Các quan chức APEC đối thoại về các hiệp định thương mại tự do
Hơn 200 đại biểu gồm các quan chức cao cấp APEC, đại diện các nền kinh tế, giới học giả và cộng đồng doanh nghiệp đã tham dự.
Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao, Chủ tịch SOM APEC 2017 Bùi Thanh Sơn đồng chủ trì cuộc họp Nhóm bạn của Chủ tịch về Kết nối. Cuộc họp đã cập nhật tiến độ thực hiện các sáng kiến nhằm triển khai Kế hoạch tổng thể về kết nối của APEC, trong đó có kết quả của Đối thoại chính sách cao cấp về du lịch bền vững tại thành phố Hạ Long tháng 6 vừa qua; cập nhật Bản hướng dẫn về phát triển và đầu tư cơ sở hạ tầng chất lượng; tiến triển của Mạng lưới dịch vụ cảng biển APEC; văn bản tổng kết các thông lệ tốt của Kế hoạch kết nối APEC... Các đại biểu cũng lắng nghe Ban Thư ký ASEAN chia sẻ kinh nghiệm triển khai Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN 2025.
Tăng cường kết nối là một trong những quan tâm hàng đầu của các nền kinh tế APEC nhằm tạo thêm những động lực mới cho tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực sâu rộng hơn, nâng cao tính bao trùm, hướng tới hình thành một châu Á-Thái Bình Dương gắn kết chặt chẽ, kết nối toàn diện và tổng thể vào năm 2025.
Hướng tới mục tiêu này, năm 2014, các nhà lãnh đạo APEC đã nhất trí hình thành khuôn khổ APEC về kết nối, bao gồm các cam kết dài hạn của APEC nhằm tăng cường kết nối khu vực trên cả ba trụ cột: Cơ sở hạ tầng, thể chế và con người. Đến năm 2015, các thành viên đã đề ra lộ trình tổng thể về kết nối APEC giai đoạn 2015-2025.
Lộ trình được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy triển khai các chiến lược tăng trưởng của APEC, cải thiện chất lượng mạng lưới giao thông vận tải khu vực, giảm chi phí giao dịch, nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực; tăng cường sự phối hợp và hợp tác giữa các chương trình kết nối ở khu vực, thúc đẩy tự do thương mại, gắn kết tài chính và kết nối con người, vì phát triển chung của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tại buổi đối thoại, các thành viên chia sẻ quan điểm, kinh nghiệm trong đàm phán, ký kết và thực thi các RTA/FTA. Phát biểu khai mạc Đối thoại, Chủ tịch SOM APEC 2017 Bùi Thanh Sơn khẳng định APEC là "nền tảng tốt nhất để thảo luận về các FTA/RTA."
Hiện nay, các thành viên APEC tham gia tổng cộng 165 FTA/RTA, trong đó có 62 Hiệp định là giữa các thành viên APEC.
Chủ tịch SOM cũng nhấn mạnh những lợi ích từ RTA/FTA đóng vai trò rất quan trọng trong tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế cũng như thương mại và đầu tư trong khu vực.
APEC đang phấn đấu hoàn thành các Mục tiêu Bogor về tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại và đầu tư vào năm 2020 cũng như triển khai các bước chuẩn bị hướng tới thành lập Khu vực thương mại tự do toàn châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP).
RTA/FTA đang mang lại nhiều lợi ích to lớn về tăng trưởng kinh tế, tiếp cận thị trường, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách của các thành viên. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế khu vực và toàn cầu hiện nay, dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể tranh thủ tối đa các lợi ích kinh tế-xã hội của RTA/FTA, đồng thời giảm những bất lợi từ chi phí điều chỉnh, sự gia tăng bất bình đẳng thu nhập...
Trong tình hình đó, việc APEC tiến hành chia sẻ thông tin, trao đổi kinh nghiệm và thảo luận chính sách về đàm phán và ký kết RTA/FTA là hết sức hữu ích và cần thiết để cùng nhau phát triển kinh tế, ổn định xã hội và chia sẻ thịnh vượng chung trong toàn khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nhóm công tác của APEC sẽ bước vào Hội nghị SOM 3 trong hai ngày 29 và 30-8./.
Tăng cường hợp tác giữa hai Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhật Bản  (27/08/2017)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang gửi điện mừng tới Tổng thống Moldova  (27/08/2017)
Triển khai các biện pháp ứng phó bão số 7  (27/08/2017)
Tưng bừng lễ hội giao lưu văn hóa Việt Nam-Hàn Quốc tại Seoul  (27/08/2017)
SEA Games 29: Đề cao đóng góp của mỗi vận động viên tại Đại hội  (27/08/2017)
Xung lực mới trong quan hệ giữa Việt Nam với Indonesia và Myanmar  (27/08/2017)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên