lào để làm cơ sở triển khai thực hiện trên thực tiễn.
Với diện tích mặt bằng 23.400m2, nằm ngay cạnh Thatluang Thạt Luổng, địa điểm thiêng liêng, biểu tượng cho sự đoàn kết của đất nước Lào ở trung tâm Thủ đô Viêng Chăn, Dự án xây dựng Nhà quốc hội mới của Lào dự kiến có số vốn đầu tư xây dựng khoảng 100 triệu USD. Công trình này đã được khởi công xây dựng tháng 11-2017 tại tại Bản Thatluang, quận Saysettha, Thủ đô Viêng Chăn./.
Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho tập thể Đội tuyển U23 Việt Nam  (26/01/2018)
Đoàn Ban tổ chức Trung ương thăm tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc  (26/01/2018)
Lào đánh giá cao tiến độ triển khai dự án xây nhà Quốc hội mới  (26/01/2018)
Thủ tướng tiếp xúc song phương bên lề Hội nghị ASEAN-Ấn Độ  (26/01/2018)
Họp mặt kỷ niệm 68 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt-Trung  (26/01/2018)
Hội thảo khoa học về 50 năm Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân  (26/01/2018)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm