APEC 2017 - Cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế với thế giới
22:26, ngày 18-10-2017
Ngày 17-10, tại trung tâm báo chí của hãng thông tấn Regnum ở thủ đô Moskva, Quỹ hỗ trợ nghiên cứu khoa học “Ý tưởng Á-Âu” đã phối hợp với Hãng thông tấn Regnum tổ chức Hội thảo bàn tròn với chủ đề “APEC 2017 - Hướng đến Việt Nam".
Sự kiện đã được tường thuật trực tiếp trên trang web và kênh YouTube của Regnum, thu hút đông đảo người quan tâm theo dõi.
Tham dự sự kiện có khoảng 30 đại biểu là đại diện của Bộ Ngoại giao Nga, các cơ quan hữu quan của Nga, các nhà kinh tế, các chuyên gia đầu ngành về khu vực châu Á - Thái Bình Dương, các doanh nghiệp, sinh viên Nga chuyên ngành quan hệ quốc tế, các sinh viên Việt Nam đang theo học tại Nga và một số cơ quan truyền thông của Nga và Việt Nam.
Trong hơn 2 giờ đồng hồ, các đại biểu tham dự đã cùng thảo luận về mục đích và nhiệm vụ của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu - Á-Thái Bình Dương (APEC) - 2017, về triển vọng phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam - Nga, về vai trò của Nga ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cũng như về vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và nền kinh tế thế giới, qua đó đưa ra những khuyến nghị nhằm tăng cường hiệu quả của hợp tác Nga - Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực và trong khuôn khổ APEC thời gian tới.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ tịch Hội đồng chuyên gia Quỹ hỗ trợ nghiên cứu khoa học “Ý tưởng Á - Âu,” ông Grigiry Trofimtruk, nhấn mạnh Việt Nam đang đóng vai trò quan trọng không chỉ trong khu vực mà còn trong tiến trình địa chính trị toàn cầu. Việc tổ chức Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu-Á-Thái Bình Dương (APEC) - 2017 là cơ hội để Việt Nam khẳng định với thế giới những thành công đã đạt được thời gian vừa qua, cho thấy sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế trong bối cảnh xuất hiện nhiều mối đe doạ bất ổn như hiện nay.
Trong bài phát biểu về vai trò của APEC, bà Tatiana Flegontova, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu APEC thuộc Học viện kinh tế và quản lý hành chính quốc gia trực thuộc Tổng thống Nga cho biết APEC quan trọng bởi là một diễn đàn đối thoại kinh tế phi chính trị, là nơi các công ty của nhiều quốc gia tìm kiếm thông tin nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Nga cũng đang tích cực hoạt động trong khuôn khổ APEC, coi đây là chìa khóa cho tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế.
Trong khi đó, Chuyên viên cấp cao Vụ châu Á 3 thuộc Bộ Ngoại giao Nga, ông Igor Bayazov, đơn vị nghiên cứu về hợp tác của Nga tại châu Á - Thái Bình Dương, khẳng định cách tiếp cận ngoại giao của Nga trong khu vực này không thay đổi, tiếp tục mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác với Việt Nam.
Kết thúc hội thảo, các đại biểu đã thông qua kết luận với 3 điểm khuyến nghị nêu rõ: Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu-Á-Thái Bình Dương (APEC) - 2017 diễn ra vào tháng 11 năm nay tại Việt Nam sẽ là giai đoạn mới cho quá trình hội nhập quốc tế, góp phần quan trọng vào việc tăng cường an ninh kinh tế và sự ổn định toàn cầu; Các nền kinh tế thành viên APEC cần tận dụng tối đa các cơ hội tại hội nghị lần này để đạt được các mục tiêu đặt ra và có tính đến bối cảnh địa chính trị hiện nay; Quan hệ chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Nga là một trong những thành phần cơ bản trong khuôn khổ APEC và chính sách hướng Đông của Nga, đặc biệt là ở Đông Nam Á.
Kết luận cũng khẳng định Hội nghị cấp cao APEC năm nay có sự tham gia của lãnh đạo nhiều quốc gia, đáng chú ý là Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump, đã cho thấy vai trò và vị thế của Việt Nam trong bối cảnh tình hình quốc tế đang biến chuyển đáng kể, và rằng Việt Nam đang không chỉ là một nhân tố quan trọng trong khu vực mà còn trên trường quốc tế./.
Tham dự sự kiện có khoảng 30 đại biểu là đại diện của Bộ Ngoại giao Nga, các cơ quan hữu quan của Nga, các nhà kinh tế, các chuyên gia đầu ngành về khu vực châu Á - Thái Bình Dương, các doanh nghiệp, sinh viên Nga chuyên ngành quan hệ quốc tế, các sinh viên Việt Nam đang theo học tại Nga và một số cơ quan truyền thông của Nga và Việt Nam.
Trong hơn 2 giờ đồng hồ, các đại biểu tham dự đã cùng thảo luận về mục đích và nhiệm vụ của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu - Á-Thái Bình Dương (APEC) - 2017, về triển vọng phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam - Nga, về vai trò của Nga ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cũng như về vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và nền kinh tế thế giới, qua đó đưa ra những khuyến nghị nhằm tăng cường hiệu quả của hợp tác Nga - Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực và trong khuôn khổ APEC thời gian tới.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ tịch Hội đồng chuyên gia Quỹ hỗ trợ nghiên cứu khoa học “Ý tưởng Á - Âu,” ông Grigiry Trofimtruk, nhấn mạnh Việt Nam đang đóng vai trò quan trọng không chỉ trong khu vực mà còn trong tiến trình địa chính trị toàn cầu. Việc tổ chức Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu-Á-Thái Bình Dương (APEC) - 2017 là cơ hội để Việt Nam khẳng định với thế giới những thành công đã đạt được thời gian vừa qua, cho thấy sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế trong bối cảnh xuất hiện nhiều mối đe doạ bất ổn như hiện nay.
Trong bài phát biểu về vai trò của APEC, bà Tatiana Flegontova, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu APEC thuộc Học viện kinh tế và quản lý hành chính quốc gia trực thuộc Tổng thống Nga cho biết APEC quan trọng bởi là một diễn đàn đối thoại kinh tế phi chính trị, là nơi các công ty của nhiều quốc gia tìm kiếm thông tin nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Nga cũng đang tích cực hoạt động trong khuôn khổ APEC, coi đây là chìa khóa cho tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế.
Trong khi đó, Chuyên viên cấp cao Vụ châu Á 3 thuộc Bộ Ngoại giao Nga, ông Igor Bayazov, đơn vị nghiên cứu về hợp tác của Nga tại châu Á - Thái Bình Dương, khẳng định cách tiếp cận ngoại giao của Nga trong khu vực này không thay đổi, tiếp tục mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác với Việt Nam.
Kết thúc hội thảo, các đại biểu đã thông qua kết luận với 3 điểm khuyến nghị nêu rõ: Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu-Á-Thái Bình Dương (APEC) - 2017 diễn ra vào tháng 11 năm nay tại Việt Nam sẽ là giai đoạn mới cho quá trình hội nhập quốc tế, góp phần quan trọng vào việc tăng cường an ninh kinh tế và sự ổn định toàn cầu; Các nền kinh tế thành viên APEC cần tận dụng tối đa các cơ hội tại hội nghị lần này để đạt được các mục tiêu đặt ra và có tính đến bối cảnh địa chính trị hiện nay; Quan hệ chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Nga là một trong những thành phần cơ bản trong khuôn khổ APEC và chính sách hướng Đông của Nga, đặc biệt là ở Đông Nam Á.
Kết luận cũng khẳng định Hội nghị cấp cao APEC năm nay có sự tham gia của lãnh đạo nhiều quốc gia, đáng chú ý là Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump, đã cho thấy vai trò và vị thế của Việt Nam trong bối cảnh tình hình quốc tế đang biến chuyển đáng kể, và rằng Việt Nam đang không chỉ là một nhân tố quan trọng trong khu vực mà còn trên trường quốc tế./.
Thực hiện pháp luật về quản lý biên giới quốc gia trên đất liền của Bộ đội Biên phòng trong tình hình mới  (18/10/2017)
Hội nghị chuyên đề: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”  (18/10/2017)
Hội nghị chuyên đề: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”  (18/10/2017)
Cấp ủy các cấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc thực hiện công tác giám sát trong Đảng  (18/10/2017)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên