Ban Tổ chức Hội nghị APPF 26 tiến hành họp định kỳ lần thứ ba
Ngày 15-12, tại Nhà Quốc hội, Ban Tổ chức Hội nghị thường niên lần thứ 26, Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương (Hội nghị APPF 26) tổ chức cuộc họp định kỳ lần thứ ba với sự tham dự của đông đảo đại diện các tiểu ban: Nội dung và Ban thư ký; thông tin tuyên truyền; lễ tân và hậu cần; an ninh và y tế, cùng Ban thư ký APEC 2017 và các đơn vị liên quan.
Sau khi nghe đại diện các tiểu ban báo cáo về tiến độ thực hiện các nhiệm vụ được giao, các đại biểu thảo luận những nội dung liên quan, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Trưởng Ban Tổ chức Hội nghị thường niên lần thứ 26, Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương đánh giá cao tinh thần làm việc trách nhiệm của các thành viên tiểu ban.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh Hội nghị thường niên lần thứ 26 Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương diễn ra ngay sau thành công của Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 và Hội nghị này là sự kiện các nhà lập pháp của khu vực châu Á - Thái Bình Dương tham gia bày tỏ sự ủng hộ, hưởng ứng trong việc hoạch định chính sách để thực hiện Tuyên bố Đà Nẵng. Do đó, các tiểu ban cần tập trung cao độ, thực hiện các công việc phải triển khai cho công tác tổ chức Hội nghị thường niên lần thứ 26 Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương, nhất là công tác thông tin tuyên truyền trước, trong và sau Hội nghị cần được tiến hành kịp thời, với nhiều ý tưởng sáng tạo, góp phần quảng bá rộng rãi hình ảnh đất nước, qua đó thể hiện sức lan tỏa, hiệu quả của hoạt động đối ngoại Việt Nam.
Thời gian chuẩn bị cho Hội nghị không còn nhiều, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị các tiểu ban cần gấp rút chuẩn bị, phối hợp thật tốt với các đơn vị, rà soát, chuẩn bị những công việc cần thiết để Hội nghị thường niên lần thứ 26 Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương diễn ra thành công, bảo đảm tuyệt đối về an ninh, an toàn, góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh Việt Nam và Quốc hội Việt Nam.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng lưu ý các tiểu ban cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa, chủ động và tích cực hơn nữa trong nghiên cứu, đánh giá tình hình, tăng cường trao đổi thông tin để Hội nghị thường niên lần thứ 26 Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương thành công trên tất cả các mặt nội dung, lễ tân, tổ chức, vật chất hậu cần, truyền thông...
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng nêu rõ các hoạt động văn hóa nghệ thuật, triển lãm... nhân dịp Hội nghị thường niên lần thứ 26 Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương là điểm nhấn, thể hiện tinh hoa văn hóa cũng như sự chu đáo, tinh tế của nước chủ nhà, đồng thời là cơ hội quảng bá hình ảnh năng động, đổi mới, hiện đại của Việt Nam.
Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương được thành lập từ năm 1993, với sự tham gia của 27 nghị viện thành viên, trong đó có Nghị viện của một số nước lớn như Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc... nhằm tăng cường đối thoại giữa các nghị sỹ trong khu vực về các vấn đề an ninh, chính trị, hợp tác kinh tế, thương mại và văn hóa nhằm góp phần giải quyết những vấn đề khu vực, đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, phát triển bền vững và thịnh vượng cho toàn khu vực. Đây cũng là diễn đàn mở cho tất cả các nghị viện và nghị sỹ các quốc gia trong khu vực.
Dự kiến Hội nghị thường niên lần thứ 26, Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương được tổ chức tại thủ đô Hà Nội từ ngày 18 đến 20-01-2018 với chủ đề chung “Quan hệ đối tác nghị viện vì hòa bình, sáng tạo và phát triển bền vững”.
Trong khuôn khổ Hội nghị thường niên lần thứ 26 Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương sẽ diễn ra phiên họp của nữ Nghị sỹ thúc đẩy bình đẳng giới vì sự phát triển bền vững và thịnh vượng chung, các phiên thảo luận toàn thể về chính trị và an ninh, kinh tế và thương mại, các vấn đề hợp tác phát triển khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thảo luận các vấn đề chung của Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương./.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình chúc mừng đồng bào Công giáo, tín đồ Tin lành  (15/12/2017)
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với việc phát triển nguồn nhân lực quản lý giáo dục ở Việt Nam  (15/12/2017)
Bảo đảm chăm sóc y tế cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở Việt Nam  (15/12/2017)
Phát huy vai trò báo chí trong tuyên truyền chính sách, pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế  (15/12/2017)
Thượng tướng Nguyễn Văn Được tái đắc cử Chủ tịch Hội Cựu chiến binh  (15/12/2017)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên